Vào đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều tập đoàn nhà nước đã được tư hữu hóa trong những điều kiện không mấy minh bạch. Những người có đầu óc kinh doanh và thần thế đã lợi dụng thời cơ mua lại với giá rẻ như bèo những công ty hàng đầu của nền công nghiệp Nga. Điều này đã không khỏi khiến một phần công luận Nga bất bình.
Cho nên theo thông tín viên của Le Figaro từ Matxcơva, lời « tuyên chiến » với các đại gia đã làm giàu « bất chính » của thủ tướng Putin trước hết là một đòn tâm lý đẻ chinh phục cử tri 3 tuần trước cuộc tuyển cử. Ứng cử viên Putin làm một công đôi, ba việc.
Thứ nhất ông chứng tỏ quyết tâm « lành mạnh hóa » guồng máy chính trị, kinh tế Nga để trở lại điện Kremly thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Mục tiêu thứ nhì mà thủ tướng Nga đang theo đuổi là để xoa dịu làn sóng bài Putin đang dâng lên kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 12/2011. Mục tiêu thứ ba và đáng chú ý nhất của ông Putin trong cuộc tiếp xúc với các doanh nhân tại Matxcơva hôm qua có lẽ là để « nắn gân » một số các đại gia của Nga đang có khuynh hướng nghiêng về phía các nhà đối lập.
Le Figaro trích lời một chuyên gia chính trị hàng đầu của Nga Igor Bunin theo đó : « Trong thời buổi dầu sôi lửa bỏng như hiện nay, Putin muốn rà soát lại trong hàng ngũ các doanh nhân, để bảo đảm rằng họ còn trung thành với ông ». Đặc biệt là trong số đó đã có nhiều người từng được chính Vladimir Putin cất nhắc vào các trị trí quan trọng của của các ngành từ công nghiệp, dầu khí đến điện lực quốc gia.
Nhưng chiến lược bàn tay sạch của ông Putin được tung ra một cách « có chọn lọc » : một vài ông chủ đã bị cách chức vì « quyền lợi chồng chéo » nhưng lại cũng có những người vẫn « bình an vô sự ». Đó là những thành phần « bè phái » rất gần gũi với Putin. Thông tín viên của Le Figaro nêu đích danh người đứng đầu cơ quan đường sắt Nga, một cựu quan chức cao cấp của cơ quan mật vụ KGB hay trường họp của chủ tịch tổng giám đốc đại công ty Rostechnologuii.
Kinh tế Iran ngạt thở vì các biện pháp trừng phạt
Le Monde chú ý đến kinh tế Iran trong tình trạng báo động : lần đầu tiên kể từ đầu khủng hoảng hạt nhân Iran 2006, các biện pháp cấm vận của cộng đồng quốc tế nhắm vào chính quyền Téhéran bắt đầu tác động trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người dân Iran.
Đồng tiền Iran, rial, mất giá liên tục ; lạm phát leo thang, đạt tới mức 37 % khiến đời sống của người dân Iran thêm điêu đứng. Giá nhu yếu phẩm tăng chóng mặt. Người ta phải trả đến 30 đô la để mua được một ký thịt, 5 đô la để mua một cân gạo. Một phần lớn dân chúng không có khả năng điều trị thuốc men, số người bị mất việc làm ngày càng đông khi các doanh nghiệp Iran không còn khả năng thanh toán đã phải lần lượt đóng cửa các cơ sở hoạt động.
Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu quan hệ kinh tế Iran – Trung Quốc tại Téhéran dự báo : « với đà nay, chỉ trong sáu tháng nữa, nạn đói sẽ hoành hành tại Cộng hòa Hồi giáo Iran ».
Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào chính quyền của tổng thống Ahmadinejad được đưa ra vào lúc kinh tế Iran đang « bên bờ vực thẳm ». Giới chuyên gia cho rằng trên hồ sơ Iran, phương Tây như muốn dùng lá bài kinh tế để khuyến khích người dân Iran vùng lên. Nhưng theo phân tích của nhà nghiên cứu Thierry Coville, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược, IRIS của Pháp, thì người dân Iran không cần để cho bên ngoài dật giây như lịch sử đã cho thấy sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 6/2009.
Tuy nhiên tính toán của phương Tây cũng đầy rủi ro vì không thể loại trừ khả năng chính quyền Ahmedinejad lợi dụng cơ hội này để biện minh cho việc quản lý kinh tế tệ hại đã kéo dài trong nhiều năm qua. Chính sách quản lý tồi tệ của ông Ahmadinejad đã đẩy dân đến cảnh đói kém. Nhưng điều có thể xảy ra là Téhéran lợi dụng cơ hội này, đánh bùn sang ao và đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây đem lại đói khổ cho người dân xứ mình. Trong trường hợp đó ông Thierry Coville không loại trừ kịch bản Téhéran làm dấy lên tinh thần bài Tây phương.
Bầu cử tổng thống Pháp : Nicolas Sarkozy trong thế tấn công
Trở lại với phần thời sự nước Pháp : Nicolas Sarkozy tuy chưa chính thức tuyên bố ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai nhưng đã khoác lên mình chiếc áo của một ứng cử viên tổng thống. Le Figaro chạy tựa trên trang nhất « Những ưu tiên hàng đầu của ông Sarkozy cho một nhiệm kỳ thứ hai ». Đối với Le Monde « chiến dịch vận động của chủ nhân điện Elysée đang tăng tốc ». Báo kinh tế Les Echos cho rằng ông Sarkozy trong thế « tấn công ».
Nicolas Sarkozy « vừa đánh trống vừa la làng » đó là quan điểm của tờ báo thiên tả Libération. Trên trang nhất, Libération chạy tựa ngắn gọn : « Kẻ phản động » bên cạnh là hình Nicolas Sarkozy. Không hẹn mà tờ báo cộng sản L'Humanité cũng đưa ra quan điểm tương tự « Sarkozy, phản động hơn bao giờ hết ».
Hai tờ báo này cho rằng trên hồ sơ người nhập cư và thất nghiệp, ông Sarkozy đang chia rẽ dư luận Pháp. Theo Libération có lẽ do cảm thấy yếu thế trên bàn cờ chính trị quốc gia, ông đang tìm cách chinh phục thành phần cử tri bảo thủ nhất và cực đoan nhất của cánh hữu.
Đại dương trên sao Hỏa ?
Trong phần trang khoa học Le Figaro có bài báo hấp dẫn tiết lộ : phi thuyền thăm dò vũ trụ của châu Âu Mars Express vừa thu được một số bằng chứng cho thấy có khả năng trong quá khứ một đại dương đã bao phủ lên bán bắc cầu của sao Hỏa. Đây là một bằng chứng mới cho thấy, hành tình Đỏ từng có nước lỏng. Thậm chí các nhà thiên văn học còn có thể xác định là cách nay ba tỷ năm trên sao Hỏa đã có nhiều vùng đại dương. Nhưng do nhiệt độ quá cao và ẩm, khối lượng nước thiên nhiên đó không tồn tại lâu để phát sinh mầm của sự sống trên sao Hỏa.
Để có thể khẳng định được một cách chắc chắn hơn về sự hiện diện của nước trên hành tinh này, thì các nhà khoa học còn phải nghiên cứu thêm về chất đá tìm thấy trên Hỏa tinh. Cơ quan không gian châu Âu ESA đang kỳ vọng vào chương trình thám hiểm sao Hỏa, Exomars, đem về những bằng chứng cụ thể hơn.
Hiềm nỗi một phần chương trình này do cơ quan không gian của Mỹ, NASA bảo đảm. Và dường như vì ngân sách eo hẹp NASA đang tính tới khả năng rút lui khỏi các chương trình thám hiểm Hỏa tinh vô cùng tốn kém. Vào ngày 13/02/2012 Washington sẽ công bố ngân sách của NASA và khi đó châu Âu có lẽ sẽ tính đến một phương án B để tiếp tục tìm.
Cho nên theo thông tín viên của Le Figaro từ Matxcơva, lời « tuyên chiến » với các đại gia đã làm giàu « bất chính » của thủ tướng Putin trước hết là một đòn tâm lý đẻ chinh phục cử tri 3 tuần trước cuộc tuyển cử. Ứng cử viên Putin làm một công đôi, ba việc.
Thứ nhất ông chứng tỏ quyết tâm « lành mạnh hóa » guồng máy chính trị, kinh tế Nga để trở lại điện Kremly thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Mục tiêu thứ nhì mà thủ tướng Nga đang theo đuổi là để xoa dịu làn sóng bài Putin đang dâng lên kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 12/2011. Mục tiêu thứ ba và đáng chú ý nhất của ông Putin trong cuộc tiếp xúc với các doanh nhân tại Matxcơva hôm qua có lẽ là để « nắn gân » một số các đại gia của Nga đang có khuynh hướng nghiêng về phía các nhà đối lập.
Le Figaro trích lời một chuyên gia chính trị hàng đầu của Nga Igor Bunin theo đó : « Trong thời buổi dầu sôi lửa bỏng như hiện nay, Putin muốn rà soát lại trong hàng ngũ các doanh nhân, để bảo đảm rằng họ còn trung thành với ông ». Đặc biệt là trong số đó đã có nhiều người từng được chính Vladimir Putin cất nhắc vào các trị trí quan trọng của của các ngành từ công nghiệp, dầu khí đến điện lực quốc gia.
Nhưng chiến lược bàn tay sạch của ông Putin được tung ra một cách « có chọn lọc » : một vài ông chủ đã bị cách chức vì « quyền lợi chồng chéo » nhưng lại cũng có những người vẫn « bình an vô sự ». Đó là những thành phần « bè phái » rất gần gũi với Putin. Thông tín viên của Le Figaro nêu đích danh người đứng đầu cơ quan đường sắt Nga, một cựu quan chức cao cấp của cơ quan mật vụ KGB hay trường họp của chủ tịch tổng giám đốc đại công ty Rostechnologuii.
Kinh tế Iran ngạt thở vì các biện pháp trừng phạt
Le Monde chú ý đến kinh tế Iran trong tình trạng báo động : lần đầu tiên kể từ đầu khủng hoảng hạt nhân Iran 2006, các biện pháp cấm vận của cộng đồng quốc tế nhắm vào chính quyền Téhéran bắt đầu tác động trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người dân Iran.
Đồng tiền Iran, rial, mất giá liên tục ; lạm phát leo thang, đạt tới mức 37 % khiến đời sống của người dân Iran thêm điêu đứng. Giá nhu yếu phẩm tăng chóng mặt. Người ta phải trả đến 30 đô la để mua được một ký thịt, 5 đô la để mua một cân gạo. Một phần lớn dân chúng không có khả năng điều trị thuốc men, số người bị mất việc làm ngày càng đông khi các doanh nghiệp Iran không còn khả năng thanh toán đã phải lần lượt đóng cửa các cơ sở hoạt động.
Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu quan hệ kinh tế Iran – Trung Quốc tại Téhéran dự báo : « với đà nay, chỉ trong sáu tháng nữa, nạn đói sẽ hoành hành tại Cộng hòa Hồi giáo Iran ».
Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào chính quyền của tổng thống Ahmadinejad được đưa ra vào lúc kinh tế Iran đang « bên bờ vực thẳm ». Giới chuyên gia cho rằng trên hồ sơ Iran, phương Tây như muốn dùng lá bài kinh tế để khuyến khích người dân Iran vùng lên. Nhưng theo phân tích của nhà nghiên cứu Thierry Coville, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược, IRIS của Pháp, thì người dân Iran không cần để cho bên ngoài dật giây như lịch sử đã cho thấy sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 6/2009.
Tuy nhiên tính toán của phương Tây cũng đầy rủi ro vì không thể loại trừ khả năng chính quyền Ahmedinejad lợi dụng cơ hội này để biện minh cho việc quản lý kinh tế tệ hại đã kéo dài trong nhiều năm qua. Chính sách quản lý tồi tệ của ông Ahmadinejad đã đẩy dân đến cảnh đói kém. Nhưng điều có thể xảy ra là Téhéran lợi dụng cơ hội này, đánh bùn sang ao và đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây đem lại đói khổ cho người dân xứ mình. Trong trường hợp đó ông Thierry Coville không loại trừ kịch bản Téhéran làm dấy lên tinh thần bài Tây phương.
Bầu cử tổng thống Pháp : Nicolas Sarkozy trong thế tấn công
Trở lại với phần thời sự nước Pháp : Nicolas Sarkozy tuy chưa chính thức tuyên bố ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai nhưng đã khoác lên mình chiếc áo của một ứng cử viên tổng thống. Le Figaro chạy tựa trên trang nhất « Những ưu tiên hàng đầu của ông Sarkozy cho một nhiệm kỳ thứ hai ». Đối với Le Monde « chiến dịch vận động của chủ nhân điện Elysée đang tăng tốc ». Báo kinh tế Les Echos cho rằng ông Sarkozy trong thế « tấn công ».
Nicolas Sarkozy « vừa đánh trống vừa la làng » đó là quan điểm của tờ báo thiên tả Libération. Trên trang nhất, Libération chạy tựa ngắn gọn : « Kẻ phản động » bên cạnh là hình Nicolas Sarkozy. Không hẹn mà tờ báo cộng sản L'Humanité cũng đưa ra quan điểm tương tự « Sarkozy, phản động hơn bao giờ hết ».
Hai tờ báo này cho rằng trên hồ sơ người nhập cư và thất nghiệp, ông Sarkozy đang chia rẽ dư luận Pháp. Theo Libération có lẽ do cảm thấy yếu thế trên bàn cờ chính trị quốc gia, ông đang tìm cách chinh phục thành phần cử tri bảo thủ nhất và cực đoan nhất của cánh hữu.
Đại dương trên sao Hỏa ?
Trong phần trang khoa học Le Figaro có bài báo hấp dẫn tiết lộ : phi thuyền thăm dò vũ trụ của châu Âu Mars Express vừa thu được một số bằng chứng cho thấy có khả năng trong quá khứ một đại dương đã bao phủ lên bán bắc cầu của sao Hỏa. Đây là một bằng chứng mới cho thấy, hành tình Đỏ từng có nước lỏng. Thậm chí các nhà thiên văn học còn có thể xác định là cách nay ba tỷ năm trên sao Hỏa đã có nhiều vùng đại dương. Nhưng do nhiệt độ quá cao và ẩm, khối lượng nước thiên nhiên đó không tồn tại lâu để phát sinh mầm của sự sống trên sao Hỏa.
Để có thể khẳng định được một cách chắc chắn hơn về sự hiện diện của nước trên hành tinh này, thì các nhà khoa học còn phải nghiên cứu thêm về chất đá tìm thấy trên Hỏa tinh. Cơ quan không gian châu Âu ESA đang kỳ vọng vào chương trình thám hiểm sao Hỏa, Exomars, đem về những bằng chứng cụ thể hơn.
Hiềm nỗi một phần chương trình này do cơ quan không gian của Mỹ, NASA bảo đảm. Và dường như vì ngân sách eo hẹp NASA đang tính tới khả năng rút lui khỏi các chương trình thám hiểm Hỏa tinh vô cùng tốn kém. Vào ngày 13/02/2012 Washington sẽ công bố ngân sách của NASA và khi đó châu Âu có lẽ sẽ tính đến một phương án B để tiếp tục tìm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét