12.2.12

Thay đổi giờ học, giờ làm áp dụng nguyên lý “lấy kẹo trong bình”




Mật độ xe trên phố như lượng kẹo trong bình
Mật độ dân số tham gia giao thông trên đường phố, ta hãy xem như là những viên kẹo trong một bình kẹo, những viên kẹo đó đại diện cho từng nhóm ngành nghề riêng biệt trong xã hội.
Theo lẽ thường, chúng ta muốn lấy kẹo trong bình thì phải lấy từng ít một, và lấy từ từ chứ không thể nào trút nguyên bình ra cùng một lúc. Tức là lấy số lượng ít trước rồi mới đến số lượng còn lại, không ai làm ngược lại được.


Trút kẹo ra khỏi bình cùng lúc gây ách tắc tại miệng bình, cũng như ùn tắc giao thông
Từ ngày 1-2-2012 vừa qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện việc thay đổi giờ học và giờ làm cho nhân viên chức, học sinh,.v.v…. Sau 2 tuần thực hiện, chúng ta cũng thấy rằng tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại các nút giao thông trước đây có phần giảm, nhưng đồng thời cũng làm phát sinh các điểm ùn tắc mới. Dân số Hà Nội có khoảng 7 triệu dân, nếu vào giờ cao điểm chỉ có khoản 60% cùng tham gia giao thông thì ta thấy rằng có đến 4,2 triệu người.
Mục đích việc làm thay đổi giờ này của bộ giao thông là nhằm giảm lưu lượng giao thông cùng thời điểm, tuy nhiên việc thay đổi giờ này chỉ giúp giảm lưu lượng chỉ khoản 700,000. Mà trong đó, thay gì giảm tải 700,000 người này trước và 3,5 triệu người sau, theo lẽ thường lấy số lượng ít ra trước rồi mới lấy số còn lại. Thì bộ giao thông và UBND thành phố Hà Nội lại làm ngược lại muốn lấy đi 3,5 triệu người trước rồi mới giải tỏa 700,000 người sau. Việc này dẫn đến một hệ lụy là, nếu 3,5 triệu người kia không thoát kịp, thì đến lượt 700,000 người còn lại sẽ đổ ra và làm ùn tắc thêm nghiêm trọng. Vì thành phố Hà Nội đã làm ngược lại lẽ thường vốn có, nên gây xung đột mật độ giao thông.
Ngoài ra, việc thay đổi giờ này còn gây không ít phiền toái và thay đổi nhịp sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đển tâm sinh lý, cũng như sức khỏe của cả phụ huynh và học sinh. Sau 2 tuần triển khai thay đổi giờ học đến 19h00, thì nay sở giáo dục Hà Nội lại thay đổi giờ rút ngắn lại 18h00. Theo tôi thì việc thay đổi giờ lên 18h00 này cũng sẽ không giải quyết được gì trong việc giảm ùn tắc giao thông. Vì vẫn là lấy đi số nhiều trước rồi mới lấy đi số ít sau, việc làm này là ngược với lẽ thường. Nếu số nhiều kia không giảm tải kịp thì sẽ được bồi thêm số ít còn lại là việc làm giậm chân tại chổ so với trước khi đổi giờ, nếu không muốn nói đến phát sinh thêm điểm ùn tắc mới, khi thời gian giãn cách quá ngắn.
Như vậy, để thuận theo lẽ thường trong việc lấy kẹo ra khỏi bình, lấy số lượng ít trước rồi mới đến số lượng còn lại. Ta cần phải nhóm các đối tượng lại với nhau.
Giữa cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính, công ty kinh doanh và nhóm hổ trợ dịch vụ hầu như có sự liên quan nhau theo từng bộ phận trong từng đơn vị.
VD: Nhóm hành chính nhà nước về thuế, ngân hàng, tài chính sẽ có giờ đi làm và giờ tan sở cùng với nhóm tài chính kế toán của công ty.
Nhóm dịch vụ, quảng cáo hổ trợ doanh nghiệp, nhóm cấp phép văn hóa thông tin của cơ quan nhà nước sẽ có giờ đi làm và giờ tan sở cùng với nhóm Marketing trong Cty khối doanh nghiệp.
Trong đó, nhóm tài chính sẽ đi làm sớm và ra về sớm hơn so với nhóm dịch vụ, quảng cáo, truyền thông từ 30 phút – 60 phút.
Nhóm họp chợ và nhóm nội trợ sẽ được nhóm chung. Chợ sẽ được mở trước 5h00 sáng đến 6h30 tạm ngưng, vào khung giờ này các mẹ/chị trong nhóm nội trợ sẽ đến chợ để mua sắm, nấu ăn sáng cho gia đình. Trong khoản thời gian này, nhóm họp chợ và nhóm nội trợ được sử dụng phương tiện cá nhân đến chợ. Nhưng từ 6h30 – 9h00, nhóm đối tượng này sẽ không được sử dụng phương tiện cá nhân khi đến chợ, vì vào giờ này chính là khung giờ đi làm và đi học của nhóm kinh tế và giáo dục. Sau 9h00, nhóm họp chợ và nhóm nội trợ hoạt động bình thường trở lại, trong khoảng từ 6h30 – 9h00 chợ và người nội trợ chỉ hoạt động cầm chừng (dành cho nhóm nội trợ đi bộ). Nếu nhóm họp chợ và nội trợ sử dụng phương tiện cá nhân, lấn đường sẽ phải chịu phạt thật nặng, vì việc lấn đường này chính là tác nhân gây cản trở lưu thông. Buổi chiều hạn chế họp chợ từ 16h00 – 17h30 (chỉ phục vụ cho nhóm nội trợ đi bộ).
Tương tự, chúng ta cần phải bóc tách và nhóm các nhóm đối tượng khác có ảnh hưởng với nhau, sẽ có khung giờ đi làm và tan sở cho phù hợp với những nhóm khác.
Đối với nhóm khối vận tải hàng hóa (xe tải từ 0,5 tấn – 3,5 tấn), giờ hoạt động từ 9h00 – 16h00
Đối với nhóm đối tượng ngành giáo dục các cấp học, ta có thể phân bố như sau:
Khối học sinh THCS (6, 7, 8, 9) và khối học sinh THPT (10, 11, 12) thì chúng ta sẽ có cách phân bố như sau: Học sinh phải tự đi xe đạp đến trường, hoặc đi bằng xe buýt, cắt giảm tối đa phụ thuộc vào phụ huynh.
Học sinh THCS có 4 khối học thế nên nhà trường cần phải sắp đặt sao cho:
VD: Khối 9 và 7 học buổi sáng, khối 8 và 6 học buổi chiều. Vì khối 9 có sức khỏe tốt hơn khối 7, nên khối lớp 9 sẽ vào học trước khối lớp 7 45 phút, khối 9 tan học trước khối 7 45 phút.
6h30 là giờ vào học của khối lớp 9, sau khi khối lớp 9 học được 1 tiết đến 7h15, ra chơi 10 phút. Trong 10 phút này sẽ là khoảng thời gian khối lớp 7 vào lớp. 7h25 học sinh học tiếp 2 tiết (90 phút) đến 8h55 ra chơi 10 phút, 9h05 vào học 2 tiết (90 phút) đến 10h35, khối lớp 9 ra về và khối lớp 7 ra chơi. 10h35 học sinh khối 7 vào học đến 11h30 tan trường.
Tương tự với buổi chiều dành cho khối lớp 8 và 6. 12h30 là giờ vào học của khối lớp 8, sau 1 tiết đến 13h15 là giờ ra chơi 10 phút, 10 phút này chính là thời điểm khối 6 vào lớp. 13h25 vào học tiếp 2 tiết đến 14h55 ra chơi 10 phút, 15h05 học đến 16h35 thì học sinh khối 8 ra về. 16h45 khối lớp 6 vào học đến 17h30 thì tan trường.
Tương tự THPT, sẽ được phân bố sao cho giờ tan học giữa các khối phải xen kẻ nhau từ 45 phút – 55 phút. Giờ vào học, tan học của khối THCS và THPT vào buổi sáng và trưa sẽ là như nhau. Nhưng vào giờ buổi chiều thì học sinh THPT cần phải vào học sớm hơn THCS từ 15 phút – 30 phút. Để khi tan trường, học sinh THPT ra sớm hơn THCS từ 15 phút – 30 phút.
Như vậy giờ đi làm và giờ tan sở của người lớn phải được bắt đầu: Buổi sáng từ 8h00 – 12h00, buổi chiều từ 13h00 – 17h00 đối với khối tài chính. Và sáng từ 9h00 – 12h30, chiều từ 13h30 – 18h00 đối với khối Marketing, dịch vụ & thông tin.
Giờ vào học của nhóm học sinh mẫu giáo và tiểu học sẽ vào học trước giờ vào làm của phụ huynh 15 phút, giờ tan học của học sinh mẫu giáo và tiểu học sẽ sau giờ tan sở của phụ huynh 15 phút.
Nếu khối mẫu giáo và tiểu học vào học buổi sáng từ 7h45 và tan học buổi chiều từ 17h30 cần có thêm 45 phút giữ trẻ tại trường để nhóm tan sở lúc 18h00 có thể đón học sinh.
Như vậy, với cách phân bổ trên, phụ huynh có thể đưa con lớn THCS hoặc THPT đi học trước, sau đó đưa trẻ nhỏ đến trường rồi đi làm là kịp giờ. Chiều về tan sở đón trẻ nhỏ trước, đón con lớn sau rồi cùng về nhà là phù hợp.
Như vậy, giờ họp chợ từ trước 5h00 – 6h30 và hạn chế từ 6h30 – 9h0, từ sau 9h00 hoạt động bình thường trở lại, sẽ không gây cản trở giao thông cho các nhóm tài chính và giáo dục.
Đối với nhóm công nhân và lao động phổ thông, các Cty, xí nghiệp nơi nhóm này hoạt động cần phải phân bố thời gian làm việc thích hợp.
VD: Ca sáng từ 6h00 – 14h00, ca chiều từ 14h00 – 22h00. Không tan ca hoặc công nhân không được ùa ra tập thể vào khung giờ từ 16h30 – 18h30, vì khi công nhân ùa ra vào thời điểm này sẽ gây ùn tắc giao thông cục bộ và kéo dài, gây xung đột giao thông với nhóm kinh tế và giáo dục.
Những VD, trên chỉ là những ví dụ để tham khảo cho các cơ quan chức năng, cần phải nhóm các khối đối tượng với nhau thành từng nhóm để từ đó phân bổ thời gian làm việc hợp lý. Tránh tình trạng tan sở, tan ca, tan học trùng thời điểm, gây kẹt xe và ùn tắc giao thông.
Lấy kẹo trong bình phải lấy từ số ít ra trước rồi mới đến số còn lại, chống ùn tắc giao thông đối với mật độ và lưu lượng phương tiện cũng giống như thế. Phải giải tỏa số lượng nhỏ trước, dần dần đến hết lưu lượng, chứ không thể nào giải tỏa lưu lượng lớn trước rồi mới đến lưu lượng nhỏ sau. Nếu áp dụng cùng lúc phương thức giảm lưu lượng bằng cách lấy kẹo trong bình và giảm ùn tắc theo dòng chảy của nước, đồng thời kết hợp với đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao thông thì cả Tp.HCM và Tp. Hà Nội sẽ giảm được ùn tắc giao thông như hiện nay.
Ngoài ra, cũng cần phân biệt các điểm họp chợ không nằm trong khu vực thường xuyên ùn tắc, trường học, cty, đơn vị ngoại thành, từ đó phân bổ thời gian hợp lý tạo điều kiện tốt nhất cho phụ huynh đưa đón trẻ và nội trợ. Như vậy, UBND Tp.HCM và Tp. Hà Nội chỉ cần có hướng dẫn nhóm đối tượng và phân bổ thời gian cho nhóm đối tượng đó, không cần phải can thiệp chi tiết. Việc còn lại là các đơn vị, cơ quan ban ngành địa phương tự phân công giờ làm, giờ học hợp lý và phù hợp với tính chất của các đối tượng cần áp dụng.
Mai Sỹ Xuân Lâm.

Không có nhận xét nào: