Vùng Tân Cương thuộc tây bắc Trung Quốc chủ yếu là nơi lập cư của người sắc tộc Hồi giáo Uighur, vốn từ lâu bất mãn dưới sự cai trị của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, đã có những giai đoạn bạo động giữa dân địa phương với lực lượng an ninh, nhưng lỗi về ai vẫn là vấn đề gây tranh cãi.
Hình: APN
Vào cuối tháng 12, chính phủ Trung Quốc đã loan tin về một vụ nổ súng tại Tân Cương gây thiệt mạng cho 8 người.
Nhắc lại tường thuật chính thức về sự kiện trên, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói đó là một cuộc hành quân của công an, đưa tới việc giải cứu hai người chăn dê cừu đã bị một nhóm khủng bố bắt cóc, và nhóm đó đang trên đường tiến về nơi mà ông này gọi là “trại khủng bố nước ngoài.”
Tân Hoa Xã cho biết vụ xung đột đó liên quan đến nhóm “15 tên khủng bố bạo động”. Nhưng Tân Hoa Xã không nói rõ những kẻ khủng bố đó có phải thuộc sắc tộc Uighur, một cộng đồng thiểu số Hồi giáo chiếm gần 90% dân cư quận Hòa Điền, nơi xảy ra xung đột.
Ngoài 8 người chết, có 4 người đã bị thương trong cuộc chạm súng, và 4 người khác bị bắt giữ. Đối với chính quyền Trung Quốc, tội lỗi của những người liên quan không còn có gì để nghi ngờ. Theo ông Hồng thì đây rõ ràng là một hành vi khủng bố.
Mặc dù trước kia đã xảy ra những sự kiện tương tự tại Tân Cương, lần này các nhóm Uighur hải ngoại vẫn tranh cãi về cách diễn giải sự kiện của Trung Quốc.
Ông Dilshat Rexit, phát ngôn viên Nghị hội Uighur Thế giới, một nhóm lưu vong đặt trụ sở tại Munich, Đức, cho biết số 15 người Uighur trong vụ việc trên bất mãn vì sự cai trị của Trung Quốc và tìm cách trốn khỏi nước. Ông phủ nhận chuyện nhóm này có bất kỳ liên hệ nào với các tổ chức khủng bố.
Ông Rexit tố cáo chính phủ Trung Quốc tìm cách gán người Uighur với khủng bố thế giới để làm cơ sở cho một cuộc đàn áp có hệ thống tại Tân Cương.
Ông Rexit nói nhiều người Uighur bực bội vì chính quyền ngày càng can thiệp nhiều hơn vào các hoạt động văn hóa và tôn giáo của cộng đồng, và chính những chính sách đó đã là nguyên nhân chính của sự bất ổn trong khu vực.
Tình trạng căng tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, đã bùng nổ vào tháng 7 năm 2009. Lúc bấy giờ, người Uighur đã biểu tình phản đối một vụ giết người có động cơ sắc tộc tại một cơ xưởng tại miền nam Trung Quốc. Cuộc phản kháng biến thành bạo động, khi người Uighur nhắm vào người Hán. Khoảng 200 người, phần đông là người Hán, đã bị giết chết.
Nhắc lại tường thuật chính thức về sự kiện trên, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói đó là một cuộc hành quân của công an, đưa tới việc giải cứu hai người chăn dê cừu đã bị một nhóm khủng bố bắt cóc, và nhóm đó đang trên đường tiến về nơi mà ông này gọi là “trại khủng bố nước ngoài.”
Tân Hoa Xã cho biết vụ xung đột đó liên quan đến nhóm “15 tên khủng bố bạo động”. Nhưng Tân Hoa Xã không nói rõ những kẻ khủng bố đó có phải thuộc sắc tộc Uighur, một cộng đồng thiểu số Hồi giáo chiếm gần 90% dân cư quận Hòa Điền, nơi xảy ra xung đột.
Ngoài 8 người chết, có 4 người đã bị thương trong cuộc chạm súng, và 4 người khác bị bắt giữ. Đối với chính quyền Trung Quốc, tội lỗi của những người liên quan không còn có gì để nghi ngờ. Theo ông Hồng thì đây rõ ràng là một hành vi khủng bố.
Mặc dù trước kia đã xảy ra những sự kiện tương tự tại Tân Cương, lần này các nhóm Uighur hải ngoại vẫn tranh cãi về cách diễn giải sự kiện của Trung Quốc.
Ông Dilshat Rexit, phát ngôn viên Nghị hội Uighur Thế giới, một nhóm lưu vong đặt trụ sở tại Munich, Đức, cho biết số 15 người Uighur trong vụ việc trên bất mãn vì sự cai trị của Trung Quốc và tìm cách trốn khỏi nước. Ông phủ nhận chuyện nhóm này có bất kỳ liên hệ nào với các tổ chức khủng bố.
Ông Rexit tố cáo chính phủ Trung Quốc tìm cách gán người Uighur với khủng bố thế giới để làm cơ sở cho một cuộc đàn áp có hệ thống tại Tân Cương.
Ông Rexit nói nhiều người Uighur bực bội vì chính quyền ngày càng can thiệp nhiều hơn vào các hoạt động văn hóa và tôn giáo của cộng đồng, và chính những chính sách đó đã là nguyên nhân chính của sự bất ổn trong khu vực.
Tình trạng căng tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, đã bùng nổ vào tháng 7 năm 2009. Lúc bấy giờ, người Uighur đã biểu tình phản đối một vụ giết người có động cơ sắc tộc tại một cơ xưởng tại miền nam Trung Quốc. Cuộc phản kháng biến thành bạo động, khi người Uighur nhắm vào người Hán. Khoảng 200 người, phần đông là người Hán, đã bị giết chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét