15.1.12

Việt Nam tuần qua



Vụ nổ súng chống người thi hành công vụ tại Hải Phòng chiếm lĩnh thời sự Việt Nam tuần này.
RFA file/Source phapluat.vn
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.

Cưỡng chế đất đai bị bắn trọng thương

Hôm mồng 5 tháng Giêng vừa qua, dư luận sửng sốt trước tin 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương trong một vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng.
Thủ phạm là một trí thức nông dân, ông Đoàn Văn Vươn, năm nay 49 tuổi, là một kỹ sư nông nghiệp đã có công lớn trong việc khai phá khu đất mà nay bị chính quyền địa phương ra lệnh cưỡng chế thu hồi.
Sự việc xảy ra, khi chính quyền huy động hơn 100 công an, bộ đội đến cưỡng chế thu hồi đất, những người trong gia đình ông Vươn đã sử dụng mìn và súng tự chế để chống trả.
Hậu quả của vụ chống trả đã khiến 6 công an bộ đội bị trọng thương, và 6 người trong gia đình ông Đoàn Văn Vương bị bắt giam chờ ngày truy tố.
Tuy nhiên, đây chỉ là hậu quả mặt nổi của một tảng băng chìm còn nặng nề hơn rất nhiều, đó là thực trạng tranh chấp đất đai tại Việt Nam.

Trái luật

tien-lang-5-phapluat-250.jpg
Cảnh sát bao vây ngôi nhà của Vươn sáng 5/1. Ảnh: Pháp luật TP HCM.
Lên tiếng với báo chí, Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ, cho rằng trong vụ cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, các quyết định giao đất mà UBND huyện Tiên Lãng ban hành đều trái luật.
Theo Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nếu căn cứ vào luật đất đai hiện hành thì gia đình ông Vươn được toàn quyền sử dụng khu đất này đến năm 2017; trong khi đó mục đích thu hồi đất của huyện Tiên Lãng lại không rõ ràng.
Cũng theo TS Đặng Hùng Võ, nhà nước cần phải rạch ròi trong việc xem xét công – tội trong vụ Tiên Lãng. Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường nhân tiện lưu ý Nhà nước cần phải giữ chữ tín trong cam kết với người dân qua các quyết định hành chính.
Kính thưa quý vị, tranh chấp đất đai đã là chuyện dài nhiều tập từ bao năm nay, là nỗi bức xúc của người dân từ Nam chí Bắc. Trả lời Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Văn Cuông nguyên đại biểu Quốc hội khóa 12 cho rằng :
Và việc hiểu lầm này, theo tôi là lỗi có phần từ tòa án như bà chánh án đã thừa nhận. Và quan trọng nhất là lỗi từ phía chính quyền.
LS Trần Vũ Hải
"Đến 80% đơn thư khiếu kiện của công dân liên quan đến lãnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng đền bù không thỏa đáng. Người ta đầu tư bao nhiêu công sức tiền của hay đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật đối với hợp đồng thuê đất nhưng nhà nước thu hồi lại thì đền bù không thỏa đáng cho nên người dân bức xúc dẫn đến những khiếu kiện. Thậm chí như trường hợp anh Vươn người ta dùng hung khí để chống lại người thi hành công vụ."
Đành rằng việc chống người thi hành công vụ và sử dụng bạo lực là chuyện vi phạm pháp luật, nhưng theo Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội thì chính quyền cũng có một phần trách nhiệm khi đã dồn dân vào bước đường cùng:
“Qua thông tin báo chí, tôi nhận thấy rằng gia đình anh Vươn thực ra có ý tôn trọng pháp luật. Tức là họ đã khởi kiện chính quyền ra tòa án theo những phương thức văn minh. Như vậy là họ cũng có ý tôn trọng pháp luật. Thế nhưng khi tòa phúc thẩm xử vụ đó thì họ bị hiểu lầm. Họ cho rằng biên bản đó là quyết định của tòa án. Và việc hiểu lầm này, theo tôi là lỗi có phần từ tòa án như bà chánh án đã thừa nhận. Và quan trọng nhất là lỗi từ phía chính quyền.”

Dồn vào đường cùng

tien-lang-2-phapluat-250.jpg
Sau năm năm với biết bao lần bị bão biển cuốn phăng, cuối cùng bờ kè dài hai cây số của anh Vươn đã hình thành tạo nên bãi bồi màu mỡ. Source Pháp Luật TP.
Vậy ông Đoàn Văn Vươn là con người như thế nào mà lại tổ chức chống lại lực lượng cưỡng chế của chính quyền một cách táo bạo như vậy?
Có lẽ câu trả lời ngắn gọn nhất chính bài báo đăng trên tờ Đời sống & Pháp luật ngày 22/07/2010, với dòng tựa lớn: “Đoàn Văn Vươn: bật kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”.
Theo đó, ông Đoàn Văn Vươn là người đã kiên trì bỏ ra hàng chục năm lao động lấp đầy một khoảng đất tương đương 70 héc ta để trồng rừng chống lại sự xâm thực cũng như bão tố của biển, mà nhiều người cho là việc làm “không tưởng”.
Và điều oái oăm là chính khu đất do ông khai phá, giành giật với biển cả để làm đầm nuôi thủy sản, lại chính là nơi xảy ra tranh chấp với chính quyền dẫn đến vụ nổ súng hôm mùng 5 vừa rồi, sau khi chính quyền huyện Tiên Lãng buộc tất cả mọi hộ dân ở đây phải trả đất.
Trả lời Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật Vì Dân ở Hà Nội nhận xét:
Nhưng thu hồi để cho những người khác hay cho những doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh với một giá rẻ bèo và không tính đầy đủ công sức và vốn liếng người ta bỏ ra, đẩy người ta vào ngõ cụt. 
LS Trần Đình Triển
“Trước hết đối với gia đình anh Vươn đây là một sự việc chúng ta thấy đáng trân trọng. Từ một người lính về bỏ công sức ra khai phá vùng đất hoang trở thành những cái đầm nuôi tôm, nuôi cua để tạo ra những sản phẩm cho xã hội cũng như tìm kiếm công ăn việc làm nhưng sau đó họ bị thu hồi vì vậy lý do thu hồi cần phải được xem xét trong nhiều vụ đất đai vừa qua. 
Nếu thu hồi đất đai vì lợi ích công cộng hay quốc phòng thì tôi thấy người dân tin đấy là lợi ích chung của nhà nước và của nhân dân. Nhưng thu hồi để cho những người khác hay cho những doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh với một giá rẻ bèo và không tính đầy đủ công sức và vốn liếng người ta bỏ ra, đẩy người ta vào ngõ cụt. Đấy chính là nguồn gốc sâu xa của mâu thuẫn trong chính sách đất đai trong thời gian vừa qua.”
Kính thưa quý khán thính giả, việc sử dụng bạo lực là điều đáng lên án trong bất cứ một xã hội nào, nhưng nếu đặt ngược lại vấn đề, câu hỏi được nêu ra là: Tại sao một trí thức, một nông dân hiền lảnh, chăm chỉ làm ăn, lo vun đắp gia đình, lại nổi lên chống đối lực lượng thi hành công vụ ngay trên chính mảnh đất mà gia đình đã đổ bao mồ hôi, công sức, nước mắt và chính cả mạng sống; dù biết rằng không những mất trắng mà còn phải đối mặt với vòng lao lý?
nld.com-250.jpg
Căn nhà 2 tầng của anh Vươn tan hoang sau cưỡng chế. Photo courtesy of nld.com.
Câu trả lời chính xác nhất có lẽ là chính từ những người hàng xóm, láng giềng, đồng cam cộng khổ, cùng làm ăn sinh sống bên cạnh gia đình ông Đoàn Văn Vươn từ bao năm nay:
“Anh ấy học Đại học Nông nghiệp ra. Anh chị ấy là người làm ăn, hiền lành ấy mà. Anh ấy xuống đây làm, nói chung là anh ấy bỏ ra công sức làm cái đồng này. Chúng tôi là người dân ở gần, anh chị sống rất là tốt thôi, không có vấn đề gì. Anh chị quan hệ sống thì cũng tốt với dân làng. Trong xóm làng có công, có việc gì mời chào thì anh chị vẫn tham gia. Có điều là anh bỏ ra nhiều công sức vào cái đồng ấy, chắc là đền bù nó không phù hợp nên anh ấy không đồng ý. Giờ xảy ra cái việc này, chúng em cũng rất là thương, thương cho anh chị đấy là không may như thế, rồi cũng khổ. Bây giờ khổ, rồi tan nát cả gia đình mất hết đi...”
Kính thưa quý vị, sau những gì xảy ra tại Tiên Lãng hôm mùng 5 tháng Giêng, rồi đây ông Đoàn Văn Vươn sẽ phải ra trước tòa, sẽ phải bị truy tố về các tội “chống người thi hành công vụ”, tội “sử dụng vũ khí trái phép”, tội “cô ý gây thương tích cho người khác”,vân. vân… và tất nhiên hậu quả nhãn tiền sẽ là tù tội, chia ly, khổ đau, ân hận… Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là liệu trường hợp của gia đình ông Đoàn Văn Vươn có phải là lời cảnh báo cho thực trạng tranh chấp đất đai đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam?

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: