Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đi 3 nước Trung đông – Qatar, A-rập Xê-út, Liên hiệp các Tiểu vương A-rập – giữa lúc có những lo ngại các biện pháp siết chặt trừng phạt của quốc tế lên ngành dầu hỏa của Iran có thể ảnh hưởng đến lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc.
Hình: Reuters
Chi tiết đầy đủ của chuyến đi 6 ngày tại 3 nước Trung đông của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vẫn chưa đầy đủ, nhưng nhiều người nghĩ rằng mục đích hàng đầu của chuyến đi là nhằm bảo đảm các nguồn cung cấp dầu để đáp ứng nhu cầu khát dầu rất lớn của Trung Quốc không bị ảnh hưởng.
Kinh tế phát triển của Trung Quốc tùy thuộc vào số dầu nhập khẩu, trong đó 11% là của Iran.
Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ thuyết phục Trung Quốc – nước mua dầu thô nhiều nhất của Iran – hãy giảm số lượng mua, một phần của nỗ lực quốc tế nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.
Không biết có thuyết phục được hay không nhưng các giới chức Trung Quốc nhiều lần chỉ trích các cố gắng “đơn phương” của Hoa Kỳ nhằm áp đặt thêm trừng phạt lên Iran.
Tuy nhiên, đa số các chuyên viên, trong đó có ông Christian Koch thuộc Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh Ba Tư, nói nếu Trung Quốc hợp tác với Hoa Kỳ trong tương lai thì Trung Quốc sẽ dựa một phần vào lời bảo đảm của các nước vùng Vịnh là các nước này sẵn sàng bán thêm dầu của họ cho Trung Quốc.
Chính các nước sản xuất dầu ở vùng Vịnh cũng ngày càng lo sợ trước tham vọng hạt nhân của Iran.
Mới đây, A-rập Xê-út tuyên bố họ đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của thế giới nếu các biện pháp trừng phạt mới của quốc tế khiến dầu Iran không đưa ra được bên ngoài. Về điểm này, chuyên viên Koch nói:
“Người A-rập Xê-út phải chứng minh sự linh hoạt của mình để bàn về chuyện họ có thể tăng thêm lượng dầu bán cho Trung Quốc, và đó là điều mà Thủ tướng Trung Quốc đang đi tìm.”
Trước đây, Trung Quốc nhiều lần chống đối chuyện can thiệp của nước ngoài, nhưng cuối cùng họ cũng ủng hộ cuộc nổi dậy ở Libya năm ngoái.
Theo ông Shaun Breslin, giáo sư môn chính trị và nghiên cứu quốc tế của trường đại học Warwick , sự ủng hộ đó có nghĩa là trong tương lai Trung Quốc có thể chọn thái độ tương tự:
“Họ muốn chứng tỏ là một nước lớn có trách nhiệm và họ hiểu rằng nếu họ hành động thiếu trách nhiệm, họ sẽ gặp các tác động tiêu cực cho các mục tiêu kinh tế khác của họ.”
Bên cạnh áp lực của Hoa Kỳ, chuyến đi của ông Ôn Gia Bảo đến vùng Vịnh còn do những lời đe dọa đóng eo biển Hormuz mới đây của Iran nếu Iran bị trừng phạt thêm.
Gần 20% số dầu buôn bán trên thế giới đi ngang qua eo biển chiến lược này, trong đó hết 1/3 là dầu bán cho Trung Quốc.
Để giải quyết phần nào vấn đề này, Trung Quốc có thể liên doanh để xây dựng một cơ sở lọc dầu tại vùng Biển Đỏ của A-rập Xê-út; và nếu có cơ sở này, các tàu chở dầu khỏi phải đi qua ngả eo biển Hormuz.
Các giới chức Trung Quốc xác nhận ông Ôn Gia Bảo sẽ không dừng chân ở Iran trong chuyến đi này.
Kinh tế phát triển của Trung Quốc tùy thuộc vào số dầu nhập khẩu, trong đó 11% là của Iran.
Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ thuyết phục Trung Quốc – nước mua dầu thô nhiều nhất của Iran – hãy giảm số lượng mua, một phần của nỗ lực quốc tế nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.
Không biết có thuyết phục được hay không nhưng các giới chức Trung Quốc nhiều lần chỉ trích các cố gắng “đơn phương” của Hoa Kỳ nhằm áp đặt thêm trừng phạt lên Iran.
Tuy nhiên, đa số các chuyên viên, trong đó có ông Christian Koch thuộc Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh Ba Tư, nói nếu Trung Quốc hợp tác với Hoa Kỳ trong tương lai thì Trung Quốc sẽ dựa một phần vào lời bảo đảm của các nước vùng Vịnh là các nước này sẵn sàng bán thêm dầu của họ cho Trung Quốc.
Chính các nước sản xuất dầu ở vùng Vịnh cũng ngày càng lo sợ trước tham vọng hạt nhân của Iran.
Mới đây, A-rập Xê-út tuyên bố họ đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của thế giới nếu các biện pháp trừng phạt mới của quốc tế khiến dầu Iran không đưa ra được bên ngoài. Về điểm này, chuyên viên Koch nói:
“Người A-rập Xê-út phải chứng minh sự linh hoạt của mình để bàn về chuyện họ có thể tăng thêm lượng dầu bán cho Trung Quốc, và đó là điều mà Thủ tướng Trung Quốc đang đi tìm.”
Trước đây, Trung Quốc nhiều lần chống đối chuyện can thiệp của nước ngoài, nhưng cuối cùng họ cũng ủng hộ cuộc nổi dậy ở Libya năm ngoái.
Theo ông Shaun Breslin, giáo sư môn chính trị và nghiên cứu quốc tế của trường đại học Warwick , sự ủng hộ đó có nghĩa là trong tương lai Trung Quốc có thể chọn thái độ tương tự:
“Họ muốn chứng tỏ là một nước lớn có trách nhiệm và họ hiểu rằng nếu họ hành động thiếu trách nhiệm, họ sẽ gặp các tác động tiêu cực cho các mục tiêu kinh tế khác của họ.”
Bên cạnh áp lực của Hoa Kỳ, chuyến đi của ông Ôn Gia Bảo đến vùng Vịnh còn do những lời đe dọa đóng eo biển Hormuz mới đây của Iran nếu Iran bị trừng phạt thêm.
Gần 20% số dầu buôn bán trên thế giới đi ngang qua eo biển chiến lược này, trong đó hết 1/3 là dầu bán cho Trung Quốc.
Để giải quyết phần nào vấn đề này, Trung Quốc có thể liên doanh để xây dựng một cơ sở lọc dầu tại vùng Biển Đỏ của A-rập Xê-út; và nếu có cơ sở này, các tàu chở dầu khỏi phải đi qua ngả eo biển Hormuz.
Các giới chức Trung Quốc xác nhận ông Ôn Gia Bảo sẽ không dừng chân ở Iran trong chuyến đi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét