17.1.12

Hy Vọng Cho Nước Nhà VN



Vi Anh
Các chiến lược gia Đông Phương thường tin rằng cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cữu. Thực vậy không lẽ như TT Trần văn Hương nói với Đại sứ Pháp Merillon,  đại ý rằng “Nếu Trời hại đất nước tôi thì tôi ở lại chết với đất nước.”  Hơn 36 năm VN bị nằm trong gọng kềm CS Hà nội chưa đủ hay sao mà bây giờ VN sắp phải bị Bắc thuộc lần thứ tư nữa vơi sự lấn đất, lấn biển, xâm thực lần hồi theo đà bánh trướng của quân Tàu trong đầu thế kỷ 21.

Có lẽ cái kết cụộc có hậu (happy ending) của những nhà tư tưởng Đông Phương nói đó, ánh sáng đang thấy ở cuối đường hầm VN. Có một con đường, con đường đang mở rộng để người dân Việt Nam trong ngoài nước cùng góp một bàn tay cứu nguy quốc gia dân tộc của mình, bằng nội lực dân tộc là tổng lực đấu tranh nếu cần thì chiến đấu nhờ sức mạnh của tư do, dân chủ  và nhờ thời cơ Mỹ trở lại Á châu trong đó có điểm nóng là Đông Nam Á.
 Một, đó là  bắt tay đi với Mỹ. Con đường đó là con đường của người dân Việt ở Bắc ở Trung, ở Nam và ở hải ngoại muốn. Muốn đi thẳng với Mỹ, không cần vòng vo qua ngõ Paris, Bắc kinh hay Mạc tư khoa gì nữa. Để tự vệ chánh đáng, để cứu đất nước khỏi bị quân Tàu xâm thực, VN khỏi bị Bắc thuốc lần thứ tư. Con đường đó  thuận họp vói xu thế thời đại kinh tế tư do tòan cầu  chánh trị dân chủ hoá hòan vũ và nguyện vọng của người Việt muốn bảo vệ giang sơn gấm vóc. Xu thế tư do, dân chủ tòan cầu ấy thể hiện rõ qua mùa Xuân trong thế giới Á rập.
 Người Việt  bắt tay thế nào để không bị lệ thuộc, không bị những chánh khách Mỹ thực dụng đến trơ trẽn bán đứng, thì người Việt đã có thừa với kinh nghiệm đau thương của Việt Nam Cộng Hòa. Thiết nghĩ người Việt hải ngoại có nhiểu kinh nghiệm và nhứt là ba triệu người Mỹ gốc Việt công dân Mỹ  bây giờ khác với thời VNCH chưa có,  chắc biết sử dụng thế đứng như người Mỹ gốc Do thái đối với chánh quyền dân cử Mỹ.
Không còn nghi ngờ gì nữa Mỹ đã mạnh dạn trở lại Đông Nam Á mà chánh yếu là Việt Nam. Biển Đông của VN đang bị TC giành giựt là một điểm nóng sát với con đường hàng hải của 50% hàng hoá chở băng tàu trên thế giới và 90% nhiên liệu của các nước Bắc Thái bình Dương mà Nhưt và Nam Hàn là hai nước Mỹ có đóng quân hàng chục ngàn.
Các nước Đông Nam Á coi Mỹ như lá chắn, như trọng tài trong các xung đột vùng của các nước Đông Nam Á đối vói TC trên đà bánh trướng và bá quyền. Từ nhiều năm ASEAN mong mỏi Mỹ ký Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác với ASEAN để hiện diện trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) nhưng Hoa Kỳ đã từ chối vì Mỹ cấm vận Miến Điện. Bây giờ Mỹ sắp bang giao với Miến Điện vì chế dộ này đang bắt dầu tiến trình tư do và dân chủ hóa.  Sự hiên diện của Mỹ trong vùng Biển Đông và Đông Nam Á theo tuyên bố của nhiều giới chức có thẩm quyến Mỹ như TT Obama, Ngọai Trường Hillary, Tư lịnh Thái bình Dương của Mỹ, sư hiện diện này là sư hiện diện lâu dài. Chẳng những thế Mỹ còn lần đầu tiên đổ 2500 quân ở Cảng Darwin của Úc. Không nói ra nhưng ai cũng thấy Mỹ đang bao vây TC từ Nhựt xuống Đài Loan, Nam Hàn, Phi, Úc, Nam dương và Ấn độ.
Cái gì chưa chắc, nhưng cái chắc là cái lợi trước mắt và đoản kỳ cho VN là TC không dám tấn công bất thần VN trên biển cũng như trên bộ. VN có thì giờ hiện đại  hoá, tăng cường quân lực ngăn chận đà xâm  thực của quân Tàu. VN có một thời gian “hòa bình” võ trang (paix armée) so với TC.
Hai, nhưng con đường đi với Mỹ cũng có mô. Thứ nhứt,  mô từ phía Mỹ, tuy nhỏ nhưng là mô có tính nguyên tắc khó san bằng. Mỹ không đồng minh với chế độ độc tài đảng trị toàn diện. Nhưng Mỹ vẫn có thể coi là đối tác. Thêm vào đó trở ngại trung tâm trong bang giao Washington_ Ha noi là nhân quyền, chính giới chức cao cấp của Đảng Nhà Nước về ngoại giao là ông Phạm Gia Khiêm, Hà Nội đã chấp nhận coi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam như là một vấn đề để thảo luận chứ không còn là một vấn đề nội bộ nữa.
Và chính ngọai Trưởng Hillary vào cuối năm 2011, giữa lúc Mỹ dồn dập trở lại Á châu, cũng cho Hà nội biết muốn phát triễn đối tác chiến lược với Mỹ Hà nội phải cải thiện nhân quyền.
Thứ hai cái mô từ phìa Đảng Nhà nước CS Hà nội. Mô từ phía CS Hà nội, cái mô này lớn lắm. Đi với TC thì Hà nội mất đất thấy rõ, khỏi bàn luận gì nữa. Nhưng đi với Mỹ thì sợ mất đảng.  Tự do, dân chủ, nhân quyền là quyền lực mềm nhưng rất tác hại đối với độc tài chuyên chính như chế độ CS. CS trong đó có CS Hà nội rất sợ diễn biến hoá bình của tự do, dân chủ, nhân quyền, họ coi là hủy thể, khác tinh của chế độ.
Ba, nhưng tình thế đã trở thành bất khả kháng đối với Đảng CS rồi. Công tâm mà nói chế độ CS Hà nội cũng có nhiều người thâm thù quân Tàu trong nhiều năm chiến tranh biên giới của 1000 giặc Tàu  trong lịch sử VN và và nhiều năm đánh nhau và chưởi rủa thậm tệ thòi CS Hà nội chống bọn  bàng trướng bá quyền Bắc Kinh.
Vấn đề Biển Đông là nơi CS Hà nội có thể trút mối thù dân tộc và mối thù chế độ vào CS Bắc Kinh nều có dịp thuận lợi. Nên tại Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ARF) khai mạc tại Hà Nội ngày 23-7 vừa qua, dại diện của Hà nội ủng hộ tuyên bố của ngoại Trưởng Mỹ, cũng Mỹ và các nước ASEAN đối đầu với TC, cùng phản bác những yêu sách của TC, ủng hộ ủng hộ  việc quốc tế hoá vấn đề Biển Đông và giải quyết các tranh chấp qua thảo luận đa phương thay vì qua những cuộc thương thuyết song phương như Trung Quốc vẫn đòi hỏi.
Dù lãnh đạo Đảng CS VN muốn duy trì chế độ độc tài đảng trị, dù phe thân TC có dẫy dụa  nhưng khó cản được tinh thần  quốc gia dân tộc của người Việt muốn giữ gìn bờ cõi, cứu nguy dân tộc trước đà bánh trướng xâm thực của TC. Áp lực của người dân và của đại đa số đảng viên và đảng bộ CS địa phương đã áp lực trung ương vào bước tiến tất yếu là phải bằng cách này hay cách khác chống lại quân Tàu. Mà sự trở lại của Mỹ là một cơ hội vừa hợp thời cơ, địa lợi và nhân hoà. 
Mỹ trở lại Đông Nam Á ít  nhứt VN, nhà cầm quyền CS có một thời gian hoà bình võ trang (paix armée)  với TC để chỉnh tăng cuờng hải lực và không lực. CS Hà nội có thỏi gian để thể nghiệm liên minh với với Mỹ . Đó là một chọn lựa rất an toàn cho giang sơn gấm vóc VN. Đi với Mỹ cái gì thì cái, chớ Mỹ không có tham vọng đất đai. Còn đi với TC tuy tình “đồng chí”, CS Hà nội cũng phải đã cà chục năm đánh nhau, chuởi nhau  vì  Anh Cả cứ chiếm đất và biển.
Và một điều CS đã biết, chính Ông Hồ Tổ sư của CS Hà nội hiện thời cũng  nói nhưng không dám làm thiệt vì trái với bản chất độc tài củả Đảng CS. Đó là chân lý “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liêu cũng xong”. Nhứt là việc chiến đấu gìn giữ giang sơn gấm vóc, tình quân dân như cá với nước, nghĩa chánh quyền vói quốc dân đồng bào như ruột thịt, máu xương thì mới có nội lực dân tộc và phát huy thành sức mạnh triều dâng thác đổ đánh duồi ngoại bang xâm lăng, bảo vệ bờ cõi.
Đảng Nhà Nước CS Hà nội  có lý để lo ngại tư do, dân chủ -  là niềm tin, giá trị lý tưởng của Mỹ  và cũng là cảm hứng của các dân tộc bị áp bức – quyền lực tuy mềm đó diễn biến hoà bình, là hủy thế của dộc tài.
Nhưng đổi thay, tiến hoá  là qui luật của cuộc sống.  Chuyển hoá, chuyển biến  là tất yều. Lịch sử đã cho thấy không có  đảng cộng sản nào sống sót được trong cuộc chuyển hoá về dân chủ của các nước Đông Âu và thuộc Liên Xô cũ.
Không ai có thể đi ngược lịch sử lâu dài được. Nhà cầm quyền có thế dùng bạo lưc, mưu mô nắm quyền một thời gian, nhưng không tồn tại lâu được như  Tân thuỷ Hoàng, Hitler, Staline. Động lực chánh trực của lịch sử, tư tưởng và hành động tiến bộ của nhân dân sẽ vùng lên lật đổ thế lực cầm quyền phản động.  Tiêu biểu nhứt là các cuộc cách mạng  nhân dân ở các nước CS ở Đông Âu và Liên xô vào cuối hậu bán thế kỷ vửa qua./. ( Vi Anh)

Không có nhận xét nào: