Về tội danh “ngộ sát”, cả hai nghi can trên đây còn được xem là “témoin assisté” (tạm dịch: nhân chứng có nhiều khả năng liên can). Đây là một khái niệm đặc thù của tư pháp nước Pháp, dành cho những nghi can có thể bị tiến hành điều tra sau đó nếu thu thập được các chứng cớ.
Hai cựu lãnh đạo của công ty PIP (Poly Implant Prothèse) được tạm trả tự do nhưng bị cấm rời khỏi nước Pháp và phải nộp hộ chiếu cho tòa án, bị cấm đến trụ sở công ty, cấm tiếp xúc với các nhân viên của PIP và phải trình diện khi có lệnh triệu tập. Họ còn phải nộp số tiền bảo lãnh để được tại ngoại hầu tra là 100.000 euro trong thời hạn một năm, chia làm sáu lần.
Luật sư Philippe Courtois đại diện hơn hơn 1.300 nạn nhân cho rằng tư cách “témoin assisté” là có thể hiểu được vì còn phải xác định xem loại túi độn này có gây ra bệnh ung thư hay không. Nhưng ông tỏ ra bất bình trước thời hạn dài đến một năm dành cho ông Jean-Claude Mas, để nộp tiền bảo lãnh tại ngoại.
Còn Alexandre Blachère, chủ tịch Hiệp hội PPP tập hợp 2.000 người sử dụng túi độn PIP và thân nhân của họ cho rằng tư pháp nước Pháp tỏ ra khoan hồng khi không tống giam ông chủ hãng PIP, một người đã cố ý lừa đảo và lại còn miệt thị các nạn nhân là đi kiện ông ta chỉ vì tiền.
Ông Jean-Claude Mas nhìn nhận đã sử dụng loại gel dùng trong công nghiệp để sản xuất ra các túi độn ngực cho phụ nữ, nhưng tự biện hộ là sản phẩm của ông ta không nguy hiểm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Công ty PIP đã bán ra 300.000 túi độn ngực trên khắp thế giới. Có 20 trường hợp phụ nữ sử dụng loại túi này tại Pháp bị ung thư, tuy cơ quan y tế chưa thể xác lập mối quan hệ giữa bệnh ung thư và túi ngực PIP. Paris đã khuyến cáo 30.000 phụ nữ Pháp sử dụng túi độn ngực PIP giải phẫu lấy ra, chi phí sẽ do bảo hiểm y tế chi trả.
Hai cựu lãnh đạo của công ty PIP (Poly Implant Prothèse) được tạm trả tự do nhưng bị cấm rời khỏi nước Pháp và phải nộp hộ chiếu cho tòa án, bị cấm đến trụ sở công ty, cấm tiếp xúc với các nhân viên của PIP và phải trình diện khi có lệnh triệu tập. Họ còn phải nộp số tiền bảo lãnh để được tại ngoại hầu tra là 100.000 euro trong thời hạn một năm, chia làm sáu lần.
Luật sư Philippe Courtois đại diện hơn hơn 1.300 nạn nhân cho rằng tư cách “témoin assisté” là có thể hiểu được vì còn phải xác định xem loại túi độn này có gây ra bệnh ung thư hay không. Nhưng ông tỏ ra bất bình trước thời hạn dài đến một năm dành cho ông Jean-Claude Mas, để nộp tiền bảo lãnh tại ngoại.
Còn Alexandre Blachère, chủ tịch Hiệp hội PPP tập hợp 2.000 người sử dụng túi độn PIP và thân nhân của họ cho rằng tư pháp nước Pháp tỏ ra khoan hồng khi không tống giam ông chủ hãng PIP, một người đã cố ý lừa đảo và lại còn miệt thị các nạn nhân là đi kiện ông ta chỉ vì tiền.
Ông Jean-Claude Mas nhìn nhận đã sử dụng loại gel dùng trong công nghiệp để sản xuất ra các túi độn ngực cho phụ nữ, nhưng tự biện hộ là sản phẩm của ông ta không nguy hiểm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Công ty PIP đã bán ra 300.000 túi độn ngực trên khắp thế giới. Có 20 trường hợp phụ nữ sử dụng loại túi này tại Pháp bị ung thư, tuy cơ quan y tế chưa thể xác lập mối quan hệ giữa bệnh ung thư và túi ngực PIP. Paris đã khuyến cáo 30.000 phụ nữ Pháp sử dụng túi độn ngực PIP giải phẫu lấy ra, chi phí sẽ do bảo hiểm y tế chi trả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét