Theo AFP, mặc dù có mặt tại Pháp từ rất lâu, nhưng phải đến những năm 1970, cộng đồng gốc châu Á mới có những đại diện đầu tiên của mình trong các tổ chức chính trị và hiện nay, họ cố gắng tìm kiếm, tạo dựng những biểu tượng, giống như cộng đồng người Pháp gốc Phi với cựu bộ trưởng Rama Yade hay cộng đồng Pháp gốc Bắc Phi, với cựu bộ trưởng Tư pháp Rachida Dati.
Chuyên gia xã hội học Estelle Auguin nhận xét, người gốc châu Á bắt đầu ý thức được sức mạnh của mình và họ muốn tham gia vào các đảng phái chính trị.
Nước Pháp có khoảng 100 tỉnh và hơn 30 ngàn xã nhưng ở cả hai cấp này, mới chỉ có khoảng 2 chục dân biểu gốc Á.
Trong thời gian gần đây, gương mặt chính trị gia gốc Á xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông là ông Jean Vincent Placé, chủ tịch nhóm Thượng nghị sĩ đảng Môi sinh. Ông sinh ra tại Hàn Quốc và được nhận làm con nuôi hồi 7 tuổi.
Trong nhóm vận động tranh cử tổng thống của ứng viên đảng Xã Hội François Hollande, thì có bà Fleur Pellerin, cũng sinh tại Hàn Quốc. Bà tốt nghiệp trường Hành chính Quốc gia.
Tuy nhiên, chuyên gia xã hội học Auguin cho rằng nên phân chia cộng đồng người Pháp gốc Á thành hai nhóm. Một nhóm là người Pháp có gốc gác từ các nước Đông Nam Á và nhóm kia là nhũng người đến từ Trung Quốc.
Nhóm cư dân gốc Đông Nam Á có một « trình độ văn hóa xã hội nhất định » và vì « các lý do chính trị », họ đã rời khỏi Việt Nam, Cam Bốt, Lào, trong những năm 1970. Nhóm thứ hai, đa phần là người có gốc gác ở nông thôn, vùng Ôn Châu, phía đông nam tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đó là nhóm « di dân kinh tế », « có trình độ văn hóa xã hội không cao », « ít bị chính trị hóa » và « hội nhập không tốt lắm ». Do vậy, theo chuyên gia này, cộng đồng Pháp gốc Đông Nam Á có mong muốn mạnh mẽ hơn để có được đại diện của mình trong các thể chế chính trị Pháp.
Ông Chenva Tieu khẳng định với AFP : « Chúng tôi cần có đại diện ». Trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới, ông có tên trong danh sách đảng cánh hữu UMP, ra tranh cử tại đơn vị bầu cử số 10, bao gồm cả quận 13 Paris. Là sáng lập viên tổ chức « Câu lạc bộ thế kỷ 21 », tập hợp nhiều trí thức gốc châu Á, ông Chenva Tieu cho biết : « Mục tiêu của tôi là để làm cho Quốc hội có tất cả mầu sắc của nước Pháp ».
Tham gia đảng UMP năm 2006, ông Chenva Tieu là phát ngôn viên của đương kim bộ trưởng Ngân sách Valérie Pécresse trong cuộc bầu cử cấp vùng năm 2008. Năm ngoái, ông được chỉ định làm bí thư toàn quốc của đảng UMP phụ trách quan hệ với châu Á.
Đến Pháp năm 11 tuổi, ông Chenva Tieu thuộc thế hệ « boat peuple », bỏ Cam Bốt ra đi khi Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh năm 1975.
Ông Chenva Tieu giải thích rằng những người thuộc thế hệ của ông đã tới Pháp với hai bàn tay trắng. Họ dành hết sức lực để ổn định cuộc sống và thành đạt trong xã hội. Giờ đây, nhiều người trở thành các nhà tư sản và như vậy, quá trình gây dựng lại cuộc sống đã kết thúc và khởi đầu một chu kỳ mới, với một thế hệ mới, được hưởng quyền tự do ngôn luận và có ý thức chính trị. Thế hệ mới lựa chọn nghề nghiệp không chỉ vì tiền. Họ còn tính tới khái niệm công dân, tìm hiểu nước Pháp và gây dựng các quan hệ xã hội.
Ông Martin Shi, một thương nhân tại khu vực Belleville, quận 20 Paris, được nhập quốc tịch Pháp cách nay vài năm. Ông đã gia nhập đảng Cấp tiến và kêu gọi cộng đồng gốc Á không nên chỉ quan tâm đến buôn bán mà phải tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Ông Shi có ý định ra ứng cử trong cuộc bầu cử địa phương năm 2014.
Chuyên gia xã hội học Estelle Auguin nhận xét, người gốc châu Á bắt đầu ý thức được sức mạnh của mình và họ muốn tham gia vào các đảng phái chính trị.
Nước Pháp có khoảng 100 tỉnh và hơn 30 ngàn xã nhưng ở cả hai cấp này, mới chỉ có khoảng 2 chục dân biểu gốc Á.
Trong thời gian gần đây, gương mặt chính trị gia gốc Á xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông là ông Jean Vincent Placé, chủ tịch nhóm Thượng nghị sĩ đảng Môi sinh. Ông sinh ra tại Hàn Quốc và được nhận làm con nuôi hồi 7 tuổi.
Trong nhóm vận động tranh cử tổng thống của ứng viên đảng Xã Hội François Hollande, thì có bà Fleur Pellerin, cũng sinh tại Hàn Quốc. Bà tốt nghiệp trường Hành chính Quốc gia.
Tuy nhiên, chuyên gia xã hội học Auguin cho rằng nên phân chia cộng đồng người Pháp gốc Á thành hai nhóm. Một nhóm là người Pháp có gốc gác từ các nước Đông Nam Á và nhóm kia là nhũng người đến từ Trung Quốc.
Nhóm cư dân gốc Đông Nam Á có một « trình độ văn hóa xã hội nhất định » và vì « các lý do chính trị », họ đã rời khỏi Việt Nam, Cam Bốt, Lào, trong những năm 1970. Nhóm thứ hai, đa phần là người có gốc gác ở nông thôn, vùng Ôn Châu, phía đông nam tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đó là nhóm « di dân kinh tế », « có trình độ văn hóa xã hội không cao », « ít bị chính trị hóa » và « hội nhập không tốt lắm ». Do vậy, theo chuyên gia này, cộng đồng Pháp gốc Đông Nam Á có mong muốn mạnh mẽ hơn để có được đại diện của mình trong các thể chế chính trị Pháp.
Ông Chenva Tieu khẳng định với AFP : « Chúng tôi cần có đại diện ». Trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới, ông có tên trong danh sách đảng cánh hữu UMP, ra tranh cử tại đơn vị bầu cử số 10, bao gồm cả quận 13 Paris. Là sáng lập viên tổ chức « Câu lạc bộ thế kỷ 21 », tập hợp nhiều trí thức gốc châu Á, ông Chenva Tieu cho biết : « Mục tiêu của tôi là để làm cho Quốc hội có tất cả mầu sắc của nước Pháp ».
Tham gia đảng UMP năm 2006, ông Chenva Tieu là phát ngôn viên của đương kim bộ trưởng Ngân sách Valérie Pécresse trong cuộc bầu cử cấp vùng năm 2008. Năm ngoái, ông được chỉ định làm bí thư toàn quốc của đảng UMP phụ trách quan hệ với châu Á.
Đến Pháp năm 11 tuổi, ông Chenva Tieu thuộc thế hệ « boat peuple », bỏ Cam Bốt ra đi khi Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh năm 1975.
Ông Chenva Tieu giải thích rằng những người thuộc thế hệ của ông đã tới Pháp với hai bàn tay trắng. Họ dành hết sức lực để ổn định cuộc sống và thành đạt trong xã hội. Giờ đây, nhiều người trở thành các nhà tư sản và như vậy, quá trình gây dựng lại cuộc sống đã kết thúc và khởi đầu một chu kỳ mới, với một thế hệ mới, được hưởng quyền tự do ngôn luận và có ý thức chính trị. Thế hệ mới lựa chọn nghề nghiệp không chỉ vì tiền. Họ còn tính tới khái niệm công dân, tìm hiểu nước Pháp và gây dựng các quan hệ xã hội.
Ông Martin Shi, một thương nhân tại khu vực Belleville, quận 20 Paris, được nhập quốc tịch Pháp cách nay vài năm. Ông đã gia nhập đảng Cấp tiến và kêu gọi cộng đồng gốc Á không nên chỉ quan tâm đến buôn bán mà phải tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Ông Shi có ý định ra ứng cử trong cuộc bầu cử địa phương năm 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét