NHÂN QUYỀN TRONG MỐI TƯƠNG QUAN MỸ VIỆT TRUNG CỘNG VỚI CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
LÝ ĐẠI NGUYÊN - Hoakỳ tự khẳng định vai trò lãnh đạo Áchâu-Thái Bình Dương, không những cả về mặt quân sự, lẫn kinh tế, khiến cho Trungcộng phải lo ứng phó, để vừa không trở thành đối thủ chiến tranh của Mỹ trong lúc này, vừa vẫn là đối tác kinh tế với Mỹ, vừa giữ nổi thế chủ động trên chính trường quốc tế, lại vừa hy vọng được nhận là một cường quốc cấp vùng, để ngày nào đó tiến tới làm bá chủ toàn cầu.
Nhưng điều khó cho cả Tầu lẫn Mỹ là cả hai bên đều biết thật rõ thế và lực, cũng như mưu thuật chìm nổi của nhau. Họ có thể nhường nhau ở điểm này, lại cố lấn nhau ở điểm kia, nhường nhau trong âm thầm, mà găng nhau trên mặt nổi. Kẻ cao tay lại có thể khai thác tham vọng của kẻ kia để kéo những nạn nhân trực tiếp của đối phương về làm đồng minh của mình. Rõ là chính tham vọng bành trướng phi pháp của Trungcộng ở biển Đông, đã là lợi thế của Hoakỳ để được các nước trong vùng chấp nhận thành lãnh đạo toàn khối Áchâu -Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Kết thành vòng đai chiến lược Mỹ – Nhật – Ấn – Úc hậu thuẫn cho khối Asean dân chủ hóa, để đủ sức tự phòng vệ trước âm mưu bành trướng của Trungcộng.
Kết quả trông thấy là nước Miến Điện đã tự vứt bỏ chế độ Quân Phiệt thân Băckinh để Dân Chủ Hóa chế độ, tôn trọng Nhân Quyền, thả tù chính trị, cởi trói báo giới, tôn trọng đối lập, trao trả Dân Quyền cho dân chúng, mở rộng bang giao Quốctế. Chẳng những Trungcộng không chống đối, mà còn mặc nhiên tán thành. Đây đúng là một bước lùi của Bắckinh để vừa cứu được nền kinh tế suy sụp của Miến Điện, lại vừa duy trì được ảnh hưởng kinh tế của Trungcộng đã bén rễ được ở đây. Bắckinh tự biết thế và lực của họ không thể đủ sức ôm đồm một xứ MiếnĐiện nghèo đói như BắcHàn được nữa, nên đành phải buông tay. Đối với Việtnam lại khác, vì Việtnam vốn nằm trong mục tiêu Hán hóa của Bắckinh, còn là đất màu mỡ, ở đó có cái đảng Việtcộng tay sai ngoan ngoãn, đang được Mỹ và tư bản quốc tế vỗ béo, nên Bắckinh còn có chỗ khai thác. Không vội gạt ảnh hưởng Mỹ ra, mà cứ cho đàn em bám lấy Mỹ để kiếm ăn chung. Lợi nhuận của Việtnam kiếm được ở thị trường Mỹ, đổ sang mua phế phẩm của Tầu, đóng thương hiệu Việtnam, nhập sang Mỹ. Quốc doanh Viêtcộng hưởng huê hồng, dân Việt uống nước lạnh nhiễm độc. Cũng có thể Trungcộng muốn đặt giá cao để sang tay cho Mỹ chưa chừng.
Hiểu rõ mưu lược của Bắckinh về Việtnam, chính phủ Hoakỳ nhẹ nhàng đặt vấn đề Nhân Quyền lên hàng ưu tiên trong mối bang giao Mỹ-Việt. Lần đầu tiên, thượng nghị sĩ John McCain, người 2 lần ngăn dự luật Nhân Quyền Viêtnam, đã được tuyệt đại đa số Hạ Viện Mỹ chấp thuận, không được đưa ra trình trước Thượng Viện Mỹ, đã cầm đầu một phái đoàn Thượng Nghị Sĩ Mỹ gồm cả Cộnghòa, Dânchủ và Độclập thăm Việtnam, ngày 20 đến 21/01/12 “Đặc biệt nhấn mạnh với phiá Việtnam là quan hệ an ninh Mỹ – Việt gặp tác động trực tiếp của các vấn đề nhân quyền”. Ông McCain nói: “Không có tiến bộ trong vấn đề nhân quyền, thậm chí còn có thái độ tụt hậu trong vấn đề này”. Tiếp theo đó, từ ngày 01 đến 03/02/12, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ, đặc trách Áchâu Thái Bình Dương, Kurt Campbell sang thăm Hànội, đây là lần đầu tiên nhân viên cao cấp của ngành Hành Pháp Hoakỳ đã nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng: “Rất muốn có một mối quan hệ tốt đẹp với Việtnam. Muốn Hoakỳ và Việtnam tiến đến một tầm cao mới thì cần phải có những bước có ý nghĩa về phiá Việtnam, giải quyết quan ngại về Nhân Quyền, những thách thức có hệ thống liên hệ đến tự do bày tỏ ý kiến và tự do tổ chức”. Nhằm tăng cường mối quan hệ quân sự hiện hữu giữa Hoakỳ và Việtnam, ông Kurt Campbell nói: “Hoakỳ sẽ tiến hành tiến trình này theo từng bước một, qua đối thoại nhiều hơn, nhằm xây dựng sự tín nhiệm và tin tưởng. Để cải thiện hơn nữa mối quan hệ, Hoakỳ cũng hy vọng sẽ có những thay đổi về Nhân Quyền tại Việtnam”. Có nghĩa là cả Lập Pháp lẫn Hành Pháp Hoakỳ đều đặt Nhân Quyền lên hàng đầu của mối liên hệ giữa Mỹ – Việt.
Nhân mùa bầu cử tại Hoakỳ, TT Obama đã mở một trang mạng có tên là We the People để nhận thỉnh nguyện thư từ các khối dân, với điều kiện, khi đạt được con số 25.000 trong vòng một tháng của những người đang sinh sống tại Mỹ gửi trực tiếp vào trang WhitHouse.gov/Petitions, thì sẽ có hồi đáp. Nhờ đó những người Việt sống trên đất Mỹ đã có thỉnh nguyện thư gửi tổng thống Obama về Nhân Quyền cho Việtnam, xin đừng mở rộng giao thương với Việtcộng khi còn vi phạm nhân quyền. Chỉ chưa đến một tuần đã đạt được trên 25.000 người ký, tuần thứ hai đã có trên 70.000, tuần thứ ba, ngày 05/03/2012, Tòa Bạch Ốc mời hai trăm ngừơi đại diện vào gặp để trình bày nguyện vọng, lúc đó chữ ký đã lên trên 130.000 người. Điều này khiến cho dư luận Hoakỳ và Thếgiới phải quan tâm về ý chí của người Việt luôn hướng về quê hương, đòi quyền làm người cho đồng bào mình. Cũng từ đó ngày 06/03/12 người Mỹ gốc Việt tới văn phòng của các Nghị sĩ, Dân biểu Mỹ để vận động cho các đạo luật Nhân Quyền Việtnam. Đây không những là đáp ứng nhu cầu thiết thân của toàn dân Việtnam đang sống dưới chế độ bạo trị của Việtcộng, còn đáp ứng đúng với nhu cầu chiến lược của Hoakỳ đang quyết định ứng dụng tại Việtnam. Cũng ngày 05/03/12, Thượng Viện Mỹ đã gấp rút nhất trí thông qua một dự luật cho phép Bộ Thương Mại Mỹ áp đặt thuế đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trungcộng và Việtcộng. Thuế này được đánh vào các mặt hàng bị xét là được nhà nước trợ giá, và đến từ các nước chưa được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường.
Ở Việtnam, Hoakỳ chủ trương dùng giải pháp nhân quyền, nhẹ nhàng để xem phản ứng của Bắckinh đối phó ra sao. Ngược lại, ở Philippines, Mỹ hỗ trợ cho giải pháp quân sự để Philippines mạnh baọ mời các nước công nghệ vào khai thác dầu khí ở thềm lục địa, trong vùng đang tranh chấp với Trungcộng. Đồng thời cho tiến hành một cuộc tập trận thường niên Mỹ – Phi, gọi là “kề vai sát cánh”- Balikatan – Theo hãng thông tấn Kyodo 03/03/12, đặc biệt lần này có sự tham gia của quân đội Nhật, Úc, NamHàn, và một số nước trong hiệp hội Asean. Phản ứng của Bắckinh tuy không nói rõ là nhắm vào Philippines, nhưng Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trungcộng đã phát biểu hôm 05/03/12, trước phiên họp đầu tiên của Quốc Hội thường kỳ rằng: “Chúng ta sẽ tăng cường khả năng của lực lượng vũ trang để hoàn thành các nhiệm vụ quân sự đa dạng với cốt lõi là khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa”. Có nghĩa là Trungcộng cố ý tránh một cuộc “đại chiến” với Mỹ. Nhưng nếu cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra ở Biển Đông, trong đó Hoakỳ đang giữ vai trò chủ đạo, nhất là về mặt quân sự đang hậu thuẫn cho Philippines, cho Đaìloan, Nam Hàn, Nhậtbản…thì vẫn là Tầu đánh nhau với Mỹ rồi. Rõ ràng là Mỹ đang áp dụng chiến thuật “hai mặt giáp công”. Mặt Nhân Quyền ở Việtnam. Măt Quân Sự ở Philippines để xem Trungcộng có thực tâm muốn trở thành một cường quốc có trách nhiệm, hay vẫn là một nước có quán tính đế quốc bành trướng lạc hậu như xưa nay.
LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 06/03/2012.
http://aotrangoi.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét