Dẫn nguồn tin ẩn danh từ Bộ Tư lệnh Hải quân Nga, Itar-Tass cho biết, đoàn tầu chiến Nga gồm chiếc khu trục hạm mang tên « Đô đốc Tchabanenko » và chiếc hộ tống hạm chống tầu ngầm « Iaroslav Mudri », sẽ lưu lại tại cảng Tartus trong một thời gian. Đây là hai chiến hạm thuộc một hạm đội của Nga đang hoạt động tại vùng biển Địa Trung Hải.
Hiện tại, Reuters cho biết, không liên lạc được với Hải quân và Bộ Quốc phòng Nga để xác minh về thông tin của Itar-Tass.
Trước đó, ngày 3/1/2012, theo tin từ tờ báo al-Watan, dẫn đầu đoàn tầu chiến Nga tới Syria, sẽ là tầu sân bay « Đô đốc Kuznetsov », với nhiều máy bay Sukhoi 33 và Mig 29, cùng nhiều trực thăng chống tầu ngầm Ka-27 và các hệ thống tên lửa phòng không. Ngay từ cuối tháng 11, báo chí Nga đã loan tin, tầu sân bay « Đô đốc Kuznetsov » và khu trục hạm mang tên « Đô đốc Tchabanenko » sẽ tới Syria vào mùa xuân 2012.
Cảng Tartus của Syria, nằm cách không xa biên giới với Liban, là nơi Hải quân Nga duy trì một căn cứ quân sự, vẫn tồn tại sau khi Liên Xô giải thể. Căn cứ này mới được mở rộng trong thời gian gần đây.
Theo đánh giá của giới phân tích, động thái kể trên của Hải quân Nga có thể được hiểu như là sự biểu dương lực lượng, bày tỏ sự ủng hộ của Matxcơva đối với chính quyền Damas. Kể từ khi phong trào phản kháng chế độ al-Assad tại Syria bùng nổ cách đây mười tháng đến nay, Matxcơva luôn duy trì sự ủng hộ đối với chính quyền Damas. Quân đội Syria được trang bị chủ yếu bằng vũ khí của Nga.
Về cuộc khủng bố tự sát đẫm máu ngày hôm qua, ngay tại một khu phố du lịch nằm ở trung tâm thủ đô Damas, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng và 63 bị thương, cho đến nay, chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm. Trong khi đối lập Syria lên án chính quyền đứng đằng sau vụ khủng bố, thì đảng Baas cầm quyền khẳng định rằng, vụ khủng bố nằm trong âm mưu chống lại chế độ Syria.
Vụ khủng bố kể trên tại Damas xảy ra 48 giờ trước cuộc họp của Liên đoàn Ả Rập, nhằm xem xét các kết luận đầu tiên của phái đoàn quan sát viên Ả Rập tại Syria.
Hiện tại, Reuters cho biết, không liên lạc được với Hải quân và Bộ Quốc phòng Nga để xác minh về thông tin của Itar-Tass.
Trước đó, ngày 3/1/2012, theo tin từ tờ báo al-Watan, dẫn đầu đoàn tầu chiến Nga tới Syria, sẽ là tầu sân bay « Đô đốc Kuznetsov », với nhiều máy bay Sukhoi 33 và Mig 29, cùng nhiều trực thăng chống tầu ngầm Ka-27 và các hệ thống tên lửa phòng không. Ngay từ cuối tháng 11, báo chí Nga đã loan tin, tầu sân bay « Đô đốc Kuznetsov » và khu trục hạm mang tên « Đô đốc Tchabanenko » sẽ tới Syria vào mùa xuân 2012.
Cảng Tartus của Syria, nằm cách không xa biên giới với Liban, là nơi Hải quân Nga duy trì một căn cứ quân sự, vẫn tồn tại sau khi Liên Xô giải thể. Căn cứ này mới được mở rộng trong thời gian gần đây.
Theo đánh giá của giới phân tích, động thái kể trên của Hải quân Nga có thể được hiểu như là sự biểu dương lực lượng, bày tỏ sự ủng hộ của Matxcơva đối với chính quyền Damas. Kể từ khi phong trào phản kháng chế độ al-Assad tại Syria bùng nổ cách đây mười tháng đến nay, Matxcơva luôn duy trì sự ủng hộ đối với chính quyền Damas. Quân đội Syria được trang bị chủ yếu bằng vũ khí của Nga.
Về cuộc khủng bố tự sát đẫm máu ngày hôm qua, ngay tại một khu phố du lịch nằm ở trung tâm thủ đô Damas, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng và 63 bị thương, cho đến nay, chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm. Trong khi đối lập Syria lên án chính quyền đứng đằng sau vụ khủng bố, thì đảng Baas cầm quyền khẳng định rằng, vụ khủng bố nằm trong âm mưu chống lại chế độ Syria.
Vụ khủng bố kể trên tại Damas xảy ra 48 giờ trước cuộc họp của Liên đoàn Ả Rập, nhằm xem xét các kết luận đầu tiên của phái đoàn quan sát viên Ả Rập tại Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét