Giới trẻ ở Việt Nam tránh né kiểm duyệt
HÀ NỘI (AP) -Hãng thông tấn AP hôm Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012, vừa có một bài ký sự miêu tả việc giới trẻ ở Việt Nam né tránh việc kiểm duyệt văn hóa của nhà cầm quyền, thông qua cuốn sách bị thu hồi có tên là “Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ”.
“Khi cô nữ sinh viên Nguyễn Hồng Nhung nhìn thấy hình ảnh tập biếm họa ‘Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ’ trên máy điện thoại cầm tay thông minh của một người khác, cô cũng muốn có một quyển như họ.”
AP cho hay, “Tuy chính sách kiểm duyệt của nhà cầm quyền đã buộc nhà xuất bản thu hồi tập truyện tranh, tìm một ấn bản điện tử không mấy khó khăn”.
Cô Nhung chỉ cần vào mạng tìm kiếm Google, đánh tên quyển sách. Sau một vài cái nhắp chuột là cô đã có thể lấy xuống máy của mình một bản miễn phí.
Ðây là một tập sách minh họa theo các tiếng lóng mà những người trẻ tuổi ở Việt Nam hay dùng. Mỗi câu nói lóng đi kèm tấm hình minh họa nhiều khi vô nghĩa, dù quen thuộc, của đám thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay.
Cơ quan kiểm duyệt của nhà cầm quyền cho rằng một số hình ảnh mang tính bạo động hoặc nhạy cảm chính trị.
“Nhà cầm quyền càng cố cấm cái gì, các người trẻ tuổi lại càng cố tìm hiểu tại sao.” Cô gái 20 tuổi nói với nhà báo ở Hà Nội.
Ðảng CSVN thì kiểm soát tất cả. Kiểm duyệt báo chí thông tin, nghiền nát mọi cuộc biểu tình và bỏ tù bất cứ ai giám nói ra những lời chống lại guồng máy cai trị độc đảng. Nhưng bây giờ, khi các tiệm bán điện thoại thông minh chen vai với các ngôi chùa, cơ quan văn hóa của nhà cầm quyền hiện đang thấy khó khăn ngày càng khó cổ võ nền văn hóa đồng nhất và chung một bản chất, đặc biệt giữa lớp người trẻ tuổi của Việt Nam.
“Ðây là khúc ngoặt chính yếu của thế hệ trẻ tuổi hơn.” Thaveeporn Vasavakul, một học giả Ðông Nam Á phát biểu như vậy khi được tham vấn về cải cách khu vực công tại Việt Nam. “Mặc dù có luật lệ độc đảng nhưng anh có thể thấy đa nguyên trong suy nghĩ văn hóa và chính trị. Và thế hệ trẻ hơn đang đứng ở đó, nhìn chung quanh và họ thấy có nhiều cơ hội khác nhau để lựa chọn.”
Các biểu ngữ tuyên truyền và các chiến dịch cổ võ lòng yêu nước tiếp tục thúc giục lớp trẻ cũng như người lớn tuổi thi đua học tập theo gương khắc khổ của Hồ Chí Minh. Các cơ quan kiểm duyệt vẫn kiểm duyệt phim ảnh, sách và báo ngoại quốc để tìm các thông tin nhạy cảm trong khi cơ quan hành chánh cố ngăn cản từ các trò chơi điện tử đến đua xe máy dù chỉ thành công phần nào.
Lớp người trẻ tuổi Việt Nam hiện nay phần lớn không để ý tới chính trị nên một cuộc nổi dậy tập thể vẫn còn xa vời, theo Ðặng Hoàng Giang, một chuyên viên khảo cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Yểm Trợ Cộng Ðồng.
Làm cho nhà cầm quyền Hà Nội thấy bất an là phong trào dân chủ nổi dậy vào Mùa Xuân năm ngoái ở mấy xứ Ả Rập đã quét qua một số chế độ độc tài ở Bắc Phi Châu và Trung Ðông cũng như những cuộc chống đối nhà cầm quyền gia tăng ở Trung Quốc.
Gia tăng khác biệt giữa những thế hệ khác nhau làm đám cán bộ văn hóa âu lo vì “họ luôn nghĩ rằng họ là những kẻ chỉ huy”, theo ông Giang.
Tuy nhiều vụ cấm đoán về văn hóa từng bị bãi bỏ những năm gần đây, phản ứng như kiểu phản xạ của nhà cầm quyền vẫn là cấm đoán các hành vi của giới trẻ mà họ coi như có thể đe dọa đến quyền lực của nhà cầm quyền, cho dù những lệnh lạt đó không hiệu quả.
Năm 2009 nhà cầm quyền đã cấm chơi trò chơi điện tử quá khuya nhưng không thể ngăn cản được chúng chơi ở các quán dịch vụ Internet. Ðôi khi chúng chơi trong bóng tối để tránh bị phát giác. Phạt những kẻ đua xe máy cũng vẫn không cấm nổi đua xe nên cảnh sát giao thông ở Thanh Hóa đã nghĩ ra trò quăng lưới để bắt. Những ngăn chận lỏng lẻo để cấm người ta vào mạng Facebook cũng không cản được ai.
* ‘Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn’
Vụ bắt buộc thu hồi tập biếm họa “Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ” là một bằng chứng khác cho thấy đường lối kiểm duyệt cũ đã thất bại.
Tuy nhà cầm quyền đã buộc nhà xuất bản thu hồi nó chỉ sau 2 tuần lễ phát hành lấy cớ nó có nội dung nhiều đề tài nhạy cảm, người ở Việt Nam vẫn có thể đọc trên Internet hay mua những ấn bản phát hành lậu trên đường phố. Một ấn bản điện tử có thể mua qua hệ thống bán hàng hóa Amazon.com trên Internet của Mỹ với giá $7.99 đô la.
Cuốn sách biếm họa “Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ” in khổ nhỏ với 120 tấm hình minh họa các tiếng lóng trong đời sống thường ngày và các vấn đề xã hội. Tác giả Nguyễn Thành Phong nhắm đến các đề tài quen thuộc như buôn lậu thú rừng, bạo lực gia đình, sử dụng một thứ ngôn ngữ vui vui, khôi hài.
Mỗi câu nói bắt chước theo một lối nói lóng trên đường phố khiến những người lớn tuổi coi đó như làm suy đồi ngôn ngữ và văn hóa chính thống.
Nguyễn Thành Phong, 25 tuổi, đoạt một giải thưởng năm ngoái của Hội Hoạt Họa và Hí Họa Á Châu-Thái Bình Dương cho hay anh làm quyển sách đó để chứng tỏ “nghệ sĩ có thể làm bất cứ cái gì anh ta muốn” và giúp người Việt Nam “cảm thấy gần hơn với các vấn đề hiện đại”.
Anh phủ nhận những lời chỉ trích nói cái thứ ngôn ngữ đó làm bại hoại ngôn ngữ chính thống và cho rằng cái lệnh bắt thu hồi quyển sách là quá đáng.
“Một trong những điều cản trở khả năng sáng tạo trong lớp nghệ sĩ trẻ là cái sợ không nhìn thấy.” Phong nói như thế khi ngồi uống cà phê sữa ở Hà Nội. “Họ không biết cái gì có thể làm chính quyền bất mãn nên họ đặt ra giới hạn cho họ về cái gì họ sáng tạo ra.”
Trong một hình vẽ có vẻ quá tàn bạo đối với cơ quan kiểm duyệt là một người cho máu với lòng lo sợ, bán máu để lấy tiền cho con ăn học.
“Bác sĩ, xong chưa”. Người đó hỏi. “Chờ thêm chút nữa”, bác sĩ đáp.
“Tôi chỉ có 3 lít máu”. Người đó nói.
Lời đối thoại có thể diễn dịch như sự phê bình về tình trạng gia tăng cách biệt giầu nghèo trong xã hội, mô tả mặt trái của sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam. Một tấm hoạt họa khác miêu tả hai người bộ đội đá qua đá lại quả lựu đạn như một cách tát tai giới quân sự với lời miêu tả “Bộ đội phải chơi trội”.
Quân đội ở Việt Nam được ca tụng trong xã hội và cấm tất cả mọi sự chỉ trích.
Ðặng Thị Bích Ngân, phó giám đốc nhà xuất bản Mỹ Thuật bênh cái quyết định thu hồi quyển sách ấn hành 5,000 bản và đã bán hết 4,000 ở lần xuất bản đầu tiên. Dù sao bà nhìn nhận cái lệnh cấm đã kích thích người ta bán chui trên thị trường.
Tuy nhiên, những người chủ trương nhà sách Nhã Nam, nơi phát hành quyển Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ, thì từ chối đưa ra lời bình luận. (T.N.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=143985&z=0
HÀ NỘI (AP) -Hãng thông tấn AP hôm Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012, vừa có một bài ký sự miêu tả việc giới trẻ ở Việt Nam né tránh việc kiểm duyệt văn hóa của nhà cầm quyền, thông qua cuốn sách bị thu hồi có tên là “Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ”.
“Khi cô nữ sinh viên Nguyễn Hồng Nhung nhìn thấy hình ảnh tập biếm họa ‘Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ’ trên máy điện thoại cầm tay thông minh của một người khác, cô cũng muốn có một quyển như họ.”
AP cho hay, “Tuy chính sách kiểm duyệt của nhà cầm quyền đã buộc nhà xuất bản thu hồi tập truyện tranh, tìm một ấn bản điện tử không mấy khó khăn”.
Cô Nhung chỉ cần vào mạng tìm kiếm Google, đánh tên quyển sách. Sau một vài cái nhắp chuột là cô đã có thể lấy xuống máy của mình một bản miễn phí.
Ðây là một tập sách minh họa theo các tiếng lóng mà những người trẻ tuổi ở Việt Nam hay dùng. Mỗi câu nói lóng đi kèm tấm hình minh họa nhiều khi vô nghĩa, dù quen thuộc, của đám thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thành Phong, tác giả tập biếm họa “Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ” gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam. (Hình: AP Photo/Na Son Nguyen)
Cơ quan kiểm duyệt của nhà cầm quyền cho rằng một số hình ảnh mang tính bạo động hoặc nhạy cảm chính trị.
“Nhà cầm quyền càng cố cấm cái gì, các người trẻ tuổi lại càng cố tìm hiểu tại sao.” Cô gái 20 tuổi nói với nhà báo ở Hà Nội.
Ðảng CSVN thì kiểm soát tất cả. Kiểm duyệt báo chí thông tin, nghiền nát mọi cuộc biểu tình và bỏ tù bất cứ ai giám nói ra những lời chống lại guồng máy cai trị độc đảng. Nhưng bây giờ, khi các tiệm bán điện thoại thông minh chen vai với các ngôi chùa, cơ quan văn hóa của nhà cầm quyền hiện đang thấy khó khăn ngày càng khó cổ võ nền văn hóa đồng nhất và chung một bản chất, đặc biệt giữa lớp người trẻ tuổi của Việt Nam.
“Ðây là khúc ngoặt chính yếu của thế hệ trẻ tuổi hơn.” Thaveeporn Vasavakul, một học giả Ðông Nam Á phát biểu như vậy khi được tham vấn về cải cách khu vực công tại Việt Nam. “Mặc dù có luật lệ độc đảng nhưng anh có thể thấy đa nguyên trong suy nghĩ văn hóa và chính trị. Và thế hệ trẻ hơn đang đứng ở đó, nhìn chung quanh và họ thấy có nhiều cơ hội khác nhau để lựa chọn.”
Các biểu ngữ tuyên truyền và các chiến dịch cổ võ lòng yêu nước tiếp tục thúc giục lớp trẻ cũng như người lớn tuổi thi đua học tập theo gương khắc khổ của Hồ Chí Minh. Các cơ quan kiểm duyệt vẫn kiểm duyệt phim ảnh, sách và báo ngoại quốc để tìm các thông tin nhạy cảm trong khi cơ quan hành chánh cố ngăn cản từ các trò chơi điện tử đến đua xe máy dù chỉ thành công phần nào.
Lớp người trẻ tuổi Việt Nam hiện nay phần lớn không để ý tới chính trị nên một cuộc nổi dậy tập thể vẫn còn xa vời, theo Ðặng Hoàng Giang, một chuyên viên khảo cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Yểm Trợ Cộng Ðồng.
Làm cho nhà cầm quyền Hà Nội thấy bất an là phong trào dân chủ nổi dậy vào Mùa Xuân năm ngoái ở mấy xứ Ả Rập đã quét qua một số chế độ độc tài ở Bắc Phi Châu và Trung Ðông cũng như những cuộc chống đối nhà cầm quyền gia tăng ở Trung Quốc.
Bìa của cuốn sách ‘Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ’. (Hình: NV)
Gia tăng khác biệt giữa những thế hệ khác nhau làm đám cán bộ văn hóa âu lo vì “họ luôn nghĩ rằng họ là những kẻ chỉ huy”, theo ông Giang.
Tuy nhiều vụ cấm đoán về văn hóa từng bị bãi bỏ những năm gần đây, phản ứng như kiểu phản xạ của nhà cầm quyền vẫn là cấm đoán các hành vi của giới trẻ mà họ coi như có thể đe dọa đến quyền lực của nhà cầm quyền, cho dù những lệnh lạt đó không hiệu quả.
Năm 2009 nhà cầm quyền đã cấm chơi trò chơi điện tử quá khuya nhưng không thể ngăn cản được chúng chơi ở các quán dịch vụ Internet. Ðôi khi chúng chơi trong bóng tối để tránh bị phát giác. Phạt những kẻ đua xe máy cũng vẫn không cấm nổi đua xe nên cảnh sát giao thông ở Thanh Hóa đã nghĩ ra trò quăng lưới để bắt. Những ngăn chận lỏng lẻo để cấm người ta vào mạng Facebook cũng không cản được ai.
* ‘Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn’
Vụ bắt buộc thu hồi tập biếm họa “Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ” là một bằng chứng khác cho thấy đường lối kiểm duyệt cũ đã thất bại.
Tuy nhà cầm quyền đã buộc nhà xuất bản thu hồi nó chỉ sau 2 tuần lễ phát hành lấy cớ nó có nội dung nhiều đề tài nhạy cảm, người ở Việt Nam vẫn có thể đọc trên Internet hay mua những ấn bản phát hành lậu trên đường phố. Một ấn bản điện tử có thể mua qua hệ thống bán hàng hóa Amazon.com trên Internet của Mỹ với giá $7.99 đô la.
Cuốn sách biếm họa “Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ” in khổ nhỏ với 120 tấm hình minh họa các tiếng lóng trong đời sống thường ngày và các vấn đề xã hội. Tác giả Nguyễn Thành Phong nhắm đến các đề tài quen thuộc như buôn lậu thú rừng, bạo lực gia đình, sử dụng một thứ ngôn ngữ vui vui, khôi hài.
Mỗi câu nói bắt chước theo một lối nói lóng trên đường phố khiến những người lớn tuổi coi đó như làm suy đồi ngôn ngữ và văn hóa chính thống.
Nguyễn Thành Phong, 25 tuổi, đoạt một giải thưởng năm ngoái của Hội Hoạt Họa và Hí Họa Á Châu-Thái Bình Dương cho hay anh làm quyển sách đó để chứng tỏ “nghệ sĩ có thể làm bất cứ cái gì anh ta muốn” và giúp người Việt Nam “cảm thấy gần hơn với các vấn đề hiện đại”.
Anh phủ nhận những lời chỉ trích nói cái thứ ngôn ngữ đó làm bại hoại ngôn ngữ chính thống và cho rằng cái lệnh bắt thu hồi quyển sách là quá đáng.
“Một trong những điều cản trở khả năng sáng tạo trong lớp nghệ sĩ trẻ là cái sợ không nhìn thấy.” Phong nói như thế khi ngồi uống cà phê sữa ở Hà Nội. “Họ không biết cái gì có thể làm chính quyền bất mãn nên họ đặt ra giới hạn cho họ về cái gì họ sáng tạo ra.”
Trong một hình vẽ có vẻ quá tàn bạo đối với cơ quan kiểm duyệt là một người cho máu với lòng lo sợ, bán máu để lấy tiền cho con ăn học.
“Bác sĩ, xong chưa”. Người đó hỏi. “Chờ thêm chút nữa”, bác sĩ đáp.
“Tôi chỉ có 3 lít máu”. Người đó nói.
Lời đối thoại có thể diễn dịch như sự phê bình về tình trạng gia tăng cách biệt giầu nghèo trong xã hội, mô tả mặt trái của sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam. Một tấm hoạt họa khác miêu tả hai người bộ đội đá qua đá lại quả lựu đạn như một cách tát tai giới quân sự với lời miêu tả “Bộ đội phải chơi trội”.
Quân đội ở Việt Nam được ca tụng trong xã hội và cấm tất cả mọi sự chỉ trích.
Ðặng Thị Bích Ngân, phó giám đốc nhà xuất bản Mỹ Thuật bênh cái quyết định thu hồi quyển sách ấn hành 5,000 bản và đã bán hết 4,000 ở lần xuất bản đầu tiên. Dù sao bà nhìn nhận cái lệnh cấm đã kích thích người ta bán chui trên thị trường.
Tuy nhiên, những người chủ trương nhà sách Nhã Nam, nơi phát hành quyển Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ, thì từ chối đưa ra lời bình luận. (T.N.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=143985&z=0
5 Ý kiến:
Lưu Ý :
- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google
- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi
- Những phản hồi chữ Việt không dấu cũng sẽ bị xóa.