Một nhóm hoạt động tranh đấu Tây Tạng mới phổ biến những bức hình họ nói là chụp tại những địa điểm xảy ra những cuộc phản kháng mới đây, cho thấy công an chống bạo loạn Trung Quốc đánh đập và lôi kéo những người biểu tình thân hình đầy máu. Nhóm trên nói các bức hình chứng minh Trung Quốc đã hành động dã man đối với những người biểu tình ôn hòa không vũ khí.
Hình: Students For a Free Tibet
Những tấm hình của nhóm “Sinh Viên Tranh Đấu Vì Tây Tạng Tự Do” cho thấy công an chống bạo loạn Trung Quốc dẫm đạp và lôi kéo những người phản kháng, một trong những người này chảy máu đầu. Nhóm trên nói những bức hình này được chụp tại Serta, thuộc tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Ông Dorjee Tseten, đại diện của nhóm tại Ấn Độ, nói những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã không nói sự thật về các cuộc biểu tình trong những tuần lễ mới đây:
“Chính phủ Trung Quốc làm như những người phản kháng đã bị bắn vì công an phải tự vệ, nhưng trong hình chúng ta thấy rõ người biểu tình chẳng mang vũ khí gì hết, họ chỉ phản kháng một cách bất bạo động và công an Trung Quốc đã đàn áp rất dã man và giết người Tây Tạng.”
Theo lời được trích thuật hôm thứ Năm của ông Lobsang Sangay, Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, thì ông “rất đỗi lo lắng về sự gia tăng nhân viên quân sự Trung Quốc,” và họ tiến vào đất Tây Tạng với nhiều xe chở nhân viên bán quân sự và súng tự động.
Những người Tây Tạng lưu vong nói ít nhất 7 người phản kháng đã bị giết trong những tuần lễ gần đây trong ba vụ, khi cảnh sát bắn vào đám đông không mang vũ khí.
Các giới chức cao cấp Trung Quốc nói các cuộc biểu tình đã “được lên kế hoạch kỹ lưỡng” từ trước, do những “phần tử ly khai được đào luyện” mưu toan dùng bạo lực chống lại công an.
Ông Dorjee thuộc nhóm sinh viên Tây Tạng Tự Do, cho biết thu thập được những hình ảnh mà nhóm này phổ biến tuần này không hề là chuyện dễ dàng.
Các nhà phân tích đã bày tỏ những quan ngại là một thế hệ người Tây Tạng trẻ hơn, ít tuân phục hơn, có thể sẽ bị lôi cuốn vào những vụ nổi dậy lớn kiểu như các cuộc nổi dậy đã diễn ra tại Tây Tạng vào năm 2008, nhất là nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời mà không thể trở về quê hương của Ngài.
Ông Dorjee cho biết thanh niên Tây Tạng sẽ tiếp tục biểu lộ ý kiến bằng đường lối ôn hòa:
“Sẽ không đúng khi người ta nói những thế hệ trẻ Tây Tạng đang bất mãn và có xu hướng bạo động. Chúng tôi vẫn phản kháng bất bạo động, nhưng với đường lối linh hoạt hơn mà thôi.”
Thủ tướng lưu vong Tây Tạng vừa kêu gọi tổ chức một buổi cầu nguyện trên toàn thế giới vào tuần tới để phản kháng những sự cố tại vùng Tây Tạng dưới quyền cai trị của Trung Quốc, và ông đang khẩn cầu Liên Hiệp Quốc gửi một toán điều tra sự việc tới khu vực này.
Ông Dorjee Tseten, đại diện của nhóm tại Ấn Độ, nói những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã không nói sự thật về các cuộc biểu tình trong những tuần lễ mới đây:
“Chính phủ Trung Quốc làm như những người phản kháng đã bị bắn vì công an phải tự vệ, nhưng trong hình chúng ta thấy rõ người biểu tình chẳng mang vũ khí gì hết, họ chỉ phản kháng một cách bất bạo động và công an Trung Quốc đã đàn áp rất dã man và giết người Tây Tạng.”
Theo lời được trích thuật hôm thứ Năm của ông Lobsang Sangay, Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, thì ông “rất đỗi lo lắng về sự gia tăng nhân viên quân sự Trung Quốc,” và họ tiến vào đất Tây Tạng với nhiều xe chở nhân viên bán quân sự và súng tự động.
Những người Tây Tạng lưu vong nói ít nhất 7 người phản kháng đã bị giết trong những tuần lễ gần đây trong ba vụ, khi cảnh sát bắn vào đám đông không mang vũ khí.
Các giới chức cao cấp Trung Quốc nói các cuộc biểu tình đã “được lên kế hoạch kỹ lưỡng” từ trước, do những “phần tử ly khai được đào luyện” mưu toan dùng bạo lực chống lại công an.
Ông Dorjee thuộc nhóm sinh viên Tây Tạng Tự Do, cho biết thu thập được những hình ảnh mà nhóm này phổ biến tuần này không hề là chuyện dễ dàng.
Các nhà phân tích đã bày tỏ những quan ngại là một thế hệ người Tây Tạng trẻ hơn, ít tuân phục hơn, có thể sẽ bị lôi cuốn vào những vụ nổi dậy lớn kiểu như các cuộc nổi dậy đã diễn ra tại Tây Tạng vào năm 2008, nhất là nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời mà không thể trở về quê hương của Ngài.
Ông Dorjee cho biết thanh niên Tây Tạng sẽ tiếp tục biểu lộ ý kiến bằng đường lối ôn hòa:
“Sẽ không đúng khi người ta nói những thế hệ trẻ Tây Tạng đang bất mãn và có xu hướng bạo động. Chúng tôi vẫn phản kháng bất bạo động, nhưng với đường lối linh hoạt hơn mà thôi.”
Thủ tướng lưu vong Tây Tạng vừa kêu gọi tổ chức một buổi cầu nguyện trên toàn thế giới vào tuần tới để phản kháng những sự cố tại vùng Tây Tạng dưới quyền cai trị của Trung Quốc, và ông đang khẩn cầu Liên Hiệp Quốc gửi một toán điều tra sự việc tới khu vực này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét