Trần Khải
Câu chuyện là muôn đời như thế: khi có quyền lực, là vơ vét. Và thời đạị này, biểu hiện quyền lực của cán bộ là xe hơi xịn. Bản tin sau đây sẽ lược dịch từ báo Los Angeles Times về tình hình cán bộ Cộng Sản Trung Quốc mê xe hơi xịn, nghe cũng hệt như chuyện tại Việt Nam.
Câu chuyện là muôn đời như thế: khi có quyền lực, là vơ vét. Và thời đạị này, biểu hiện quyền lực của cán bộ là xe hơi xịn. Bản tin sau đây sẽ lược dịch từ báo Los Angeles Times về tình hình cán bộ Cộng Sản Trung Quốc mê xe hơi xịn, nghe cũng hệt như chuyện tại Việt Nam.
Cán bộ TQ yêu thích những chiếc xe hơi của họ -- to lớn, kiểu cọ, đắt tiền. Một chiếc xe màu sôcôla mang hiệu Bentley trị giá 560,000 đôla phóng trên đường phố Bắc Kinh với bảng số xe đăng bộ ở Zhongnanhai, tổng hành dinh của Đảng CSTQ. Công an vũ trang, những người có nhiệm vụ đàn áp biểu tình, có cùng kiểu xe Bentley màu xanh da trời.
Y hệt như chuyện chạy đua lâm chiến, phe quân đội TQ có một chiếc xe hiệu Maserati bán tại TQ với giá 530,000 đôla.
Wang Yukai, một giáo sư Học Viện Công Quyền Trung Quốc tại Bắc Kinh, người trong nhiều năm kêu gọi hạn chế xe hơi cán bộ, nói, “Tham nhũng trên xe hơi là một mô tả chính xác của tệ nạn này.”
Những chiếc xe hơi xịn đang trở thành mục tiêu cho công chúng nổi giận đối với giai cấp thống trị mới này.
Trang bị với các máy ảnh từ điện thoại di động, những người TQ giận dữ bắt đầu phóng lên hình ảnh của các xe hơi cán bộ sang trọng -- nhận ra bằng bảng số xe của họ -- trên một trang blog có tên là Chống Xe Hơi Xịn Cán Bộ thiết lập từ tháng 8-2011. Sở Kiểm Duyệt TQ đã đóng cửa một địa chỉ đầu tiên của trang blog này.
Chính phủ không phổ biến số liệu, nhưng các phân tích gia kỹ nghệ xe hơi nói rằng tiền xài cho xe hơi vượt hơn 15 tỷ đôla/năm, trong khi một số học giả tin rằng con số thật phải cao hơn nhiêù lần.
Cho dù là con số ước lượng thấp nhất, thì cũng đã cao hơn ngân sách giành cho chương trình gia cư cho các hộ có lương thấp, hay chương tình nghiên cứu và phát triển khoa học.
Khỏi cần nói tới ngân sách cho xe buýt nhà trường.
Nỗi giận càng tăng sau một loạt tai nạn bi thảm các tháng mới đây liên hệ tới các xe buýt chở học sinh quá tải. Trường hợp nặng nhất là khi 21 em học sinh mẫu giáo chết ở tỉnh Gansu hồi tháng 11-2011 trong một xe van giành cho 9 hành khách nhưng lại chở tới 62 trẻ em. Đúng vậy, xe có 9 chỗ ngồi cho khách nhưng phải chở tới 62 trẻ em.
Một người viết blog ký tên Minxingdie đã viết sau tai nạn trên, “Mỗi lần tôi thấy 1 tai nạn xe buýt nhà trường và nghĩ về hình ảnh có quá nhiều công xa hiệu Audi A6 trên đường phố, tôi đều lắc đầu thở dài.”
Xe hiệu Audi A6 là kiểu xe bán chính thức của Đảng CSTQ. Công ty mẹ của hãng làm xe này là công ty Đức Volkswagen, đã vào thị trường TQ từ sớm, thời 1980s. Theo các phân tích gia, hiện có hơn 100,000 xe A6s tại TQ, với 20% trong đó thuộc sở hữu nhà nước. Mỗi xe có giá từ 50,000 đôla tới 100,000 tùy kích thước động cơ.
Đối với công an, niềm say mê là xe thể thao tiện ích SUV sang trọng. Ở tỉnh Quảng Châu ở nam TQ, công an bị chụp hình khi lái một chiếc Mercedes-Benz SUV, trong khi công an tỉnh Jilin ở đông bắc TQ có kiểu xe SUV xịn mang hiệu khác, đó là hiệu Porsche Cayenne.
Những người viết blog đưa hình ảnh lên và cho thấy đó là lý do không còn tiền cho xe buýt nhà trường. Họ thắc mắc vì sao sĩ quan quân đội cần lái xe thể thao...
Hình ảnh cho thấy xe mang bảng số nhà nước, công an và quân đội đang xài cho việc riêng: đưa đón trẻ em tới trường, đi ra thương xá mua sắm, đưa gia đình đi du lịch...
Một nhà hoạt động ở Quảng Châu nói rằng không thể tìm ra chứng cớ họ tham nhũng, bởi vì các cán bộ này nhận toàn phong bì tiền mặt.
Ren Jianmin, giáo sư đaị học Tsinghua University tại Bắc Kinh, nói chuyện xài nhiều cho xe hơi là kết quả hệ thống Đảng CS thiết lập từ 1940s rằng khi một cán bộ tới cấp nào đó, thì họ sẽ được trang bị những thứ bao cấp, thí dụ như xe hơi chẳng hạn, trong khi quá khứ thì cấp nhà, “Hệ thống này dẫn tới kết quả là xe công quyền quá nhiều.”
Về lý thuyết, một xe nhà nước dùng cho việc công, nhưng hầu hết cán bộ xem chiếc xe như của riêng muốn xài gì thì xài. Luật hạn chế cho xe trong giờ làm việc không được tôn trọng. Thêm nữa, xài xe sẽ dẫn tới cơ hội tham nhũng. Khi có xe, cán bộ phải thuê 1 tài xế, rồi tốn tiền xăng, tiền sửa xe.
Ren nói, “Sẽ có cán bộ tới tiệm sửa xe, mua một TV cho anh ta về xài, và rồi lấy tiền bù về từ chính phủ vì lấy cớ sửa xe. Nhiều cán bộ trả chút ít, nhưng họ lấy tiền bồi hoàn rất nhiều. Có rất nhiều bí mật trong hóa đơn [sửa xe].”
Thấy lòng dân nổi giận, chính phủ cũng có ý chận bớt các xe đắt tiền nhất. Luật mới trong năm nay là hạn chế giá xe còn 11,000 đôla đối với hầu hết cán bộ, và hạn chế động cơ trên xe công quyền và hạn chế cấp bậc cán bộ có quyền cho xe riêng và tài xế riêng.
Zhang Yu, giám đốc công ty tham vấn kỹ nghệ Automotive Foresight, nói, “Dưới cấp Bộ Trưởng hay Thứ Trưởng, họ kông có quyền có xe riêng mà phải dùng xe trong khốí hàng loạt.”
Nhưng luật này không phảỉ là luật đầu tiên chính phủ đưa ra để hạn chế việc mua xe.
Cán bộ đã tỏ ra nghề thiên tài lách luật. Một thủ thuật là đổi tấm huy hiệu kim loại trên xe để làm cho xe của họ trông như có giá rẻ hơn thực tế.
Han Chao, người điều hành 1 tiệm nhỏ chuyên bán phụ tùng xe Audi ở phía nam Bắc Kinh, kể là khi nào có luật nào mới đưa ra, tiệm ông lại thêm khách hàng từ cán bộ nhà nước.
Ông nói, mới đây ông bán ra 100 huy hiệu xe Audi A6 2.0L (kiểu động cơ nhỏ nhất cho hiệu xe được ưa chuộng này) cho các cán bộ thị trấn Zhangbei, phía t6ay bắc Bắc Kinh, để cán bộ ngụy trang, che giấu thực tế là động cơ xe của họ lớn hơn mức cho phép.
Han nói, hầu hết dân chỉ mua huy hiệu để làm tăng giá chiếc xe của họ, nhưng cán bộ mua huy hiệu để làm xe như thể có giá thấp hơn.
Các huy hiệu này, Han nói, giá mỗi chiếc 20 yuan, tức khoảng 3 đôla. Nhưng cán bộ, theo ông nói, đòi có hóa đơn ghi là họ đã chi tới 120 yuan.
Việt Nam cũng như Trung Quốc có phảỉ không? Đúng thê. Cũng xe xịn chính phủ, cũng hóa đơn sửa xe nâng giá tiền... và cũng thiếu ngân sách cho các nhu cầu cấp thiết cho dân nghèo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét