VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG CÓ MIKHAIL GORBACHEV LẪN BORIS YELTSIN?
Không phải tới bây giờ những người tranh đấu cho tự do, dân chủ cho Việt Nam mới hy vọng chuyện một Mikhail Gorbachev, hay một Boris Yeltsin sẽ xuất hiện tại VN. Những nhân vật cộng sản như Nguyễn Văn Linh, Trần Xuân Bách đã được nói đến từ thập niên 90s. Kế đó là cố Thủ Tướng VC Võ Văn Kiệt.
Và hiện nay, cuối năm 2011 đầu năm 2012, là Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cuối cùng, mọi người đều thấy rõ đây chỉ là chuyện hy vọng để mà hy vọng!Như mọi người đều biết, tháng 12 năm 2011 đánh dấu 20 năm Liên Bang Xô Viết (LBXV) sụp đổ. Thông tín viên đài VOA André de Nasnera tường thuật rằng những cải cách trong nước của ông Mikhail Gorbachev, lãnh tụ cuối cùng của Xô Viết, góp phần vào việc tan rã Liên Bang Xô Viết.
Mikhail Gorbachev nổi lên như một nhà lãnh đạo LBXV vào đầu năm 1985 ở tuổi 54, ông là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính Trị, cơ cấu đã bầu ông lên nắm quyền lực.
Cựu Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Tướng Brent Scowcroft, cho biết trước đó tại LBXV những nhà lãnh đạo lớn tuổi liên tục kế tiếp nhau nắm giữ quyền lực.
Tướng Brent Scowcroft nói: “Do đó, theo tôi nghĩ, ông Gorbachev được đưa ra để thúc đẩy hệ thống. Và chính xác như thế, chúng tôi không biết. Và tôi không chắc ông làm được.”
Trong 6 năm kế tiếp, ông Gorbachev đưa ra một loạt cải cách trong nước đã thay đổi tận gốc rễ LBXV.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Moscow, Thomas Pickering nói: “Điều ông nỗ lực làm là phân tích xem nước Nga đi về đâu và cố gắng lèo lái tình hình như cầm cương cưỡi ngựa vậy – nhưng ngựa đâu chẳng thấy, lại thấy ông ở vào thế cưỡi cọp.”
Cải cách của ông Gorbavhev ảnh hưởng đến tất cả mọi bộ phận của xã hội. Bao gồm cả việc cởi trói cho báo chí và trả tự do cho các tù chính trị và những nhà bất đồng chính kiến đang bị tù và lưu đày trong nước.
Tướng Brent Scowcroft nói: “Ông không phải là một nhà dân chủ, nhưng ông cố gắng để hệ thống vận hành hiệu quả hơn và giảm bớt áp bức và đàn áp”.
Tuy nhiên, một định chế ông Gorbachev thất bại không cải tổ được Đảng Cộng Sản Xô Viết và trong hàng ngũ của đảng – cùng giới lãnh đạo trong quận đội và KGB – những nhân vật cứng rắn âm mưu tổ chức cuộc đảo chánh chống ông Gorbachev vào tháng 8 năm 1991. Tuy nhiên cuộc đảo chánh thất bại. Tướng Brent Scowcroft nói: “Đây là một âm mưu đảo chánh không hiệu quả, không được hoạch định cẩn thận và không được thi hành cẩn thận.”
Đại sứ Pickering đồng ý: “Giới lãnh đạo quá sa sút. Theo những cách thức đó, lề lối suy nghĩ của họ quá thủ cựu và không sáng suốt nữa”.
LBXV sụp đổ 4 tháng sau cuộc đảo chánh thất bại. Và Tướng Brent Scowcroft nói, việc này giúp cho ông Boris Yeltsin, một đối thủ của ông Gorbachev – đương cự với ông Gorbachev. Tướng Brent Scowcroft nói:“Bây giờ phải làm cách nào để tiêu diệt ông Gorbachev? Bạn phải lôi LBXV ra khỏi tay ông ấy. Và theo tôi, sự cáo chung của LBXV, về phương diện kỹ thuật, phần lớn là vì ông Gorbachev không còn thực quyền nữa”.
Nhiều chuyên gia cho rằng ông Gorbachev đã giải phóng những lực ông không còn kềm chế nổi những lực dẫn đến sự tan rã của LBXV vào ngày 25 tháng 12 năm 1991, sau khi ông Gorbachev từ chức Chủ Tịch LBXV.
Một chi tiết cũng không kém quan trọng trong sự tan rã LBXV là vào ngày 8-12-1991, các nhà lãnh đạo của 3 nước cộng hòa “người slave” là Russia, Ukraine, Bielorussia căn cứ trên việc họ là những nước sáng lập viên của LBXV (URSS) vào năm 1922, đã họp nhau lại để ký kết một thỏa hiệp về việc giải tán LBXV. Một trong 3 người này là Boris Yeltsin, vào năm 1987 là Bí thư Thành ủy Moscow, vì phát biểu nhiều quan niệm đối nghịch với Gorbachev đã bị ông này đẩy ra khỏi chức Bí thư Thành ủy Moscow. Năm 1989, Boris Yeltsin tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Liên Xô, sau đó ứng cử và đắc cử vào Quốc Hội Liên bang Nga. Tháng 6 năm 1991, Boris Yeltsin đắc cử chức Tổng Thống Cộng Hoà Liên bang Nga với hơn 58 triệu phiếu bầu. Chính Boris Yeltsin là người đã ủng hộ Gorbachev chống lại cuộc đảo chánh do các tay bảo thủ giáo điều hạng nặng cầm đầu muốn quay về tình trạng cũ của LBXV. Sở dĩ Boris Yeltsin ủng hộ Gorbachev là đối thủ chính trị của mình bởi vì nước Nga là 1 trong 15 nước Cộng Hòa của Liên Xô. Nhóm đảo chánh mà thành công thì số phận của Yeltsin cũng chẳng khác gì Gorbachev. Sau cuộc đảo chánh tháng 8-1991, Gorbachev chỉ là cái xác chết chính trị chưa chôn, phải công nhận sự độc lập của 3 nước Cộng Hòa vùng Baltic. Sau đó, Boris Yeltsin đã “xé” LX ra nhiều mảnh nhỏ. Khi Yeltsin và các nước Cộng Hoà trong LBXV lập ra Cộng đồng Thịnh vượng chung thì đó là lúc khai tử LBXV.
Có thể nói với Mikhail Gorbachev, đảng Cộng sản Liên Xô đã có những nỗ lực đển cứu vãn chế độ bằng các chính sách “cải tổ cơ cấu” (perestroika) và “trong sáng” (glasnost). Nhưng ông Mikhail Gorbachev và đảng CSLX không biết là đang làm công việc giải thể chế độ cộng sản.
Sự tự do và chính trị đã tháo “van” cho những sự phản kháng. Nếu như chính chế độ đó đã chỉ trích bệnh giấy tờ, bệnh lãng phí và bệnh tham nhũng, dân chúng còn chờ gì mà chẳng ùa theo.
Sự tự do ngôn luận cũng đã cho phép người ta nói đến những tội ác dưới thời Stalin. Sự tự do kinh doanh đã thúc đẩy việc tạo dựng các xí nghiệp vì tư lợi, thúc đẩy sự tiêu thụ. Nhưng không phải trong một sớm một chiều một xã hội bị chỉ huy gần ¾ thế kỷ có thể thích ứng hoàn toàn với chế độ cởi mở: Những đòi hỏi quá mạnh đã đưa LBXV đến chỗ tan vỡ!
Gorbachev đã cắt cái cành cây cộng sản ra khỏi cái gốc nước Nga, nhưng tiếc thay, ông ta lại ngồi phía ngoài nhánh cây. Chính Gorbachev đã cưa cái nhánh cây cộng sản và khi nó gãy, ông ta cùng rơi với nó.
*
Vào thập niên 90s, những chính trị gia VN “lạc quan” và “dễ tính” thường nói đến “một Gorbachev của Việt Nam” khi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh của đảng CSVN đưa ra chính sách “cởi trói” này nọ. Sau đó là những Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt và gần đây là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. Nhưng tất cả đều tịt ngòi khi có những tài liệu tiết lộ cho biết vào thập niên 90s, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã đến Thành Đô “triều kiến” Giang Trạch Dân để nhận chỉ thị của “thiên triều”. Và những việc làm mới đây của những người lãnh đạo đảng CSVN đón rước “Thái Tử” Tập Cận Bình, kẻ sẽ thừa kế ngôi vị của Hồ Cẩm Đào trong tương lai với lá cờ Trung Cộng với 6 ngôi sao cho thấy đảng CSVN đã hoàn toàn lệ thuộc vào đảng Cộng Sản Trung Quốc.
“Ngày 14 tháng 6 năm 2011, Văn khố Quốc Gia (National Archeves) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải toả (declassify) 7.000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người tan thành mây khói. Sau đó National Security Archeve ở George Washington University đưa ra thêm 28.000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa 2 Ngoại Trưởng Henry Kissinger vàChu Ân Lai cũng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hoà và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.
… Tài liệu cũng cho thấy TC đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh VN. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi VNCH để cho CSVN chiếm cả nước và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngỏ Đông Nam Á và Biển Đông cho TC tạo ảnh hưởng… Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, TC đưa hải quân đánh Hoàng Sa. Hải quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.”
Những trích đoạn trên được tác giảHoàng Duy Hùng viết trong bài “Sau 40 năm bí mật”, cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi của nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả dân chúng Hoa Kỳ và Quốc Hội.
*
Qua phần trình bày trên, cho thấy chúng ta không nên tin tưởng gì ở chuyện sẽ có “một Gorcbachev” hay “một Boris Yeltsin” ở Việt Nam; bởi vì những kẻ lãnh đạo đảng CSVN đã bị bọn “thiên triều” Trung Cộng “niệt” những chiếc vòng kim cô trên đầu của bọn chúng.Tôn Ngộ Không phải quỳ lạy như tế sao để xin Đường Tam Tạng ngừng niệm kinh cho cái vòng kim cô thôi siết cứng vào cái đầu khỉ của nó như thế nào thì bọn lãnh đạo Đảng CSVN cũng phải làm y như thế đối với bọn “thiên triều” TC!
Bọn lãnh đạo CSVN nó đã hèn và khốn nạn như thế thì còn mong gì thằng nào sẽ trở thành Gorbachev để “cải tổ cơ cấu” và “trong sáng”, nói gì đến một Boris Yeltsin là người đã tuyên bố: “Đảng cộng sản không thể thay đổi mà phải thay thế!”
“Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của VN trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thiếu một trong hai yếu tố này nguy cơ mất nước của VN rất là gần kề”.
Xin mượn câu kết bài “Sau 40 năm bí mật” của tác giả Hoàng Duy Hùng để kết thúc bài viết này.
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Kết quả vụ nầy: Xém chút nữa là Tướng Vĩnh cũng nếm mùi “nghỉ mát theo “biện pháp hành chánh” như chị Minh Hằng!
2/” VN xã nghĩa nay không còn nữa”, đả chánh thức là ” An Nam đô hộ phủ”, là sắc dân thiểu số thứ năm trong Đại Hán quốc.
Xin lỗi vì không nhịn được phải văng tục.