Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ trong ba ngày kể từ ngày mai thứ ba 14/02/2012 với cuộc hội kiến với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng.
Theo chương trình, ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm bang Iowa, miền trung nước Mỹ, và thành phố Los Angeles để gặp giới sinh viên Trung Quốc đang học Anh ngữ tại đây.
Trả lời phỏng vấn báo Washington Post trước khi lên đường, nhân vật được xem là sẽ lên kế vị Hồ Cẩm Đào nhận định rằng « kinh tế hai nước đã tùy thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ. Mối quan hệ này không thể phát triển một cách lâu dài và nhanh chóng nếu không đặt trên nền tảng phúc lợi cho đối bên và nếu không đem lại lợi ích to lớn cho Hoa kỳ ».
Phó chủ tịch Trung Quốc hứa là Bắc Kinh sẽ cải cách « tiến trình ấn định » tỷ suất hối đoái và « đề nghị một môi trường đầu tư dựa trên luật pháp và minh bạch ». Đổi lại, ông hy vọng Washington nới lỏng giới hạn xuất khẩu công nghệ tối tân sang Trung Quốc.
Ngoài thương mại, Washington và Bắc Kinh còn xung khắc trên các vấn đề ngoại giao và địa lý chiến lược đặc biệt là kế hoạch « định vị » của Mỹ tại châu Á, cũng cố liên minh chiến lược từ Đông Bắc Á kéo dài đến châu đại dương.
Ông Tập Cận Bình cho là các biện pháp tăng cường quân sự này « làm nhiều nước trong vùng lo ngại một cách chính đáng ».
Chuyến đi thăm nước Mỹ của phó chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ săp bước vào mùa bầu cử và ngay tại Trung Quốc, vào cuối năm nay bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp quyền lãnh đạo cao nhất. Do vậy, giới phân tích không chờ đợi hai bên sẽ công bố những vấn đề quan trọng.
Theo ông Danny Russel, cố vấn tổng thống Mỹ về hồ sơ châu Á, Washington xem chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình như là một dịp để ‘thiết lập mối quan hệ » nhưng cũng là cơ hội để nói với chính quyền Trung Quốc những vấn đề đang làm cho Mỹ quan tâm.
Tuy nhiên chuyên gia Dereck Scissor thuộc viên nghiên cứu “The Heritage Foundation” tỏ ra dè dặt : giao hảo tốt với Tập Cận Bình chưa chắc có lợi. Bản thân ông Tập Cận Bình không quan trọng bằng ảnh hưởng của ông (đến mức độ nào) trong ban lãnh đạo đảng Cộng sản.
Theo chương trình, ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm bang Iowa, miền trung nước Mỹ, và thành phố Los Angeles để gặp giới sinh viên Trung Quốc đang học Anh ngữ tại đây.
Trả lời phỏng vấn báo Washington Post trước khi lên đường, nhân vật được xem là sẽ lên kế vị Hồ Cẩm Đào nhận định rằng « kinh tế hai nước đã tùy thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ. Mối quan hệ này không thể phát triển một cách lâu dài và nhanh chóng nếu không đặt trên nền tảng phúc lợi cho đối bên và nếu không đem lại lợi ích to lớn cho Hoa kỳ ».
Phó chủ tịch Trung Quốc hứa là Bắc Kinh sẽ cải cách « tiến trình ấn định » tỷ suất hối đoái và « đề nghị một môi trường đầu tư dựa trên luật pháp và minh bạch ». Đổi lại, ông hy vọng Washington nới lỏng giới hạn xuất khẩu công nghệ tối tân sang Trung Quốc.
Ngoài thương mại, Washington và Bắc Kinh còn xung khắc trên các vấn đề ngoại giao và địa lý chiến lược đặc biệt là kế hoạch « định vị » của Mỹ tại châu Á, cũng cố liên minh chiến lược từ Đông Bắc Á kéo dài đến châu đại dương.
Ông Tập Cận Bình cho là các biện pháp tăng cường quân sự này « làm nhiều nước trong vùng lo ngại một cách chính đáng ».
Chuyến đi thăm nước Mỹ của phó chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ săp bước vào mùa bầu cử và ngay tại Trung Quốc, vào cuối năm nay bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp quyền lãnh đạo cao nhất. Do vậy, giới phân tích không chờ đợi hai bên sẽ công bố những vấn đề quan trọng.
Theo ông Danny Russel, cố vấn tổng thống Mỹ về hồ sơ châu Á, Washington xem chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình như là một dịp để ‘thiết lập mối quan hệ » nhưng cũng là cơ hội để nói với chính quyền Trung Quốc những vấn đề đang làm cho Mỹ quan tâm.
Tuy nhiên chuyên gia Dereck Scissor thuộc viên nghiên cứu “The Heritage Foundation” tỏ ra dè dặt : giao hảo tốt với Tập Cận Bình chưa chắc có lợi. Bản thân ông Tập Cận Bình không quan trọng bằng ảnh hưởng của ông (đến mức độ nào) trong ban lãnh đạo đảng Cộng sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét