Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Đúng như một nữ luật gia VN đã nói, Pháp Luật trong nước nhiều như một “rừng luật”, nhưng khi áp dụng thì toàn là “luật rừng” như hiện nay thì nên thêm chữ “rú”, bởi nó còn tệ hơn rừng.
Vụ việc cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng càng ngày càng lòi ra nhiều cái “Lãng Nhách”. Hôm 12/1, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức họp báo. Trong phần trả lời phóng viên báo chí, 2 cơ quan trả lời rất “lãng nhách”: Giao một miếng đất nhưng các “quan” căn cứ vào nhiều thời điểm và các điều luật khác nhau:
Vụ việc cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng càng ngày càng lòi ra nhiều cái “Lãng Nhách”. Hôm 12/1, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức họp báo. Trong phần trả lời phóng viên báo chí, 2 cơ quan trả lời rất “lãng nhách”: Giao một miếng đất nhưng các “quan” căn cứ vào nhiều thời điểm và các điều luật khác nhau:
Ông Bùi Quang Sản – Giám đốc Sở TNMT Hải Phòng trả lời: Việc UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho dân là để nuôi trồng thủy sản vào ngày 4.10.1993 (trước khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực) nên việc giao đất áp dụng Luật Đất đai năm 1987 (?!) (thời điểm này chưa quy định thời hạn giao đất). Do đó, việc UBND huyện Tiên Lãng giao đất dưới 20 năm là phù hợp. Nay hết hạn thì phải thu hồi, việc giao tiếp sẽ phải theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của huyện.
Ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng: Chúng tôi giao đất theo Điều 79 Luật Đất đai 1993(?!). Tuy nhiên, hiện nay theo Điều 80, Luật đất đai năm 2003 (?!), hết hạn thì phải thu hồi lại. Các hộ cứ đòi giao, nhưng chúng tôi yêu cầu bàn giao lại để cho thuê. Nguồn: http://www.xaluan.com/
Phóng viên câu hỏi: Việc cưỡng chế có nhầm vị trí hay không vì quyết định cưỡng chế chỉ áp dụng đối với phần diện tích 19,3ha (phần đầm ngoài giáp biển), nhưng đoàn cưỡng chế triển khai đối với toàn bộ 40,3ha?
Ông Lê Văn Hiền: Không có chuyện nhầm.
Phóng viên: Vậy tại sao 2 căn nhà của anh em ông Vươn và Quý trên diện tích đầm trong (21ha) giáp đê biển lại bị cưỡng chế và đập phá hoàn toàn?
Phóng viên Báo Pháp luật và Xã hội: Việc phá hủy 2 ngôi nhà đó có phải hành vi hủy hoại tài sản của công dân hay không?
Ông Lê Văn Hiền: Không có chuyện nhầm.
Phóng viên: Vậy tại sao 2 căn nhà của anh em ông Vươn và Quý trên diện tích đầm trong (21ha) giáp đê biển lại bị cưỡng chế và đập phá hoàn toàn?
Phóng viên Báo Pháp luật và Xã hội: Việc phá hủy 2 ngôi nhà đó có phải hành vi hủy hoại tài sản của công dân hay không?
Ông Lê Văn Hiền: Do căn nhà đó có các đối tượng ẩn nấp gây án. ( - Lãng nhách )
Phóng viên : Nhưng trên thực tế hiện nay, toàn bộ diện tích đầm trong cũng đã bị UBND xã tiếp quản, quản lý. Bằng chứng là khi phóng viên xuống tác nghiệp thì bi cấm, vì sao?
Phóng viên : Nhưng trên thực tế hiện nay, toàn bộ diện tích đầm trong cũng đã bị UBND xã tiếp quản, quản lý. Bằng chứng là khi phóng viên xuống tác nghiệp thì bi cấm, vì sao?
Ông Lê Văn Hiền: Do sợ mìn các đối tượng cài vẫn còn sót lại sẽ gây nguy hiểm, mất an toàn... (- Lãng nhách)
Một thanh niên lao vào định giật máy ảnh phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM khi về Tiên Lãng tác nghiệp. Ảnh PHS.
Trong buổi họp báo, ông Vũ Hữu Thư - Chánh văn phòng - người phát ngôn của UBND TP.Hải Phòng đề nghị các nhà báo “không nên đi quá sâu vào nguyên nhân vụ việc, hoàn cảnh nhà ông Vươn”, mà nên đi sâu phân tích hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng(?!). Nguồn: http://www.xaluan.com/. Nó “lãng nhách” vì ông Vũ Hữu Thư can thiệp quá sâu vào tôn chỉ chức năng của báo chí là chí công vô tư tìm hiểu nguyên nhân chính xác của mọi sự việc trong quang minh chính trực.
Đây là căn nhà Ông Đoàn Văn Quý (em ông Vươn), ông CT/UBND huyện Tiên Lãng xác định đây là nơi ẩn nấp của đối tượng gây án, khi lựợng CA vào nhà thì căc nhà trống không, toàn bộ gia đình ông Vươn đã bỏ đi, đây là tang chứng vật chứng tại hiện trường liên quan vụ án mà quá trình điều tra phải đưa can phạm về để đây tái dựng lại hiện trường, nghiêm trọng hơn, căn nhà trống này không nằm trong diện tích cưỡng chế, sao lại tùy tiện phá hũy, đây là hành vi cố ý hủy hoại tang chứng vật chứng, tài sản nhân dân, vi phạm pháp luật.
Căn nhà 2 tầng ở giữa đầm của gia đình Anh Đoàn Văn Quý đã bị san bằng bình địa, hoàn toàn bất hợp pháp, toàn bộ hơn 20 ha có nền nhà trong ảnh, không nằm trong diện tích bị cưỡng chế thu hồi, Thêm một hành vi trái Pháp Luật từ cơ quan nhà nước. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ông Lê Văn Hiền thừa nhận: có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Tiên Lãng lý giải: “Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của H.Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà”(?!). Ông Lê Văn Hiền không giải thích tại sao lực lượng chức năng lại kéo quân thẳng vào nhà và đất nơi chưa có lệnh cưởng chế để phãi chịu sự chống trả quyết liệt từ người dân(?!). Nếu cơ quan chức năng thực hiện đúng nội dung văn bản, chỉ vào nơi có lệnh cưỡng chế thì vụ án không xãy ra! Ông cứ một mực cho rằng phải phá hủy căn nhà vì nơi ấy là chổ ẩn núp của can phạm dù có hay không can phạm nơi đó(?!) (Hình như ông không cần biết nó là tang chứng, vật chứng cần phải bảo vệ?). Vậy thì xin hỏi ông Hiền Chủ Tịch huyện, nhà ông có vài thằng ăn cướp trang bị súng, mìn xông vào nhà cướp không thành, chúng nó dùng nhà ông tổ chức ổ kháng cự quyết liệt, khi bắt hết chúng, cơ quan chức năng cũng lấy lý do như ông nói ở trên tiếp tục phá hủy nhà ông, liệu ông có vui lòng đồng ý? Hay một tác nhân khủng bố vào lăng “bác” định đặt mìn phá giấc ngủ “bác”, bắt được nó trong ấy rồi phá luôn lăng bác chăng? (Thêm một cái lãng nhách của con nít nữa)
Ông Hiền cũng thanh minh thêm: Tại quyết định ngày 9.4.1997 của UBND Huyện Tiên Lãng giao 19,3 ha đầm cho gia đình ông Vươn để nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã nêu rõ: khi hết thời hạn giao đất, người được giao sử dụng đất phải trả lại cho Nhà nước mà không được bồi thường công cải tạo. Tuy nhiên, nhiều PV chứng minh quyết định trên không có bất cứ điều khoản nào quy định như ông Hiền nói thì ông Hiền chống chế, việc không bồi thường khi thu hồi đất được thực hiện tại... luật Đất đai năm 2003 (?!) trong khi hồ sơ giao đất thì 1987 và 1993 như ông Sản và ông Hiền xác định ở trên? (Thiệt là lãng nhách) - hết chỗ nói.
Các câu hỏi của PV nhiều cơ quan báo chí tập trung ở các nội dung chính: đất giao cho gia đình ông Vươn có phải đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) không? Đất nông nghiệp khi được giao cho hộ sản xuất có thời gian là 20 năm, tại sao Tiên Lãng lại đặt ra mức hạn 14 năm? Trình tự, thủ tục thu hồi đất của chính quyền có đúng pháp luật hay không?
Ông Hiền giải thích, đây là đất bãi bồi, chỉ có đất nông nghiệp thì mới được giao 20 năm. Nhưng ông không trả lời được là tại sao, khi phải có “căn cứ quy hoạch nuôi trồng thủy sản của UBND/huyện” thì mới có các biên bản để làm cơ sở quyết toán thuế đối với các hộ dân ở đây, trong các biên bản tính thuế ấy đều xác định đó là đất nông nghiệp? (Cũng lãng nhách vì nói láo)
Lãnh đạo Sở TN-MT TP. Hải Phòng, ông Bùi Quang Sản trả lời: thời điểm UBND H.Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn là 4/10/1993, tính theo luật Đất đai 1987 nên H. Tiên Lãng giao đất là đúng. Với câu trả lời này, GĐ Sở TN-MT Hải Phòng đã không biết, hay lờ đi không muốn biết, QĐ cưỡng chế 3307 của UBND huyện Tiên Lãng chỉ tiến hành thu hồi phần diện tích đầm theo QĐ thu hồi 461 là 19,3ha của ông Vươn và QĐ giao đất được ký vào năm 1997, chứ không phải là tất cả 40 ha (cũng lãng nhách vì tráo trở).
Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền trả lời: ông Vươn đã “lấn” ra biển 19,3 ha, sau đó đề nghị huyện hợp thức hóa, còn thời hạn giao đất cho gia đình ông Vươn chỉ có 10 năm là do… ông Vươn đề nghị giao như vậy(?!) - (VietNamNet). Ông Hiền ơi, chỉ có thằng điên thì mới bỏ công khai hoang mà lại xin giao đất ngắn ngày, sao kịp thu hồi vốn liếng công sức hả ông, ông nghĩ người ta dễ tin lời ông lắm à ? (Cả vú lấp miệng em, quá ư lãng nhách)
Cũng trong cuộc họp báo chiều 12/1 tại trụ sở UBND TP Hải Phòng. Ông Phó chánh án TAND TP.Hải Phòng cho biết: Sau khi quyết định có hiệu lực pháp luật, ông Vươn có đơn khiếu nại gửi Tòa án thành phố. Do sơ xuất trong việc nghiên cứu và trả lời đơn, thẩm phán Ngô Văn Anh đã có sự nhầm lẫn giữa trả lời ông Luân thành trả lời ông Vươn. Nội dung của công văn này nếu trả lời ông Vũ Văn Luân là hoàn toàn chính xác. Tuy có sự nhầm lẫn nhưng về bản chất vụ án không thay đổi. Sao sự nhầm lẫn gần hai năm không ai có trách nhiệm đính chính hay triệu tập hai đương sự để thay đỗi lại văn bản? (Một sự nhầm lẫn vô lý, cực kỳ lãng nhách).
Cuộc cưỡng chế vừa qua thi hành theo Quyết định số 461 (ngày 7-4-2009) là thu hồi 19,3 ha đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhưng huyện đã làm quá tay khi thu hồi cả 40 ha, bao gồm cả 21 ha theo Quyết định 460 (ngày 23-4-2008) của UBND huyện Tiên Lãng hiện vẫn còn quyền sử dụng chưa được phép cưỡng chế. Toàn bộ diện tích đất bị thu hồi đúng là 40 ha, (trong đó 21 ha chưa đến thời điểm thu hồi) đang làm thủ tục thu hồi (?), còn 19 ha đã làm xong thủ tục”, nhưng đoàn cưỡng chế lại không chịu kéo quân vào diện tích 19 ha, người ta thích đập nhà, dù căn nhà chưa được phép cưởng chế!
Tham dự cuộc họp báo do UBND TP.Hải Phòng tổ chức còn có ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở TN-MT; ông Phạm Văn Phích, Phó chánh án TAND TP.Hải Phòng; ông Vũ Sỹ Hưng, Phó trưởng phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hải Phòng. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề liên quan chưa được giải thích cụ thể.
Khi phóng viên hỏi vấn đề dư luận đang rất quan tâm là liệu UBND huyện có cưỡng chế nhầm vị trí đất và tháo dỡ hai ngôi nhà của hai anh em ông Quý ông Vươn? Không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông Lê Văn Hiền cho biết “hai căn nhà trên phần đất được cho là cưỡng chế nhầm sở dĩ đã bị tháo dỡ (thực tế đã bị đánh sập hoàn toàn - PV) là do khi cưỡng chế các đối tượng gây án đã ẩn nấp trong đó” (khi CA vào tiếp thu thì nhà trống trơn). Ông Hiền giải thích rằng “sau khi cưỡng chế, chính quyền không để người nhà ông Vươn vào sản xuất phần diện tích 21ha chưa bị cưỡng chế và ngăn cản phóng viên tác nghiệp là do sợ còn sót mìn do các đối tượng gây án cài trước đó. Tại sao 21 ha ao đầm có tài sản (thủy sản chăn nuôi) không thuộc diện cưỡng chế còn lại của anh em nhà ông Vươn, Quý đang bị bắt giam thì chính quyền sở tại lại cấm luôn người nhà hai gia đình này, vợ con, các đương sự không cho vào quản lý sãn xuất? Đã không còn nhà ở (bị ủi sập như đã nói trên) lại thêm đói khát ai chịu trách nhiệm? (- Thật là lãng nhách, thuyết phục được công luận không ?? )
Mối thắt gút, một phần nó nằm ở đây
Ngày 7-4-2009, UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định 461/QĐ-UBND thu hồi đất đối với phần diện tích 19,3ha. Và đến ngày 24-11-2011 ban hành quyết định 3307/QĐ-UBND cưỡng chế đối với phần diện tích này. UBND huyện Tiên Lãng chưa có quyết định cũng như kế hoạch cưỡng chế đất nào đối với phần đất được giao theo quyết định 447/QĐ-UBND. Nghĩa là, chỉ thực hiện cưỡng chế thu hồi đối với phần diện tích 19,3ha chứ chưa thực hiện cưỡng chế với phần diện tích 21ha. Trả lời Tuổi Trẻ, chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm nói “phần diện tích 21ha vẫn thuộc chủ quyền gia đình ông Vươn”. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là khi thực hiện cưỡng chế, đoàn công tác lại đi thẳng vào ngôi nhà thuộc phần diện tích 21ha, nghĩa là vị trí không thuộc phạm vi cưỡng chế. Và đây chính là địa điểm xảy ra vụ án. Nếu diễn biến đúng khách quan như thế thì cái đáng trách do cực đoan không hẳn dư luận đẩy về phía gia đình hai anh em ông Vươn, Quý, Nhưng thực địa thì nó diễn ra đúng như vậy, công lý nào cho hai gia đình này khi mọi chỉ dẩn về pháp quyền trên đất nước này cho thấy: Con kiến vẫn là con kiến, có đi lòng vòng cũng không lăn nỗi củ khoai.
Còn theo quy định của Luật đất đai 2003 đang áp dụng, cụ thể, điều 67 của Luật đất đai 2003 quy định: Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Tức là khi chưa có chủ trương thì đất được giao chỉ bị thu hồi vào mục đích quốc phòng, an ninh hay để làm các công trình, dự án. Nói là như vậy nhưng thường thì không phải vậy, ví dụ : Tháng 11/2011 cả hai bộ Quốc Phòng và Bộ xây Dựng cùng “Đổng Tâm Hiệp lực” trong một văn bản xin biến 176 ha đất quốc phòng thuộc một trường bắn chủ lực quan trọng bậc nhất của quân đội (trường bắn Miếu Môn) Hà Nội để xây dựng làm “trường bắn biệt thự” sân golf, thì vài con kiến cứng cựa như ông Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng nói trên bị những củ khoai nó lăn đè xẹp ruột chắc chẳng phải là chuyện lạ .
Trưa 10.1, trong khi PV Thanh Niên cùng một số đồng nghiệp đang tác nghiệp tại khu vực đầm của ông Đoàn Văn Vươn thì bất ngờ bị một nhóm côn đồ xông tới giằng lấy máy ảnh và định hành hung. Một người tên Chương lao thẳng xe máy vào phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM và chửi bới, lăng mạ, giật máy ảnh của phóng viên này. Khi một số người dân can ngăn, người thanh niên này mới chịu dừng tay nhưng vẫn tiếp tục chửi bới phóng viên. Ngay sau đó, một nhóm khoảng gần chục thanh niên từ phía đầm kéo đến yêu cầu các phóng viên không được chụp ảnh.
Riêng vấn đề đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm theo luật Đất đai, nhưng H. Tiên Lãng lại giao tùy tiện mỗi hộ một hạn mức, ông Khánh nói: “Tôi không nắm đầy đủ về luật nhưng địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế để giao thấp hơn, 4 năm, 5 năm, 10 năm... miễn là không quá 20 năm. Khi ký vào các văn bản giao đất, các chủ đầm đã đồng ý là hết thời hạn thì phải bàn giao lại cho huyện, không đòi bồi thường”.
Tuy nhiên, khi Phóng viên hỏi lại UBND huyện Tiên Lãng thực hiện việc này căn cứ vào điều luật nào, ông Khánh trả lời: "Cái này phải hỏi cơ quan chuyên môn" (?!)
Mọi sự kiện, mọi tội ác khi xảy ra đều có động cơ nguyên nhân dù tốt hay xấu của nó, có lúc điều đó là đúng nhưng chưa hẳn là tốt, ngược lại đôi khi đó là sai trái nhưng không hẳn là xấu.
“Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai” (Giáo Sư Đặng Hùng Võ) .
Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang nói: “Lúc nó xuống (Anh Vươn) xin làm, tôi lắc đầu khuyên là không làm nổi đâu, nhà nước còn không làm nổi nữa là… Nhưng để thực hiện “canh bạc” với trời đất, ông Đoàn Văn Thiểu, bố của Vươn đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang... Nhiều năm vật lộn với trời đất giờ được đền đáp bằng bờ kè hơn hai km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm, bờ đê còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê, an toàn hơn trước. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ”. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Nhìn cái tướng mạo ông Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh mà thấy “nản cả lòng”, Veston một nơi, người một ngả, tướng mạo này thì cái “IQ” chắc cũng ngang bằng cái băng casset chỉ vừa đủ dùng cho việc lập lại, nên ông ta nói: “Nói đúng ra, anh Vươn chẳng có công lao gì, hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội?"
Một cánh đồng mà Tỉnh, Huyện đều chạy mặt bỏ hoang hóa, thì hôm nay sau hơn chục năm Anh Vươn biến thành bờ đê chắn sóng gió cho hàng trăm hộ dân, thành ao vườn tạo ra sản phẩm. Còn tốt hơn rất nhiều so với ông “Chánh VP ” ngồi đấy như cái “của nợ” của nhân dân chứ có ích gì đâu. Ảnh: Nguyễn Hưng.
http://danlambaovn.blogspot.com/
Đây là căn nhà Ông Đoàn Văn Quý (em ông Vươn), ông CT/UBND huyện Tiên Lãng xác định đây là nơi ẩn nấp của đối tượng gây án, khi lựợng CA vào nhà thì căc nhà trống không, toàn bộ gia đình ông Vươn đã bỏ đi, đây là tang chứng vật chứng tại hiện trường liên quan vụ án mà quá trình điều tra phải đưa can phạm về để đây tái dựng lại hiện trường, nghiêm trọng hơn, căn nhà trống này không nằm trong diện tích cưỡng chế, sao lại tùy tiện phá hũy, đây là hành vi cố ý hủy hoại tang chứng vật chứng, tài sản nhân dân, vi phạm pháp luật.
Căn nhà 2 tầng ở giữa đầm của gia đình Anh Đoàn Văn Quý đã bị san bằng bình địa, hoàn toàn bất hợp pháp, toàn bộ hơn 20 ha có nền nhà trong ảnh, không nằm trong diện tích bị cưỡng chế thu hồi, Thêm một hành vi trái Pháp Luật từ cơ quan nhà nước. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ông Lê Văn Hiền thừa nhận: có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Tiên Lãng lý giải: “Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của H.Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà”(?!). Ông Lê Văn Hiền không giải thích tại sao lực lượng chức năng lại kéo quân thẳng vào nhà và đất nơi chưa có lệnh cưởng chế để phãi chịu sự chống trả quyết liệt từ người dân(?!). Nếu cơ quan chức năng thực hiện đúng nội dung văn bản, chỉ vào nơi có lệnh cưỡng chế thì vụ án không xãy ra! Ông cứ một mực cho rằng phải phá hủy căn nhà vì nơi ấy là chổ ẩn núp của can phạm dù có hay không can phạm nơi đó(?!) (Hình như ông không cần biết nó là tang chứng, vật chứng cần phải bảo vệ?). Vậy thì xin hỏi ông Hiền Chủ Tịch huyện, nhà ông có vài thằng ăn cướp trang bị súng, mìn xông vào nhà cướp không thành, chúng nó dùng nhà ông tổ chức ổ kháng cự quyết liệt, khi bắt hết chúng, cơ quan chức năng cũng lấy lý do như ông nói ở trên tiếp tục phá hủy nhà ông, liệu ông có vui lòng đồng ý? Hay một tác nhân khủng bố vào lăng “bác” định đặt mìn phá giấc ngủ “bác”, bắt được nó trong ấy rồi phá luôn lăng bác chăng? (Thêm một cái lãng nhách của con nít nữa)
Ông Hiền cũng thanh minh thêm: Tại quyết định ngày 9.4.1997 của UBND Huyện Tiên Lãng giao 19,3 ha đầm cho gia đình ông Vươn để nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã nêu rõ: khi hết thời hạn giao đất, người được giao sử dụng đất phải trả lại cho Nhà nước mà không được bồi thường công cải tạo. Tuy nhiên, nhiều PV chứng minh quyết định trên không có bất cứ điều khoản nào quy định như ông Hiền nói thì ông Hiền chống chế, việc không bồi thường khi thu hồi đất được thực hiện tại... luật Đất đai năm 2003 (?!) trong khi hồ sơ giao đất thì 1987 và 1993 như ông Sản và ông Hiền xác định ở trên? (Thiệt là lãng nhách) - hết chỗ nói.
Các câu hỏi của PV nhiều cơ quan báo chí tập trung ở các nội dung chính: đất giao cho gia đình ông Vươn có phải đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) không? Đất nông nghiệp khi được giao cho hộ sản xuất có thời gian là 20 năm, tại sao Tiên Lãng lại đặt ra mức hạn 14 năm? Trình tự, thủ tục thu hồi đất của chính quyền có đúng pháp luật hay không?
Ông Hiền giải thích, đây là đất bãi bồi, chỉ có đất nông nghiệp thì mới được giao 20 năm. Nhưng ông không trả lời được là tại sao, khi phải có “căn cứ quy hoạch nuôi trồng thủy sản của UBND/huyện” thì mới có các biên bản để làm cơ sở quyết toán thuế đối với các hộ dân ở đây, trong các biên bản tính thuế ấy đều xác định đó là đất nông nghiệp? (Cũng lãng nhách vì nói láo)
Ông Đoàn Văn Vươn trong trang trại của mình trước ngày xảy ra vụ việc.
Lãnh đạo Sở TN-MT TP. Hải Phòng, ông Bùi Quang Sản trả lời: thời điểm UBND H.Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn là 4/10/1993, tính theo luật Đất đai 1987 nên H. Tiên Lãng giao đất là đúng. Với câu trả lời này, GĐ Sở TN-MT Hải Phòng đã không biết, hay lờ đi không muốn biết, QĐ cưỡng chế 3307 của UBND huyện Tiên Lãng chỉ tiến hành thu hồi phần diện tích đầm theo QĐ thu hồi 461 là 19,3ha của ông Vươn và QĐ giao đất được ký vào năm 1997, chứ không phải là tất cả 40 ha (cũng lãng nhách vì tráo trở).
Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền trả lời: ông Vươn đã “lấn” ra biển 19,3 ha, sau đó đề nghị huyện hợp thức hóa, còn thời hạn giao đất cho gia đình ông Vươn chỉ có 10 năm là do… ông Vươn đề nghị giao như vậy(?!) - (VietNamNet). Ông Hiền ơi, chỉ có thằng điên thì mới bỏ công khai hoang mà lại xin giao đất ngắn ngày, sao kịp thu hồi vốn liếng công sức hả ông, ông nghĩ người ta dễ tin lời ông lắm à ? (Cả vú lấp miệng em, quá ư lãng nhách)
Cũng trong cuộc họp báo chiều 12/1 tại trụ sở UBND TP Hải Phòng. Ông Phó chánh án TAND TP.Hải Phòng cho biết: Sau khi quyết định có hiệu lực pháp luật, ông Vươn có đơn khiếu nại gửi Tòa án thành phố. Do sơ xuất trong việc nghiên cứu và trả lời đơn, thẩm phán Ngô Văn Anh đã có sự nhầm lẫn giữa trả lời ông Luân thành trả lời ông Vươn. Nội dung của công văn này nếu trả lời ông Vũ Văn Luân là hoàn toàn chính xác. Tuy có sự nhầm lẫn nhưng về bản chất vụ án không thay đổi. Sao sự nhầm lẫn gần hai năm không ai có trách nhiệm đính chính hay triệu tập hai đương sự để thay đỗi lại văn bản? (Một sự nhầm lẫn vô lý, cực kỳ lãng nhách).
Cuộc cưỡng chế vừa qua thi hành theo Quyết định số 461 (ngày 7-4-2009) là thu hồi 19,3 ha đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhưng huyện đã làm quá tay khi thu hồi cả 40 ha, bao gồm cả 21 ha theo Quyết định 460 (ngày 23-4-2008) của UBND huyện Tiên Lãng hiện vẫn còn quyền sử dụng chưa được phép cưỡng chế. Toàn bộ diện tích đất bị thu hồi đúng là 40 ha, (trong đó 21 ha chưa đến thời điểm thu hồi) đang làm thủ tục thu hồi (?), còn 19 ha đã làm xong thủ tục”, nhưng đoàn cưỡng chế lại không chịu kéo quân vào diện tích 19 ha, người ta thích đập nhà, dù căn nhà chưa được phép cưởng chế!
Tham dự cuộc họp báo do UBND TP.Hải Phòng tổ chức còn có ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở TN-MT; ông Phạm Văn Phích, Phó chánh án TAND TP.Hải Phòng; ông Vũ Sỹ Hưng, Phó trưởng phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hải Phòng. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề liên quan chưa được giải thích cụ thể.
Khi phóng viên hỏi vấn đề dư luận đang rất quan tâm là liệu UBND huyện có cưỡng chế nhầm vị trí đất và tháo dỡ hai ngôi nhà của hai anh em ông Quý ông Vươn? Không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông Lê Văn Hiền cho biết “hai căn nhà trên phần đất được cho là cưỡng chế nhầm sở dĩ đã bị tháo dỡ (thực tế đã bị đánh sập hoàn toàn - PV) là do khi cưỡng chế các đối tượng gây án đã ẩn nấp trong đó” (khi CA vào tiếp thu thì nhà trống trơn). Ông Hiền giải thích rằng “sau khi cưỡng chế, chính quyền không để người nhà ông Vươn vào sản xuất phần diện tích 21ha chưa bị cưỡng chế và ngăn cản phóng viên tác nghiệp là do sợ còn sót mìn do các đối tượng gây án cài trước đó. Tại sao 21 ha ao đầm có tài sản (thủy sản chăn nuôi) không thuộc diện cưỡng chế còn lại của anh em nhà ông Vươn, Quý đang bị bắt giam thì chính quyền sở tại lại cấm luôn người nhà hai gia đình này, vợ con, các đương sự không cho vào quản lý sãn xuất? Đã không còn nhà ở (bị ủi sập như đã nói trên) lại thêm đói khát ai chịu trách nhiệm? (- Thật là lãng nhách, thuyết phục được công luận không ?? )
Mối thắt gút, một phần nó nằm ở đây
Ngày 7-4-2009, UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định 461/QĐ-UBND thu hồi đất đối với phần diện tích 19,3ha. Và đến ngày 24-11-2011 ban hành quyết định 3307/QĐ-UBND cưỡng chế đối với phần diện tích này. UBND huyện Tiên Lãng chưa có quyết định cũng như kế hoạch cưỡng chế đất nào đối với phần đất được giao theo quyết định 447/QĐ-UBND. Nghĩa là, chỉ thực hiện cưỡng chế thu hồi đối với phần diện tích 19,3ha chứ chưa thực hiện cưỡng chế với phần diện tích 21ha. Trả lời Tuổi Trẻ, chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm nói “phần diện tích 21ha vẫn thuộc chủ quyền gia đình ông Vươn”. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là khi thực hiện cưỡng chế, đoàn công tác lại đi thẳng vào ngôi nhà thuộc phần diện tích 21ha, nghĩa là vị trí không thuộc phạm vi cưỡng chế. Và đây chính là địa điểm xảy ra vụ án. Nếu diễn biến đúng khách quan như thế thì cái đáng trách do cực đoan không hẳn dư luận đẩy về phía gia đình hai anh em ông Vươn, Quý, Nhưng thực địa thì nó diễn ra đúng như vậy, công lý nào cho hai gia đình này khi mọi chỉ dẩn về pháp quyền trên đất nước này cho thấy: Con kiến vẫn là con kiến, có đi lòng vòng cũng không lăn nỗi củ khoai.
Còn theo quy định của Luật đất đai 2003 đang áp dụng, cụ thể, điều 67 của Luật đất đai 2003 quy định: Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Tức là khi chưa có chủ trương thì đất được giao chỉ bị thu hồi vào mục đích quốc phòng, an ninh hay để làm các công trình, dự án. Nói là như vậy nhưng thường thì không phải vậy, ví dụ : Tháng 11/2011 cả hai bộ Quốc Phòng và Bộ xây Dựng cùng “Đổng Tâm Hiệp lực” trong một văn bản xin biến 176 ha đất quốc phòng thuộc một trường bắn chủ lực quan trọng bậc nhất của quân đội (trường bắn Miếu Môn) Hà Nội để xây dựng làm “trường bắn biệt thự” sân golf, thì vài con kiến cứng cựa như ông Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng nói trên bị những củ khoai nó lăn đè xẹp ruột chắc chẳng phải là chuyện lạ .
Trưa 10.1, trong khi PV Thanh Niên cùng một số đồng nghiệp đang tác nghiệp tại khu vực đầm của ông Đoàn Văn Vươn thì bất ngờ bị một nhóm côn đồ xông tới giằng lấy máy ảnh và định hành hung. Một người tên Chương lao thẳng xe máy vào phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM và chửi bới, lăng mạ, giật máy ảnh của phóng viên này. Khi một số người dân can ngăn, người thanh niên này mới chịu dừng tay nhưng vẫn tiếp tục chửi bới phóng viên. Ngay sau đó, một nhóm khoảng gần chục thanh niên từ phía đầm kéo đến yêu cầu các phóng viên không được chụp ảnh.
Riêng vấn đề đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm theo luật Đất đai, nhưng H. Tiên Lãng lại giao tùy tiện mỗi hộ một hạn mức, ông Khánh nói: “Tôi không nắm đầy đủ về luật nhưng địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế để giao thấp hơn, 4 năm, 5 năm, 10 năm... miễn là không quá 20 năm. Khi ký vào các văn bản giao đất, các chủ đầm đã đồng ý là hết thời hạn thì phải bàn giao lại cho huyện, không đòi bồi thường”.
Tuy nhiên, khi Phóng viên hỏi lại UBND huyện Tiên Lãng thực hiện việc này căn cứ vào điều luật nào, ông Khánh trả lời: "Cái này phải hỏi cơ quan chuyên môn" (?!)
Mọi sự kiện, mọi tội ác khi xảy ra đều có động cơ nguyên nhân dù tốt hay xấu của nó, có lúc điều đó là đúng nhưng chưa hẳn là tốt, ngược lại đôi khi đó là sai trái nhưng không hẳn là xấu.
“Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai” (Giáo Sư Đặng Hùng Võ) .
Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang nói: “Lúc nó xuống (Anh Vươn) xin làm, tôi lắc đầu khuyên là không làm nổi đâu, nhà nước còn không làm nổi nữa là… Nhưng để thực hiện “canh bạc” với trời đất, ông Đoàn Văn Thiểu, bố của Vươn đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang... Nhiều năm vật lộn với trời đất giờ được đền đáp bằng bờ kè hơn hai km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm, bờ đê còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê, an toàn hơn trước. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ”. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Nhìn cái tướng mạo ông Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh mà thấy “nản cả lòng”, Veston một nơi, người một ngả, tướng mạo này thì cái “IQ” chắc cũng ngang bằng cái băng casset chỉ vừa đủ dùng cho việc lập lại, nên ông ta nói: “Nói đúng ra, anh Vươn chẳng có công lao gì, hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội?"
Một cánh đồng mà Tỉnh, Huyện đều chạy mặt bỏ hoang hóa, thì hôm nay sau hơn chục năm Anh Vươn biến thành bờ đê chắn sóng gió cho hàng trăm hộ dân, thành ao vườn tạo ra sản phẩm. Còn tốt hơn rất nhiều so với ông “Chánh VP ” ngồi đấy như cái “của nợ” của nhân dân chứ có ích gì đâu. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Hoàng Thanh Trúc
http://danlambaovn.blogspot.com/
7 Ý kiến: