17.3.12

Ngày Quốc Hận 30/4 Nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa – đau lòng con Quốc Quốc !




Hình hai thiếu niên Việt Nam bị đảng CSVN đưa vào bộ máy giết người cho chúng!
Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc, Thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia!Lời thơ của bà Huyện Thanh Quan, mỗi lần nhớ đến sao nghe như những nỗi lòng vọng tưởng cố hương vô cùng thống thiết của đa số người dân Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, cho dẫu rằng không được sống trong cảnh giàu sang, nhưng ai cũng có một cuộc sống tương đối đầy đủ; song tất cả vẫn khôn nguôi nỗi nhớ về một thuở được sống dưới chính chế Cộng Hòa Việt Nam!

Ba mươi bảy năm dài trôi qua, chúng ta đã thấm thía vì có ai ngờ rằng “một lần đi là một lần vĩnh biệt”; trong số ấy, có những người đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất lạnh nơi xứ lạ, quê người, họ đã ôm ấp những ước mơ là được nhìn thấy lại quê hương cho đến phút cuối của cuộc đời, họ đã sống trong hy vọng, đợi chờ, và đã chết trong tuyệt vọng!
Nhưng tất cả chúng ta, những người đã từng sống, từng được thở trong bầu không khí tự do, được cắp sách đến trường từ thời thơ ấu, cho đến các mái học đường khi đã trưởng thành dưới thể chế của nước Việt nam Cộng Hòa, mà có thể quên đi những bài học Sử Ký – Công Dân – Đức Dục từ bậc tiểu học: Yêu Nước – Chống Ngoại Xâm – Hiếu thảo với Ông Bà, Cha Mẹ – Kính trên nhường dưới.
Nhưng đau buồn thay! vì còn đâu hình ảnh của những mái đầu xanh, tay ôm cặp sách vở, tất cả đều dỡ bỏ nón, mũ, đứng trang nghiêm để chào những người lớn tuổi, hoặc trước một đám tang đang đi qua đám học sinh bé nhỏ. Những hình ảnh ấy, giờ đây, chỉ còn trong ký ức của những người lớn tuổi khi hoài niệm về dĩ vãng xa xôi; và biết đến bao giờ những hình ảnh đó mới được đem vào chương trình giáo dục cho tuổi thơ, để làm hành trang trên suốt con đường đời để phụng sự cho Chính Nghĩa – Quốc Gia – Dân tộc, khi đã được hun đúc bởi nền giáo dục rất đầy tình nhân ái và vị tha ấy?!
Đại đế Napoléon đã từng nói:
“Chúng ta phải có một quá khứ để tự hào, một hiện tại để hãnh diện, và một tương lai để hy vọng”.
Vậy, để biết được chính trong hiện tại, và cả tương lai nữa, thì xin mọi người, chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm về một quá khứ vàng son của một thuở thanh bình của nước Việt Nam Cộng Hòa qua bài hát:
Nắng Đẹp Miền Nam
Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.
Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người vui hòa.
Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới ôi duyên dáng đồng ơi!
Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi 
Mình ngắm nhau cười.
Kìa đàn chim quê chim tung bay về đâu
mang tin rằng giờ đây ta sống với bình minh.
Tiếng ca trong lành tiếng hát lừng trời xanh
đẹp biết bao tâm tình..
Tình là tình nồng thắm
buộc lòng mình vào núi sông
tình mến quê hương.
Ngàn bóng đêm phai rồi
vầng dương lên soi đời làng ta nay rạng ngời!
Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hoà bình cho Đồng Tháp Cà Mau
Ta người nông thôn quên sương giógóp gian lao lo được mùa mong cầu.
Nhờ tình quân dân gây bao niềm thương ấm cúng non sông đón bình minh,
gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh rồi sống no lành.
Đây quê hương thân yêu miền Nam
nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang.
Nhưng than ôi! Những cảnh sống trong “Nắng đẹp miền Nam” còn đâu nữa! Mà nay, chỉ còn chẳng phải riêng cho người dân miền Nam, mà cả nước Việt Nam đã biến thành một xã hội hư nát, vong bản, phi nhân tính, không có cả tình thương giữa, ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, thì còn mơ gì đến tình yêu nước, yêu dân và tha nhân nữa?! Một điều dễ nhận ra, đó là, khi đọc trên các trang mạng Internet, từ trong nước, thì mọi người đã biết, hầu hết các vụ án thương tâm giữa những người ruột thịt trong gia đình, con cháu đánh đập, giết chết ngay cả ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt; và những người này, đa số họ được sinh ra sau ngày 30/4/1975, hoặc trước ngày này họ chỉ trên dưới mười tuổi, và họ không được đi học, không biết đọc, không biết viết! Riêng đối với những người được đi học, thì đều đã được “giáo dục” dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Một chế độ, chỉ “giáo dục” lớp trẻ “yêu nước là phải yêu chủ nghĩa xã hội”. Ngay từ bậc tiểu học, họ cũng bị bắt buộc phải học “tư tưởng bác Hồ” và “Mỹ-Ngụy”. Họ không được giáo dục thế nào là lòng yêu nước thực sự, vì yêu nước thực sự là phải đặt Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên hết, phải bảo vệ nền tự chủ của quốc gia, bảo vệ giang sơn gồm lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo, mà đã do tiền nhân của chúng ta dày công dựng xây bằng cả núi xương sông máu. Vì thế, là con dân nước Việt, bằng mọi giá, trong đó, có cái giá phải đánh đổi, là phải hy sinh ngay chính cả mạng sống của mình để bảo vệ, không bao giờ để cho một tấc đất nào phải bị rơi vào tay của ngoại bang, như hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã đem một phần biển đảo để hiến dâng cho lũ giặc Tầu.
Trong Nam Hoa Kinh – Trang Tử có viết:
“Thiết câu giả tru, thiết Quốc giả Hầu”. Nghĩa là: ăn cắp một chiếc móc (câu) thì bị án tử; còn ăn cắp – cướp cả nước, thì được là chư hầu.
Câu nói này, đã “ứng nghiệm” trong việc đảng cộng sản của nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” đã bất chấp những Hiệp ước như Hiệp định Paris, 1973, về Việt Nam, đã xua quân xâm lăng, và đã cướp được đất nước Việt Nam Cộng Hòa, để rồi chỉ xin được làm chư Hầu của lũ giặc Tầu, chứ chẳng phải vì một mục đích gì khác, khi đã đem cả máu xương của những thiếu niên, mà có những “bộ đội sinh Bắc tử Nam” là những trẻ em chỉ mới trên dưới mười tuổi. Họ đã bị đẩy vào các chiến trường miền Nam, còn tại miền Bắc, thì đã có những đội quân của Bắc Hàn, của Tầu cộng bảo vệ…, như các tài liệu đã công khai nói đến. Những tội ác đã đẩy trẻ em vào đội quân xâm lăng ở các trận chiến máu lửa, khi các em thiếu nhi, thiếu niên chưa ý thức gì về cuộc xâm lăng của đảng cộng sản của nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” như một Nông Văn Dèn (Dền), dân tộc Tày, khi chết chỉ mới vừa mười bốn tuổi, là một đại tội ác của nhân loại.
Và, cũng trên những trang báo ở trong nước, đã đăng những tin về những người đã và đang bị bại liệt, tàn tật, trong đó, có cả những “công an nhân dân”, để kêu gọi mọi người giúp đỡ, tài trợ cho các chương trình được gọi là “Nhịp cầu nhân ái”. Vậy, chúng ta phải tự hỏi, tại sao ba mươi bảy năm qua rồi, mà vẫn còn những trường hợp như thế sau ngày 30/4/1975, mà đảng cộng sản Việt Nam đã gọi là “giải phóng”. Và, tại sao những kẻ từng đã xin tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đã trở về để xây trường học, nhà thương, lập những hội từ thiện???
Những kẻ này, có thật sự họ tự bỏ tiền túi ra để lập những “hội từ thiện”. Song hoặc giả như họ bỏ tiền ra, họ có lòng từ thiện thật sự, thì người viết bài này, xin nhắn với những kẻ ấy bằng một câu nói mà không nhớ là của ai, nhưng chỉ nhớ nội dung như sau:
“Nếu ta chỉ cho một người ăn xin một con cá, thì ta nuôi họ được có một ngày. Nhưng, nếu ta chỉ cho họ biết cách câu cá, thì ta đã chỉ cho họ biết tự nuôi lấy chính bản thân họ suốt cả một đời”.
Pháp quốc, 16/3/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
———————————————————–
Kim Đồng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) làbí danh của Nông Văn Dèn (một số sách báo ghi nhầm thành Nông Văn Dền)[1], một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảngtỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP HCM được thành lập ngày15 tháng 5 năm 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng, Cao SơnThanh MinhThanh ThủyThủy Tiên.
Nông Văn Dền.
Kim Đồng, tên thật là Nông Văn D. Dền tiếng Tày, Nùng có nghĩa là Tiền. Một số sách báo đội mũ cho chữ Dèn thành chữ Dền. Trong khi Dền không có nghĩa gì cả. Có thể khi sinh Dền, bố mẹ Dền mong đứa con trai của mình sau này sẽ có cuộc sống tốt, có nhiều tiền bạc nên mới đặt tên như vậy. Ngoài ra tên đó còn có ý nghĩa là đứa con yêu, đứa con quý như tiền bạc vậy.[1]
Gia đình Kim Đồng
Bố Kim Đồng, người làng Nà Mạ, tên là Nông Văn Ý. Trong một lần sang quê vợ ở làng Kép Ké (Nà Sác) bị nạn, chết không xác định được nguyên nhân chính xác.
Mẹ Kim Đồng tên là Lân Thị He, quê làng Kép Ké, sinh năm 1890. Bà là một phụ nữ chăm chỉ, hết lòng vì chồng con, giỏi nghề dệt và làm giấy bản (chỉa sla), là hội viên Hội phụ nữ cứu quốc: Sức khỏe bà yếu (bị bệnh khớp) nên từ nhỏ Kim Đồng đã làm nhiều việc của người lớn, điều đó sớm hình thành trong Kim Đồng những tính cách của “người lớn”: Quyết đoán, năng động, không ngại khó,…
Kim Đồng có 2 chị gái, một anh trai và một em gái. Chị gái cả tên là Nông Thị Nhằm (Nhằm, tiếng Tày, Nùng là Mong nhớ). Lấy chồng trong làng tên là Lý Văn Kinh thường được gọi là Kinh Xình, nhà anh Kinh Xình là nơi hội họp, đón tiếp, bảo vệ cán bộ cách mạng. Trong ngôi nhà này, ngày 14/2/1943, lãnh đạo chủ chốt Châu uỷ Hà Quảng họp, nhờ hành động dũng cảm của Kim Đồng mà thoát cả lên núi phía sau nhà. Chị gái thứ hai là Nông Thị Lằng cũng lấy chồng trong làng. Anh trai là Nông Văn Tằng (bí danh là Phục Quốc) sớm tham gia cách mạng, là đội viên giải phóng quân, chiến đấu và hy sinh ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Để anh Phục Quốc có điều kiện hoạt động cách mạng, 12 tuổi, Kim Đồng đã thay anh đi phu, chặt cây, trồng cỏ ở đồn Sóc Giang. Em gái là Nông Thị Slấn (Slấn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là tin tưởng), xinh đẹp, chăm chỉ. Một lần qua suối, không may trượt chân ngã, chết đuối.
Hi sinh
Kim Đồng đã cùng những đội viên này làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có địch, Kim Đồng đã đánh lạc hướng bọn địch để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, qua con đường mà thường ngày vốn đã rất quen thuộc với anh. Tất nhiên bọn chúng theo không kịp liền xả súng xối xả vào anh. Anh đã anh dũng hi sinh ngay bên bờ suối Lê Nin 15/2/1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Không có nhận xét nào: