Trong lúc bạo lực vẫn tiếp diễn tại Syria với 23 người bị bắn chết trong ngày hôm qua thứ Bảy 03/12/2011, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ đồng tỏ ra lo ngại trước những nguy cơ bất ổn toàn diện.
Trong cuộc họp báo tại Ankara, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố là ông và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul có cùng một quan điểm là « mất kiên nhẫn » trước tình trạng đàn áp thô bạo tại Syria. Mục tiêu của hai nước là Damas « phải ngừng giết dân và Bachar al- Assad phải ra đi ».
Washington và Ankara cùng lên án "Chế độ al-Asad là nguyên nhân gây bất ổn tại Syria, và còn có khả năng kéo cả khu vực vào vòng xung đột tín ngưỡng giữa các hệ phái Hồi giáo khác nhau".
Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang cho tạm cư 7.500 người tỵ nạn Syria, tố cáo Damas kích động tổ chức Kurdistan ly khai tấn công vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa Ankara ủng hộ đối lập Syria. Tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một hệ phái Hồi giáo thân với hệ phái A-la-oui , nắm đặc quyền tại Damas.
Tối hậu thư mới của Liên đoàn Ả Rập
Cũng trong ngày hôm qua , Liên đoàn Ả Rập họp tại Doha đã ra thêm một tối hậu thư, kỳ hạn cho Syria cho đến hết ngày Chủ nhật hôm nay phải chấp thuận để Liên đoàn gởi quan sát viên sang theo dõi tình hình. Nếu không , nhiều biện pháp cấm vận mới sẽ được thi hành.
Tạm thời, Liên Đoàn Ả rập cấm 19 quan chức chính quyền Syria du hành sang các nước Ả rập. Tài sản của họ bị phong tỏa. Trong số 19 nhân vật này có Bộ trưởng Quốc phòng và một doanh nhân anh em chú bác của Tổng thống al-Assad, kiểm soát hầu hết lãnh vực kinh doanh nhà nước .
Liên đoàn Ả rập cũng sắp công bố danh sách các doanh nghiệp bị trừng phạt vì bị xem là đóng góp tài chính cho các phương tiện đàn áp dân. Kể từ ngày 15/12/2011 tới đây, các đường bay đến và đi từ Damas cũng sẽ bị giảm phân nửa.
Trong cuộc họp báo tại Ankara, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố là ông và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul có cùng một quan điểm là « mất kiên nhẫn » trước tình trạng đàn áp thô bạo tại Syria. Mục tiêu của hai nước là Damas « phải ngừng giết dân và Bachar al- Assad phải ra đi ».
Washington và Ankara cùng lên án "Chế độ al-Asad là nguyên nhân gây bất ổn tại Syria, và còn có khả năng kéo cả khu vực vào vòng xung đột tín ngưỡng giữa các hệ phái Hồi giáo khác nhau".
Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang cho tạm cư 7.500 người tỵ nạn Syria, tố cáo Damas kích động tổ chức Kurdistan ly khai tấn công vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa Ankara ủng hộ đối lập Syria. Tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một hệ phái Hồi giáo thân với hệ phái A-la-oui , nắm đặc quyền tại Damas.
Tối hậu thư mới của Liên đoàn Ả Rập
Cũng trong ngày hôm qua , Liên đoàn Ả Rập họp tại Doha đã ra thêm một tối hậu thư, kỳ hạn cho Syria cho đến hết ngày Chủ nhật hôm nay phải chấp thuận để Liên đoàn gởi quan sát viên sang theo dõi tình hình. Nếu không , nhiều biện pháp cấm vận mới sẽ được thi hành.
Tạm thời, Liên Đoàn Ả rập cấm 19 quan chức chính quyền Syria du hành sang các nước Ả rập. Tài sản của họ bị phong tỏa. Trong số 19 nhân vật này có Bộ trưởng Quốc phòng và một doanh nhân anh em chú bác của Tổng thống al-Assad, kiểm soát hầu hết lãnh vực kinh doanh nhà nước .
Liên đoàn Ả rập cũng sắp công bố danh sách các doanh nghiệp bị trừng phạt vì bị xem là đóng góp tài chính cho các phương tiện đàn áp dân. Kể từ ngày 15/12/2011 tới đây, các đường bay đến và đi từ Damas cũng sẽ bị giảm phân nửa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét