Theo AFP và truyền hình Ai Cập, sinh viên các trường đại học và nhân viên hệ thống giao thông công cộng kéo ra quảng trường Tahrir trong chiến dịch ngày thứ bảy « bất phục tùng công dân » đòi Hội đồng tướng lãnh phải trao quyền lại cho dân sự.
Ngày hành động khởi đi từ hôm qua 10/02/2012 với cuộc tuần hành với nhiều ngàn người tham dự trước bộ Quốc phòng yêu cầu quân đội trao trả quyền lực.
Tuy nhiên, Hội đồng quân lực tối cao, danh xưng của cơ quan thay thế Mubarak cách nay đúng một năm khẳng định là họ không nhượng bộ trước « những đe dọa » và « âm mưu khuynh đảo nhà nước ».
Vào ngày này 11/02/2011, cách nay đúng một năm, sau một đợt biểu tình gây sức ép kéo dài 18 ngày, Phó Tổng thống Omar Souleiman đã đọc một thông điệp ngắn không tới một phút thông báo Tổng thống Mubarak từ chức sau hơn 30 năm cầm quyền.
Quân đội ngã theo cách mạng, lên nắm quyền với lời cam kết sẽ nhanh chóng tiến hành cải cách dân chủ và chuyển giao quyền lực một cách sớm nhất. Phong trào cách mạng đã đạt được mục đích sau 18 ngày xuống đường nhưng một năm sau Mùa Xuân Ả Rập chưa xuất hiện trọn vẹn tại Ai Cập.
Tuy rằng bầu cử Quốc hội đã được tổ chức và bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 6 năm nay, báo chí được tự do hơn trước nhưng Hội đồng quân lực gồm 20 tướng lãnh do Thống chế Hussein Tantaoui lãnh đạo vẫn kiểm soát chính phủ. Cựu lãnh đạo Mubarak ra tòa nhưng cảnh sát vẫn đàn áp biểu tình bằng bạo lực.
Phe hồi giáo, kẻ thù không đội trời chung của ông Mubarak, nay chiếm đa số tại Quốc hội. Ngược lại, lực lượng nồng cốt của phong trào nổi dậy chống độc tài như sinh viên thanh niên, lực lượng cánh tả, thế tục bị xem là thua đậm trong ván cờ chính trị thời kỳ hậu Mubarak.
Họ nghi ngờ phe quân đội sẽ áp đặt một ứng cử viên tổng thống thuận lợi cho việc duy trì đặc quyền, đặc lợi. Sự kiện tiến sĩ El Baradei, nguyên là Giám đốc Cơ quan quốc tế năng lượng nguyên tử AIEA, đã thất vọng và phải bỏ ý định ra tranh cử là một trường hợp điển hình.
Theo giáo sư chính trị Rabab al Mahdi, đại học Mỹ tại Cairo, thì « cơ chế đã hy sinh Mubarak để trụ lại ». Những người biểu tình đòi Tổng thống Mubarak từ chức cách nay một năm, giờ đây họ đòi phải « xử bắn » tướng Tantaoui.
Cảnh sát, công an Ai Cập có tiếng xấu từ thời Mubarak cũng không tiến bộ tốt hơn. Vụ ủng hộ viên bóng đá tàn sát nhau làm chết 74 người hôm đầu tháng hai càng làm cho lực lượng an ninh mất hết niềm tin trong dân chúng. Để ghi dấu một năm ngày cách mạng Mùa Xuân Ai Cập, thành phần dân chủ tung ra khẩu hiệu cách nay một năm : tổng đình công và bất phục tùng dân sự.
Nhà phân tích Rabab al Mahdi vẫn tỏ ra lạc quan. Bà cho rằng dưới áp lực của đường phố, quân đội đã tiến hành một số nhượng bộ : tiếp tục xét xử Mubarak, bãi bỏ một phần tình trạng khẩn cấp, ấn định ngày bầu cử tổng thống, xã hội sẽ đi tới.
Còn theo một nhà ngoại giao tây phương thì quân đội do dự vì không muốn trao quyền cho tổ chức Huynh đệ hồi giáo. Nhưng phe này đã chiếm đa số tại Quốc hội thì khó thể tránh được một thỏa hiệp.
Ai Cập giờ đây đứng trước hai ngã đường : một là quân đội có quyết tâm nhanh chóng rút lui khỏi chính trường hay không ? Thứ hai là liệu phe hồi giáo sẽ thi hành những chính sách như thế nào, có chấp nhận hay không luật chơi dân chủ khi lên cầm quyền.
Ngày hành động khởi đi từ hôm qua 10/02/2012 với cuộc tuần hành với nhiều ngàn người tham dự trước bộ Quốc phòng yêu cầu quân đội trao trả quyền lực.
Tuy nhiên, Hội đồng quân lực tối cao, danh xưng của cơ quan thay thế Mubarak cách nay đúng một năm khẳng định là họ không nhượng bộ trước « những đe dọa » và « âm mưu khuynh đảo nhà nước ».
Vào ngày này 11/02/2011, cách nay đúng một năm, sau một đợt biểu tình gây sức ép kéo dài 18 ngày, Phó Tổng thống Omar Souleiman đã đọc một thông điệp ngắn không tới một phút thông báo Tổng thống Mubarak từ chức sau hơn 30 năm cầm quyền.
Quân đội ngã theo cách mạng, lên nắm quyền với lời cam kết sẽ nhanh chóng tiến hành cải cách dân chủ và chuyển giao quyền lực một cách sớm nhất. Phong trào cách mạng đã đạt được mục đích sau 18 ngày xuống đường nhưng một năm sau Mùa Xuân Ả Rập chưa xuất hiện trọn vẹn tại Ai Cập.
Tuy rằng bầu cử Quốc hội đã được tổ chức và bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 6 năm nay, báo chí được tự do hơn trước nhưng Hội đồng quân lực gồm 20 tướng lãnh do Thống chế Hussein Tantaoui lãnh đạo vẫn kiểm soát chính phủ. Cựu lãnh đạo Mubarak ra tòa nhưng cảnh sát vẫn đàn áp biểu tình bằng bạo lực.
Phe hồi giáo, kẻ thù không đội trời chung của ông Mubarak, nay chiếm đa số tại Quốc hội. Ngược lại, lực lượng nồng cốt của phong trào nổi dậy chống độc tài như sinh viên thanh niên, lực lượng cánh tả, thế tục bị xem là thua đậm trong ván cờ chính trị thời kỳ hậu Mubarak.
Họ nghi ngờ phe quân đội sẽ áp đặt một ứng cử viên tổng thống thuận lợi cho việc duy trì đặc quyền, đặc lợi. Sự kiện tiến sĩ El Baradei, nguyên là Giám đốc Cơ quan quốc tế năng lượng nguyên tử AIEA, đã thất vọng và phải bỏ ý định ra tranh cử là một trường hợp điển hình.
Theo giáo sư chính trị Rabab al Mahdi, đại học Mỹ tại Cairo, thì « cơ chế đã hy sinh Mubarak để trụ lại ». Những người biểu tình đòi Tổng thống Mubarak từ chức cách nay một năm, giờ đây họ đòi phải « xử bắn » tướng Tantaoui.
Cảnh sát, công an Ai Cập có tiếng xấu từ thời Mubarak cũng không tiến bộ tốt hơn. Vụ ủng hộ viên bóng đá tàn sát nhau làm chết 74 người hôm đầu tháng hai càng làm cho lực lượng an ninh mất hết niềm tin trong dân chúng. Để ghi dấu một năm ngày cách mạng Mùa Xuân Ai Cập, thành phần dân chủ tung ra khẩu hiệu cách nay một năm : tổng đình công và bất phục tùng dân sự.
Nhà phân tích Rabab al Mahdi vẫn tỏ ra lạc quan. Bà cho rằng dưới áp lực của đường phố, quân đội đã tiến hành một số nhượng bộ : tiếp tục xét xử Mubarak, bãi bỏ một phần tình trạng khẩn cấp, ấn định ngày bầu cử tổng thống, xã hội sẽ đi tới.
Còn theo một nhà ngoại giao tây phương thì quân đội do dự vì không muốn trao quyền cho tổ chức Huynh đệ hồi giáo. Nhưng phe này đã chiếm đa số tại Quốc hội thì khó thể tránh được một thỏa hiệp.
Ai Cập giờ đây đứng trước hai ngã đường : một là quân đội có quyết tâm nhanh chóng rút lui khỏi chính trường hay không ? Thứ hai là liệu phe hồi giáo sẽ thi hành những chính sách như thế nào, có chấp nhận hay không luật chơi dân chủ khi lên cầm quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét