Theo lời ông Nay Zin Latt, giải Nobel Hòa bình năm 1991 có thể sẽ nắm một chức vụ « tương xứng » trong bộ máy công quyền và cũng có khả năng bà được bổ nhiệm vào chính phủ. Nhưng ông nói thêm là điều đó tùy thuộc vào mong muốn của bà Aung San Suu Kyi.
Kể từ năm 1990 đến nay, phần lớn thời gian bà Aung San Suu Kyi bị giam trong tù hoặc bị quản thúc tại gia. Nhưng quan hệ giữa bà với chính quyền Miến Điện đã thay đổi rất nhiều kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11 năm ngoái và kể từ khi bà được trả tự do một tuần sau đó.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng do bà Aung San Suu Kyi đồng sáng lập cách đây hơn 20 năm và bị giải thể năm 2010, đã được phép hoạt động trở lại và trong tuần này, nhà đối lập Miến Điện đã được chính quyền chấp thuận cho ra tranh ghế dân biểu trong cuộc bầu cử tháng Tư.
Một phát ngôn viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cho biết là bà Aung San Suu Kyi sẽ là ứng cử viên ở đơn vị bầu cử Kawhmuu, gần Răngun. Phát ngôn viên này nói họ chưa biết là nếu đắc cử, nhà đối lập sẽ làm việc như thế nào và ở đâu, nhưng có thể bà chỉ muốn phục vụ với tư cách một nghị sĩ.
Kể từ năm 1990 đến nay, phần lớn thời gian bà Aung San Suu Kyi bị giam trong tù hoặc bị quản thúc tại gia. Nhưng quan hệ giữa bà với chính quyền Miến Điện đã thay đổi rất nhiều kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11 năm ngoái và kể từ khi bà được trả tự do một tuần sau đó.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng do bà Aung San Suu Kyi đồng sáng lập cách đây hơn 20 năm và bị giải thể năm 2010, đã được phép hoạt động trở lại và trong tuần này, nhà đối lập Miến Điện đã được chính quyền chấp thuận cho ra tranh ghế dân biểu trong cuộc bầu cử tháng Tư.
Một phát ngôn viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cho biết là bà Aung San Suu Kyi sẽ là ứng cử viên ở đơn vị bầu cử Kawhmuu, gần Răngun. Phát ngôn viên này nói họ chưa biết là nếu đắc cử, nhà đối lập sẽ làm việc như thế nào và ở đâu, nhưng có thể bà chỉ muốn phục vụ với tư cách một nghị sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét