Đang có mặt tại Munchen - Đức để tham dự Hội nghị về an ninh, Ngoại trưởng Nga, Serguei Lavrov tuyên bố bản dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ biểu quyết vào sáng ngày 04/02/2012 là một « xì can đan » và Matxcơva chống đối văn bản đó.
Theo giới phân tích, tuyên bố trên của người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cho thấy Matxcơva không loại trừ khả năng sử dụng quyền phủ quyết. Tuy nhiên, trước đó Nga đã đưa ra một loạt các đề nghị đòi phương Tây nhượng bộ trên vấn đề Syria.
Reuters nhắc lại dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria được biểu quyết tại New York hôm nay dựa trên kế hoạch giúp Syria thoát khỏi khủng hoảng mà Liên đoàn Ả Rập đã thông qua ngày 22/01/2012. Văn bản đó đòi tổng thống Bachar Al Assad từ bỏ chính quyền, chuyển giao quyền lực cho một chính phủ liên minh trước khi Syria tổ chức bầu cử.
Đối lập Syria cho biết trong đêm mồng 03 rạng sáng ngày 04/02/2012, quân đội đã oanh kích vào Homs, thành trì của phe nổi dậy, làm 260 người chết. Đây là « cuộc thảm sát kinh hoàng nhất kể từ đầu cuộc nổi dậy vào tháng 3/2011 tới nay ». Hội đồng Quốc gia Syria bao gồm nhiều thành phần trong hàng ngũ phe đối lập kêu gọi Nga « thay đổi quan điểm » trên vấn đề trừng phạt Damas, mở đường cho người dân Syria được bầu ra một chính quyền dân chủ.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng đã đến lúc « cộng đồng quốc tế phải đưa ra quan điểm rõ ràng và lên án những hành vi thô bạo của chính quyền Assad vào lúc Damas ngày càng sử dụng các biện pháp mạnh để tấn công vào một thành phần dân chúng Syria ». Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé coi vụ thảm sát tại Homs đêm qua là « tội ác chống nhân loại » và hơn bao giờ hết, « cộng đồng quốc tế phải cấp bách đưa ra một thông điệp rõ ràng » đối với Damas.
Đến nay, Nga và Trung Quốc không ngần ngại dùng quyết phủ quyết để chống lại mọi dự thảo nghị quyết đòi trừng phạt Syria. Tuy nhiên theo giới quan sát với cuộc thảm sát tại Homs vừa qua thì Matxcơva và Bắc Kinh khó có thể tiếp tục « bao che » cho các nhà cầm quyền tại Damas.
Theo giới phân tích, tuyên bố trên của người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cho thấy Matxcơva không loại trừ khả năng sử dụng quyền phủ quyết. Tuy nhiên, trước đó Nga đã đưa ra một loạt các đề nghị đòi phương Tây nhượng bộ trên vấn đề Syria.
Reuters nhắc lại dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria được biểu quyết tại New York hôm nay dựa trên kế hoạch giúp Syria thoát khỏi khủng hoảng mà Liên đoàn Ả Rập đã thông qua ngày 22/01/2012. Văn bản đó đòi tổng thống Bachar Al Assad từ bỏ chính quyền, chuyển giao quyền lực cho một chính phủ liên minh trước khi Syria tổ chức bầu cử.
Đối lập Syria cho biết trong đêm mồng 03 rạng sáng ngày 04/02/2012, quân đội đã oanh kích vào Homs, thành trì của phe nổi dậy, làm 260 người chết. Đây là « cuộc thảm sát kinh hoàng nhất kể từ đầu cuộc nổi dậy vào tháng 3/2011 tới nay ». Hội đồng Quốc gia Syria bao gồm nhiều thành phần trong hàng ngũ phe đối lập kêu gọi Nga « thay đổi quan điểm » trên vấn đề trừng phạt Damas, mở đường cho người dân Syria được bầu ra một chính quyền dân chủ.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng đã đến lúc « cộng đồng quốc tế phải đưa ra quan điểm rõ ràng và lên án những hành vi thô bạo của chính quyền Assad vào lúc Damas ngày càng sử dụng các biện pháp mạnh để tấn công vào một thành phần dân chúng Syria ». Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé coi vụ thảm sát tại Homs đêm qua là « tội ác chống nhân loại » và hơn bao giờ hết, « cộng đồng quốc tế phải cấp bách đưa ra một thông điệp rõ ràng » đối với Damas.
Đến nay, Nga và Trung Quốc không ngần ngại dùng quyết phủ quyết để chống lại mọi dự thảo nghị quyết đòi trừng phạt Syria. Tuy nhiên theo giới quan sát với cuộc thảm sát tại Homs vừa qua thì Matxcơva và Bắc Kinh khó có thể tiếp tục « bao che » cho các nhà cầm quyền tại Damas.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét