Danlambao- Bộ Ngoại vụ Châu Âu (EEAS) vừa ra thông cáo báo chí về cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam hôm 12/1, Danlambao lược dịch & giới thiệu đến các bạn.
Liên Minh Châu Âu nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp quyền giữ tầm quan trọng thiết yếu cho sự phát triển của chính Việt Nam và là khía cạnh quyết định cho các quan hệ song phương. Trong bối cảnh này, việc đưa ra sửa đổi Hiến pháp và một phạm vi rộng các văn bản lập pháp đang được Quốc hội quan tâm là đặc biệt thích hợp.
Cuộc gặp đã cung cấp một cơ hội cho cả hai bên để nêu ra những vấn đề quan tâm và quan ngại trong một không khí cởi mở và hiểu biết, bao gồm những cuộc thảo luận về một số trường hợp gây quan ngại cho Liên minh Châu Âu trong việc đối xử với các cá nhân. Phía Liên minh Châu Âu hoan nghênh sự tham gia rộng rãi của các đại diện từ các bộ nghành và cơ quan tư pháp trong cuộc đối thoại, cũng như cơ hội thực hiện chuyến viếng thăm thực tế tại tỉnh An Giang sau đó. Trong khi hoan nghênh các thành tựu đáng chú ý trong việc phát triển các quyền kinh tế và xã hội cũng như giảm nghèo, phía Liên minh Châu Âu bày tỏ hy vọng rằng các thách thức kinh tế vĩ mô hiện tại không làm xói mòn các cam kết của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Phía EU bày tỏ quan ngại về những biểu hiện của các biện pháp gia tăng hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận và báo chí trong nước, mà chính điều này đã tạo nguồn cho sự quan ngại ở Châu Âu và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến uy tín quốc tế của Việt Nam.
Trong khi hoan nghênh những sự cải thiện có ý nghĩa trong lĩnh vực tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Việt Nam những năm qua, phía Liên minh Châu Âu đã chỉ ra vài diễn biến đáng lo ngại trong năm 2011. Cả hai phía đồng ý rằng những nỗ lực hơn nữa là cần thiết để cải thiện và tăng tốc qui trình đăng ký giáo hội và nhà thờ ở Việt Nam.
Phía Liên minh Châu Âu hoan nghênh các nỗ lực hiện có của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện điều kiện sống cho dân tộc thiểu số và sự hội nhập kinh tế và xã hội của họ, bao gồm việc hỗ trợ giáo dục bằng tiếng dân tộc ít người. Cuộc viếng thăm An Giang đã cung cấp một cơ hội để gặp gỡ với chính quyền địa phương cũng như đại diện của các cộng đồng tôn giáo và dân tộc thiểu số.
Phía EU ghi nhận cam kết của Việt Nam sẽ nhanh chóng đệ trình các thực thi cho các cơ quan hiệp ước của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là Công ước LHQ về các Quyền Trẻ em và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Phía Liên minh Châu Âu thúc Việt Nam thực hiện đầy đủ các khuyến nghị trong bản Đánh giá Định kỳ Toàn cầu của LHQ (UPR) năm 2009, đặc biệt trong việc phê chuẩn Công ước LHQ về chống Tra tấn, Công ước về các Quyền cho Người tàn tật và nhiều Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế. Phía Liên minh Châu Âu hoan nghênh các cuộc viếng thăm làm việc tại Việt Nam theo các Qui trình Đặc biệt của LHQ về các quyền Xã hội và Kinh tế và đề nghị Việt Nam cũng mời gọi sự viếng thăm làm việc tương tự để đánh giá về các quyền Dân sự và Chính trị. Phía EU khuyến khích Việt Nam tham gia Qui chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Phía EU bày tỏ hy vọng rằng Tuyên ngôn ASEAN về Nhân quyền đang được chuẩn bị sẽ tăng cường các tiêu chuẩn quốc tế về các quyền con người.
Cả hai bên chia sẻ quan điểm rằng một hệ thống tư pháp độc lập và làm tốt chức năng, sự tuân thủ các qui tắc xét xử công bằng và sự tăng cường tiếp cận công lý là thiết yếu cho bất kỳ xã hội hiện đại nào. Phía EU hoan nghênh các phản ảnh đang diễn ra ở Việt Nam đòi các quyết định cầm tù bằng biện pháp hành chính phải được xem xét lại bằng các quyết định tư pháp. Phía EU cũng khuyến khích Việt Nam hợp tác với Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế và cho phép tổ chức này thâm nhập vào các nhà tù và trung tâm giam giữ, cũng như việc giảm hơn nữa số tội phạm có thể bị tử hình trong bối cảnh đang sửa đổi luật hình sự hiện nay.
Trong khi đó, cuộc gặp giữa Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell với các quan chức Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 2 vừa rồi tại Hà Nội thì lại được các cơ quan truyền thông Việt Nam đưa tin nhanh chóng và rộng rãi. Tuy nhiên, trong tất cả các bản tin của báo chí lề đảng thì lại hoàn toàn không nhắc gì đến yêu cầu tiên quyết về Nhân quyền của phía Mỹ đối với Việt Nam. Cùng lúc đó, hãng tin AP tại Hà Nội đã trực tiếp dẫn lời ông Campbell cho biết: "Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền để có được sự tiến bộ quan hệ với Hoa Kỳ".
Ông Campbell nói thêm rằng: "Vị thế về nhân quyền của Việt Nam là "trái ngược hẳn" với các quan hệ kinh tế và quân sự đang ấm lên giữa hai nước". Phía Mỹ cũng đã đề cập đến các trường hợp tù nhân chính trị tại Việt Nam nhưng từ chối nêu cụ thể với báo chí.
Danlambao cũng vừa được bác Trần Văn Huỳnh - thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức cho biết bác mới nhận được thông báo từ Nhà Trắng về việc đã nhận được thư của bác gửi cho Tổng thống Obama về trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Các bạn có thể hiểu rõ về Nhân quyền và nhà nước Pháp quyền, cùng với trách nhiệm của chúng ta tại đây.
http://danlambaovn.blogspot.com/
Bản tiếng Anh : http://eeas.europa.eu/human_rights/dialogues/index_en.htm
ĐỐI THOẠI NHÂN QUYỀN EU - VIỆT NAM
Hà Nội, 12/01/2012
Thông cáo báo chí của Đoàn EU
Theo tinh thần của Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) mới đây, Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam đã tổ chức vòng Đối thoại cấp thủ đô đầu tiên về Nhân quyền. Cuộc họp được tổ chức dưới sự chủ trì của Giám đốc Cục Nhân quyền và Dân chủ thuộc Bộ Ngoại vụ Châu Âu (EEAS), ông Rolf Timans, và Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Hoàng Chí Trung.
Cuộc gặp đã cung cấp một cơ hội cho cả hai bên để nêu ra những vấn đề quan tâm và quan ngại trong một không khí cởi mở và hiểu biết, bao gồm những cuộc thảo luận về một số trường hợp gây quan ngại cho Liên minh Châu Âu trong việc đối xử với các cá nhân. Phía Liên minh Châu Âu hoan nghênh sự tham gia rộng rãi của các đại diện từ các bộ nghành và cơ quan tư pháp trong cuộc đối thoại, cũng như cơ hội thực hiện chuyến viếng thăm thực tế tại tỉnh An Giang sau đó. Trong khi hoan nghênh các thành tựu đáng chú ý trong việc phát triển các quyền kinh tế và xã hội cũng như giảm nghèo, phía Liên minh Châu Âu bày tỏ hy vọng rằng các thách thức kinh tế vĩ mô hiện tại không làm xói mòn các cam kết của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
Phía EU bày tỏ quan ngại về những biểu hiện của các biện pháp gia tăng hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận và báo chí trong nước, mà chính điều này đã tạo nguồn cho sự quan ngại ở Châu Âu và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến uy tín quốc tế của Việt Nam.
Trong khi hoan nghênh những sự cải thiện có ý nghĩa trong lĩnh vực tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Việt Nam những năm qua, phía Liên minh Châu Âu đã chỉ ra vài diễn biến đáng lo ngại trong năm 2011. Cả hai phía đồng ý rằng những nỗ lực hơn nữa là cần thiết để cải thiện và tăng tốc qui trình đăng ký giáo hội và nhà thờ ở Việt Nam.
Phía Liên minh Châu Âu hoan nghênh các nỗ lực hiện có của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện điều kiện sống cho dân tộc thiểu số và sự hội nhập kinh tế và xã hội của họ, bao gồm việc hỗ trợ giáo dục bằng tiếng dân tộc ít người. Cuộc viếng thăm An Giang đã cung cấp một cơ hội để gặp gỡ với chính quyền địa phương cũng như đại diện của các cộng đồng tôn giáo và dân tộc thiểu số.
Phía EU ghi nhận cam kết của Việt Nam sẽ nhanh chóng đệ trình các thực thi cho các cơ quan hiệp ước của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là Công ước LHQ về các Quyền Trẻ em và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Phía Liên minh Châu Âu thúc Việt Nam thực hiện đầy đủ các khuyến nghị trong bản Đánh giá Định kỳ Toàn cầu của LHQ (UPR) năm 2009, đặc biệt trong việc phê chuẩn Công ước LHQ về chống Tra tấn, Công ước về các Quyền cho Người tàn tật và nhiều Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế. Phía Liên minh Châu Âu hoan nghênh các cuộc viếng thăm làm việc tại Việt Nam theo các Qui trình Đặc biệt của LHQ về các quyền Xã hội và Kinh tế và đề nghị Việt Nam cũng mời gọi sự viếng thăm làm việc tương tự để đánh giá về các quyền Dân sự và Chính trị. Phía EU khuyến khích Việt Nam tham gia Qui chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Phía EU bày tỏ hy vọng rằng Tuyên ngôn ASEAN về Nhân quyền đang được chuẩn bị sẽ tăng cường các tiêu chuẩn quốc tế về các quyền con người.
Cả hai bên chia sẻ quan điểm rằng một hệ thống tư pháp độc lập và làm tốt chức năng, sự tuân thủ các qui tắc xét xử công bằng và sự tăng cường tiếp cận công lý là thiết yếu cho bất kỳ xã hội hiện đại nào. Phía EU hoan nghênh các phản ảnh đang diễn ra ở Việt Nam đòi các quyết định cầm tù bằng biện pháp hành chính phải được xem xét lại bằng các quyết định tư pháp. Phía EU cũng khuyến khích Việt Nam hợp tác với Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế và cho phép tổ chức này thâm nhập vào các nhà tù và trung tâm giam giữ, cũng như việc giảm hơn nữa số tội phạm có thể bị tử hình trong bối cảnh đang sửa đổi luật hình sự hiện nay.
***
Danlambao: Thông cáo báo chí này do phía EU đưa ra, không có sự tham gia của phía VN. Thông lệ các cuộc đối thoại song phương thường sẽ đưa ra thông cáo chung. Việc này cho thấy phía Việt Nam đang bị sức ép nặng nề và rất lo lắng nếu xác nhận vào các nội dung như trên và lại được công bố rộng rãi. Cũng không tìm thấy phát biểu nào từ phía Việt Nam liên quan đến cuộc đối thoại này. Trong khi đó, cuộc gặp giữa Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell với các quan chức Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 2 vừa rồi tại Hà Nội thì lại được các cơ quan truyền thông Việt Nam đưa tin nhanh chóng và rộng rãi. Tuy nhiên, trong tất cả các bản tin của báo chí lề đảng thì lại hoàn toàn không nhắc gì đến yêu cầu tiên quyết về Nhân quyền của phía Mỹ đối với Việt Nam. Cùng lúc đó, hãng tin AP tại Hà Nội đã trực tiếp dẫn lời ông Campbell cho biết: "Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền để có được sự tiến bộ quan hệ với Hoa Kỳ".
Ông Campbell nói thêm rằng: "Vị thế về nhân quyền của Việt Nam là "trái ngược hẳn" với các quan hệ kinh tế và quân sự đang ấm lên giữa hai nước". Phía Mỹ cũng đã đề cập đến các trường hợp tù nhân chính trị tại Việt Nam nhưng từ chối nêu cụ thể với báo chí.
Danlambao cũng vừa được bác Trần Văn Huỳnh - thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức cho biết bác mới nhận được thông báo từ Nhà Trắng về việc đã nhận được thư của bác gửi cho Tổng thống Obama về trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Các bạn có thể hiểu rõ về Nhân quyền và nhà nước Pháp quyền, cùng với trách nhiệm của chúng ta tại đây.
http://danlambaovn.blogspot.com/
Bản tiếng Anh : http://eeas.europa.eu/human_rights/dialogues/index_en.htm
9 Ý kiến:
Lưu Ý :
- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google
- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi
- Những phản hồi chữ Việt không dấu cũng sẽ bị xóa.