31.1.12

Mong đợi của người dân đối với trí thức


2012-01-31
Cộng đồng mạng gần đây có những ý kiến tranh luận sôi nổi về vai trò của trí thức trong xã hội, nhất là sau khi có phát biểu của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu trên báo tuổi trẻ.
AFP
Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields do Tổng Thống Ấn Độ trao hôm 19/8/2010

Có nhiều bài viết trình bày lại định nghĩa trí thức, nhiệm vụ- trách nhiệm của họ đối với xã hội.

Vậy những người bình thường không có trình độ học vấn cao như số được học hành, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước có cái nhìn thế nào và mong đợi gì từ các trí thức?

Tự nguyện hy sinh


Như một truyền thống lâu đời tại Việt Nam, hếu hết các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái được học hành, đỗ đạc thành tài. Ước vọng đó lại mạnh mẽ hơn nơi những người nông dân chân lấm tay bùn vất vả trên đồng ruộng, những người công nhân lao động nặng nhọc ở nhà máy hay giới lê khắp các nẻo đường mưu sinh kiếm sống.…

Trước hết có thể nói con đường học vấn, thành danh là con đường mà theo nhiều bậc cha mẹ Việt Nam từ thời phong kiến xa xưa cho đến nay đều cho là con đường giúp thoát khỏi cuộc sống nghèo túng, khó nhọc mà bản thân họ phải chịu đựng. 
Tìm hiểu về các đại học ngoại quốc. AFP
Tìm hiểu về các đại học ngoại quốc. AFP
Biết bao bậc cha mẹ là nông dân, công nhân, người lao động… chấp nhận hy sinh lo miệt mài lao động, chắt bóp từng đồng tiền để lo cho con cái họ ăn học. Báo chí từng loan tải những câu chuyện vô cùng cảm động được mô tả là ‘cổ tích giữa đời thường’ như trường hợp bà mẹ mù hằng này đứng bán chổi ở Từ Liêm Hà Nội lo cho con vào đại học… 
Và còn rất nhiều tấm gương như thế nữa. Tại những thành phố lớn của Việt Nam, hiện có biết bao bà mẹ, người cha phải chấp nhận xa gia đình để hằng ngày lội bộ bao cây số kiếm từng đồng tiền từ việc bán vé số, làm thuê để gửi về quê lo cho con cái ăn học… Người ta thường nghe câu ‘Hy sinh đời bố, củng cố đời con’ với nhiều nghĩa vừa tiêu cực vừa tích cực. Tuy nhiên mặt tốt nói lên gửi gắm, đầu tư của cha mẹ cho con cái trong đường học vấn.

Đóng góp


Ông nông dân Đỗ Thành Thưởng từ xứ dừa Bến Tre, người suốt đời sống với cây dừa nhưng đã nuôi tám con ăn học cho biết:

Yêu cầu thấp nhất của tôi là học hết lớp 12, có khả năng vào đại học cứ vào. Tôi đông con 7 gái 1 trai và đầu tư cho các cháu hết.

Ông Nguyễn Duy Thanh, một người tham gia quỹ khuyến học của dòng họ cho biết đóng góp để giúp các cháu
Sinh viên trong ngày lễ tốt nghiệp. Source petrotimes
Sinh viên trong ngày lễ tốt nghiệp. Source petrotimes
có khả năng phát triển năng khiếu:

Từ các dòng họ đến gia đình đều ưu tiên cho khuyến học vì xác định đó là việc cần phải làm ngay. ‘Vì lợi ích trăm năm phải trồng người’ nên theo cách đóng góp kinh phí cho hội khuyến học để động viên các cháu. Còn phía gia đình thì khỏi phải nói: từ quần áo, sách vở, tất cả những gì cho giáo dục đều  không suy tính đắt rẻ, đáp ứng cho mọi cấp mọi lớp.
Tiến sĩ Tô Duy Hợp, thuộc Hội Xã hội Học Việt Nam và hiện đang nghiên cứu về nông thôn mới Việt Nam cũng nói đến tình trạng các bậc phụ huynh, nhất là cha mẹ nông dân tại Việt Nam luôn hy sinh để cho con cái ăn học:

Ngày xưa có chuyện vợ nuôi chồng đổ trạng nguyên, nông dân bây giờ cũng như thế.

Kỳ vọng


Ngoài mong muốn con cái có được cái chữ để thoát khỏi cuộc sống khó khăn như bản thân họ, nhiều người còn mong muốn con cái của họ giúp ích cho đời bằng kiến thức có được. Mặc dù cũng có những người sau khi thành đạt chỉ muốn vinh thân, phì gia, thậm chí quên công ơn của những người đã đổ mồi hôi, hy sinh để cho họ được ăn học đến nơi đến chốn; nhiều người đã không phụ lòng người thân dùng sở học của bản thân để giúp đời. 

Có thể nói trong xã hội, công lao đào tạo ra những con người có học trước hết là từ cha mẹ, người thân; nhưng gián tiếp rất nhiều người góp phần để có được một số những người với trình độ học vấn cao. Và như thế nhiệm vụ đóng góp cho toàn xã hội của số đó được nhiều người mong đợi như là một lẽ tự nhiên.
Phát huy quyền làm chủ ?
Phát huy quyền làm chủ ở Việt Nam
Việc đóng góp của trí thức mà những người từng góp công, góp sức cho họ, theo những người bình dân là gì?

Ông nông dân Đỗ Thành Thưởng từ xứ dừa Bến Tre cho biết kỳ vọng của ông đối với tầng lớp những người có học trong xã hội:

Trước hết đội ngũ trí thức phải biết lo cho đất nước, tức lo cho bản thân rồi lo cho đất nước, có những đóng góp tích cực càng lớn chừng nào tốt chừng đó. Bởi vì đất nước mình có đội ngũ trí thức nhưng cao hơn chưa có. Tất nhiên phải đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nhất là ở nông thôn.

Ngoài việc nắm bắt khoa học, còn phải rèn luyện để có hướng đi cho đất nước. Để đóng góp cho xã hội phải có con tim, tấm lòng.


Ông Nguyễn Duy Thanh có ý kiến mạnh hơn đối với những người có học mà không biết đóng góp cho xã hội:

Bố mẹ mong con cái học hành ra có công ăn việc làm, phát huy được kiến thức, mỗi ngành thể hiện kiến thức đó qua đóng góp trong xã hội. Nếu không lo cho xã hội thì ‘vứt đi’, xem như chưa học.

Giáo sư Tô Duy Hợp thừa nhận một thực trạng của trí thức Việt Nam hiện nay:

Hiện nay có nhóm trí thức rất biết để cho Đảng, Nhà Nước dùng. Còn nhóm biết phản biện thì phân ra thành đôi, nếu mạnh quá, ‘hùng hổ’ quá thì khó bền vững.
Không cần lật lại những trang sử xưa, mà gần đây, tại Việt Nam người ta vẫn nhận ra có những người được học hành mà xã hội gọi là trí thức, có đủ cơ hội để đạt được mọi vinh hoa phú quí, chức cao quyền trọng nếu như họ tuân thủ hệ thống của nhà cầm quyền hiện nay. 
Thế nhưng họ sẵn sàng hy sinh danh lợi cá  nhân, dám thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, xấu xa của hệ thống công quyền, của Đảng lãnh đạo với mong muốn giúp đất nước tiến lên, mang lại công bằng hạnh phúc thực sự cho người dân. Và hoạt động đó khiến họ bị trù dập, bắt bớ, tù tội; nhưng những người dân thường kính phục và biết ơn vì họ đã nói lên được tâm tư, nguyện vọng của nhiều người.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: