Sự kiện trên xảy ra gần tu viện Kirti ở Tứ Xuyên, thuộc huyện A Bá, và là vụ tự thiêu thứ 16 của người Tây Tạng trong vòng chưa đầy một năm, để phản đối chính sách của Trung Quốc. Theo International Campaign for Tibet, thì có ít nhất hai người dân Tây Tạng bị trúng đạn, trong đó một người có thể đã bị chết, riêng người tự thiêu thì đã tử vong. Công an cũng sử dụng lựu đạn cay để giải tán đám đông đang cố gắng giành lại xác người tự thiêu từ tay các viên chức Trung Quốc.
International Campaign for Tibet bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về nguy cơ leo thang và hậu quả đối với người dân Tây Tạng trong khu vực. Trong thông cáo tối qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền này lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương gây áp lực đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Chính quyền Trung Quốc cho đến hôm nay vẫn giữ thái độ im lặng. Các viên chức địa phương ở Tứ Xuyên từ chối xác nhận sự việc, còn chính quyền huyện A Bá cũng từ chối đưa ra lời bình luận, kể cả viên chức phụ trách vấn đề thông tin.
Bắt đầu từ vụ tự thiêu của một nhà sư tại A Bá hồi tháng 3/2011, sau đó đã có 15 người Tây Tạng khác, hầu hết là các nhà sư trẻ ở lứa tuổi đôi mươi, đã sử dụng phương cách này để bày tỏ sự phản kháng. Bắc Kinh luôn quy tội cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đang sống lưu vong, là nguyên nhân gây rối. Chính quyền Trung Quốc luôn chối cãi là không hề đàn áp người Tây Tạng, nhưng theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì sau mỗi vụ tự thiêu, Bắc Kinh lại siết chặt các biện pháp an ninh một cách quá đáng.
International Campaign for Tibet bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về nguy cơ leo thang và hậu quả đối với người dân Tây Tạng trong khu vực. Trong thông cáo tối qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền này lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương gây áp lực đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Chính quyền Trung Quốc cho đến hôm nay vẫn giữ thái độ im lặng. Các viên chức địa phương ở Tứ Xuyên từ chối xác nhận sự việc, còn chính quyền huyện A Bá cũng từ chối đưa ra lời bình luận, kể cả viên chức phụ trách vấn đề thông tin.
Bắt đầu từ vụ tự thiêu của một nhà sư tại A Bá hồi tháng 3/2011, sau đó đã có 15 người Tây Tạng khác, hầu hết là các nhà sư trẻ ở lứa tuổi đôi mươi, đã sử dụng phương cách này để bày tỏ sự phản kháng. Bắc Kinh luôn quy tội cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đang sống lưu vong, là nguyên nhân gây rối. Chính quyền Trung Quốc luôn chối cãi là không hề đàn áp người Tây Tạng, nhưng theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì sau mỗi vụ tự thiêu, Bắc Kinh lại siết chặt các biện pháp an ninh một cách quá đáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét