Hiện tại, các đại biểu đang thảo luận về dự thảo sửa đổi thứ ba, và cũng là cuối cùng, để sẽ chính thức bỏ phiếu thông qua trong buổi bế mạc tuần tới. Vì sao lại có dự thảo thứ ba ? Bởi hai lần trước còn quá nhiều điểm đáng chú ý.
Điểm đáng chú ý thứ nhất, đó chính là việc hai bản dự thảo trước đề ra quá nhiều biện pháp nhằm mục tiêu củng cố thêm quyền lực của công an, trong khi mà bấy lâu nay việc công an xử lý quá mạnh tay đã gây nhiều phản ứng trong xã hội. Đi vào chi tiết, dự thảo muốn hợp pháp hóa cái gọi là : « Sự mất tích bất đắc dĩ », tức công an đột ngột bắt giam một người mà không cần báo cho gia đình người đó biết.
Thật ra, tại Trung Quốc kiểu làm việc này trên nguyên tắc là bất hợp pháp, nhưng lại rất phổ biến. Người tình nghi bị bắt kiểu này thường là những nhà đấu tranh nhân quyền, người tổ chức biểu tình, những nông dân mất đất đi kiện, các nhà sư Tây Tạng…Họ bị công an bắt một cách bí mật và bị nhốt hoặc ở một phòng khách sạn, hoặc trụ sở cơ quan nhà nước, hay thậm chí nhà tù, trong khi đó, gia đình và luật sư không hề hay biết.
Kiểu bắt bớ này bắt đầu bị phanh phui từ tháng 3/2011 khi trên các trang mạng xã hội có nhiều lời kêu gọi thực hiện « Cách mạng Hoa Lài » tại Trung Quốc. Khi ấy nghệ sỹ Ngải Vị Vị bị rơi vào cảnh « Mất tích bất đắc dĩ » suốt gần ba tháng trời.
Trong bản dự thảo thứ ba đang xem xét lần này, danh sách các trường hợp đặc biệt phải thực hiện lệnh bắt giữ bí mật đã bị rút ngắn. Thế nhưng, bà Stéphanie Balme, giáo sư khoa học chính trị tại Bắc Kinh, cho rằng : « Mục tiêu cuối cùng là để kiểm soát quyền lực quá mức của công an trong quá trình điều tra, thế nhưng các dự thảo đã không đạt được mục tiêu này ».
Theo bà, các quy định trong dự thảo thiếu rõ ràng về các quy trình tạm giam và quản thúc tại gia. Cuối cùng, dự luật sửa đổi vẫn còn trao nhiều quyền cho lực lượng điều tra và an ninh. Bà Balme cho rằng, điều này rất nguy hiểm trong bối cảnh tại Trung Quốc, công an có quyền lực rất mạnh, trong khi thẩm phán lại có ít thực quyền và quyền của luật sư lại càng bị hạn chế.
Đi sâu hơn vào quyền luật sư, giáo sư Balme cho biết, ở Trung Quốc, Luật tố tụng hình sự vượt trên Luật về luật sư, tức khi có mâu thuẫn giữa hai bộ luật, thì chắc chắn luật sư sẽ bị thua, và không biết cầu cứu với ai.
Trở lại bản dự thảo sửa đổi lần ba, tờ báo cho rằng, đó là « một sự lùi bước tương đối » của của chính quyền trong việc bắt bớ bừa bãi với lý do bảo vệ an ninh công cộng. Điều đó chứng minh hiện đang tồn tại những xu hướng tự do trong nội bộ nhà cầm quyền. Thế nhưng, những cải cách đang được Quốc hội Trung Quốc bàn thảo còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi hiện đại hóa ngành tư pháp Trung Quốc. Theo tờ báo, một bộ phận quần chúng luôn theo dõi sát sao những xì-căng-đan trong ngành tư pháp, và đang đấu tranh cho một hệ thống tư pháp mà ở đó công an không phải là người có quyền quyết định cuối cùng.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Libération cho biết, hôm qua, bên lề cuộc họp Quốc hội đang diễn ra tại Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có buổi tiếp kiến các đại biểu của khu vực này, và khẳng định với họ việc cần thiết duy trì « ổn định xã hội » ở Tây Tạng. Tờ báo cho biết, tháng Ba này là tháng đặc biệt đối với người Tây Tạng, bởi cũng vào tháng này năm 1959, lãnh tụ tinh thần của họ, đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bắt đầu cuộc đời lưu vong bằng cách đi bộ qua dãy núi Himalaya để đến Ấn Độ.
Nguyên tử Nhật Bản chạy theo lợi nhuận bất chấp nguy cơ
Một năm đã trôi qua kể từ ngày 11/3 kinh hoàng hồi năm ngoái, ngày mà sóng thần đã cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người Nhật Bản, ngày bắt đầu cho một thảm họa mà người ta gọi là « thảm họa Tchernobyl tại Châu Á ». Le Figaro nhìn lại ngày này với bài viết : « Fukushima : Nhà máy điện hạt nhân lẽ ra không bị nhấn chìm như thế ».
Ngày 11/03/2011, những cơn sóng thần cao đến 12m đã cuốn vào đại dương biết bao sinh mạng và nhà cửa, đã nhấn chìm nhà máy điện hạt nhân Fukushima, làm ngập các máy phát điện dự phòng trong việc làm lạnh các lò phản ứng, và sau đó thảm họa hạt nhân đã xảy ra như chúng ta từng biết.
Thảm họa này là hoàn toàn do thiên nhiên hay có phần lỗi của con người ? Trong báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp hồi mùa hè rồi, nhà địa chấn học Armado Armijo - hiện đang làm việc tại Viện Vật lý Địa cầu Paris - đã trình ra hình ảnh và những bằng chứng cho thấy nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã có nguy cơ bị nhấn chìm ngay từ khâu thiết kế.
Cụ thể là, trước kia, ở khu vực xây dựng nhà máy, có một dốc đứng thiên nhiên cao đến 40m so với mực nước biển. Các kỹ sư khi ấy thiết kế thế nào mà đã cho đào đi dốc đứng này để xây dựng nhà máy, trong khi nhà máy xây dựng chỉ có độ cao 7m so với mực nước biển, tức thấp hơn 5m so với chiều cao của sóng thần năm ngoái.
Câu hỏi đặt ra ở đây là : Tại sao lại cho phá đi một dốc đứng thiên nhiên vốn là lá chắn bảo vệ an toàn hơn bất kỳ con đập nhân tạo nào, trong một vùng vốn thường bị động đất và sóng thần ? Câu trả lời: Xây nhà máy càng cao, chi phí bơm nước biển lên làm lạnh lò càng lớn, và lợi nhuận sẽ càng nhỏ. Thế là vì muốn đạt lợi nhuận tối đa, người ta đã cho xây dựng một nhà máy ở độ cao thấp như vậy.
Một sai lầm nữa, đó là các nhà địa chấn thế giới đã dự báo sai cho khu vực này khi cho rằng, nếu có động đất thì cũng không vượt qua 7.5 độ Richter và sóng thần cũng sẽ không cao hơn 5,7m. Theo ông Armijo, đó là sai lầm khoa học nghiêm trọng nhất, và đã gây ra những hậu quả thuộc hàng tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Sai lầm này đến từ việc các nhà khoa học đã không chịu thay đổi cách tiếp cận cổ điển, là quá tin vào kinh nghiệm địa phương, và tưởng rằng loài người đã hiểu hết về hiện tượng đứt gãy địa chấn bộ phận. Một sai lầm nữa là giới chuyên gia địa chấn chưa quan tâm đúng mức các dữ liệu lịch sử và địa chất.
Chuyên gia địa chấn Xavier Le Pichon, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Pháp tóm lược : “Trận động đất 11/3 đã không được dự báo, trong khi nó hoàn toàn có thể được đoán trước ».
Nguy cơ hạt nhân đối với Nhật Bản vẫn còn chưa hết, bởi theo tờ báo, còn rất nhiều nhà máy hạt nhân ở nước này được xây dựng bên bờ biển với độ cao rất thấp so với mực nước biển.
Nga : Phe chống Putin chưa có chiến lược hành động rõ ràng
Hôm thứ Hai rồi, tức một ngày sau khi ông Putin đắc cử Tổng thống, những người phản đối Putin đã xuống đường biểu tình. Tuần này, họ cũng đã hẹn sẽ tiếp tục xuống đường. Trong bối cảnh đó, Libération cho biết, lực lượng nói trên đang thiếu chiến lược thống nhất với bài viết: « Lực lượng xuống đường ở Nga đang tìm luồng gió mới ».
Tờ báo cho biết, tương lai của phe chống Putin có vẻ mờ mịt, bởi giữa họ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến việc hoạch định một chiến lược hành động thống nhất. Tờ báo dẫn ra nhiều quan điểm khác nhau thể hiện trên trang Facebook của lực lượng này.
Có người cho rằng, nên tiếp tục xuống đường, và xuống đường theo một lịch trình đều đặn, với mục tiêu là duy trì được các mối liên hệ đã được hình thành trong những ngày qua, và để cho chính quyền ông Putin biết rằng họ vẫn luôn hiện diện để phản đối ông. Có người lại kêu gọi nên chờ đợi, bởi sẽ không thể có sự thay đổi trong vài ba tuần. Có người lại đi xa hơn các cuộc xuống đường đơn thuần, khi cho rằng nên làm chính trị một cách thực thụ, tức phải có chiến lược đường lối. Người khác lại cho biết đã quá mệt mỏi với những bài phát biểu mang tính chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vì thế đang do dự trong quyết định tham gia xuống đường vào cuối tuần này.
Như vậy, trong lòng lực lượng phản đối Putin có quá nhiều mâu thuẫn. Libération cảnh báo, tinh thần phản đối Putin đang suy kiệt, vì thế các thành phần khác nhau trong lực lượng này đang bắt đầu lộ điểm yếu, đó là sự chia rẽ sâu sắc về quan điểm, từ cực tả đến cực hữu.
Trong bối cảnh đó, một câu hỏi đặt ra là : Liệu ông Putin có nhân cơ hội này để tăng cường trấn áp phong trào phản đối ông hay không ? Tờ báo nhắc lại, hồi hôm thứ Hai rồi, hàng trăm người xuống đường đã bị câu lưu. Thế nhưng, có một điểm đáng lo cho ông Putin, đó là việc hồi cuối tháng 2, đã có hiện tượng cảnh sát từ chối bắt một số đối tượng biểu tình vốn là cựu đại biểu hội đồng thành phố. Năm 2009, và năm 2010 cũng đã từng xảy ra hiện tượng như vậy. Libération kết luận : Dù muốn hay không, ông Putin sắp tới phải biết chú ý đến sự việc đó để có thể xây dựng một nước Nga mới.
Châu Âu đã thật sự nhẹ gánh Hy Lạp ?
Hôm qua, ngày 9/3, Hy Lạp cho biết, 85,8% các chủ nợ tư nhân đã đồng ý hoán đổi trái phiếu hiện tại sang các loại trái phiếu có giá trị thấp hơn, chấp nhận lỗ đến 75% giá trị ban đầu. Le Figaro quan tâm đến sự kiện này qua bài viết : « Hy Lạp được cứu làm nhẹ lòng cả khu vực đồng euro ».
Sự nhẹ lòng trước tiên thể hiện qua tâm trạng phấn chấn của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, ông nói : « Tôi thật vui sướng vì rốt cuộc mọi người cũng đã tìm được giải pháp chấm dứt khủng hoảng tại Hy Lạp, một cơn khủng hoảng đầu độc tình hình kinh tế tài chính của châu Âu và thế giới từ nhiều tháng nay ». Ông còn cho rằng : « Vấn đề đã được giải quyết, trang sử khủng hoảng tài chính đang được lật qua ».
Về phần mình, Đức tỏ ra thận trọng hơn. Bộ trưởng Tài chính Đức cho rằng : « Sẽ sai lầm khi cho rằng khủng hoảng đã qua đi ». Vị Bộ trưởng này thừa nhận, đã có « một bước tiến quan trọng » được thực hiện, nhưng khủng hoảng vẫn còn đó.
Thỏa thuận nói trên khiến các chủ nợ tư nhân chịu thiệt đến 75%, sẽ giúp cho chính phủ Hy Lạp xóa được 107 tỷ euro trên tổng số 350 tỷ euro nợ công của nước này. Nhờ đó, nợ công Hy Lạp sẽ giảm từ 160% GDP trong hiện tại xuống còn khoảng 120% GDP trong năm 2020, tức xuống mức ngang bằng với Ý hiện nay.
Thỏa thuận cũng mở đường cho việc giải ngân gói cứu trợ thứ nhì trị giá 130 tỷ euro dành cho nước này. Hôm qua, 35,5 tỷ euro đã được giải ngân, phần 94,5 tỷ euro còn lại có thể được giải ngân trong tuần tới.
Hy Lạp được cứu thì khối euro cũng nhẹ gánh. Nhờ vào gói cứu hộ 130 tỷ euro nói trên, khu vực euro đang thoát dần khỏi « bóng ma phá sản » chập chờn trên một nước thành viên của mình. Một gói cứu trợ thứ ba vào năm 2015 cũng không bị loại trừ, thế nhưng trong khoảng thời gian giảm nhiệt, toàn khối có thể tập trung củng cố công tác chống khủng hoảng, nhất là tăng vốn cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (hiện sở hữu 500 tỷ euro).
Tuy nhiên, sự việc có vẻ không suông sẻ. Trong khi châu Âu đang hoan hỉ, thì công ty thẩm định tài chính Fitch Ratings của Mỹ lại tiếp tục hạ điểm tín nhiệm của Hy Lạp và xếp nước này vào diện « vỡ nợ một phần ».
Điểm đáng chú ý thứ nhất, đó chính là việc hai bản dự thảo trước đề ra quá nhiều biện pháp nhằm mục tiêu củng cố thêm quyền lực của công an, trong khi mà bấy lâu nay việc công an xử lý quá mạnh tay đã gây nhiều phản ứng trong xã hội. Đi vào chi tiết, dự thảo muốn hợp pháp hóa cái gọi là : « Sự mất tích bất đắc dĩ », tức công an đột ngột bắt giam một người mà không cần báo cho gia đình người đó biết.
Thật ra, tại Trung Quốc kiểu làm việc này trên nguyên tắc là bất hợp pháp, nhưng lại rất phổ biến. Người tình nghi bị bắt kiểu này thường là những nhà đấu tranh nhân quyền, người tổ chức biểu tình, những nông dân mất đất đi kiện, các nhà sư Tây Tạng…Họ bị công an bắt một cách bí mật và bị nhốt hoặc ở một phòng khách sạn, hoặc trụ sở cơ quan nhà nước, hay thậm chí nhà tù, trong khi đó, gia đình và luật sư không hề hay biết.
Kiểu bắt bớ này bắt đầu bị phanh phui từ tháng 3/2011 khi trên các trang mạng xã hội có nhiều lời kêu gọi thực hiện « Cách mạng Hoa Lài » tại Trung Quốc. Khi ấy nghệ sỹ Ngải Vị Vị bị rơi vào cảnh « Mất tích bất đắc dĩ » suốt gần ba tháng trời.
Trong bản dự thảo thứ ba đang xem xét lần này, danh sách các trường hợp đặc biệt phải thực hiện lệnh bắt giữ bí mật đã bị rút ngắn. Thế nhưng, bà Stéphanie Balme, giáo sư khoa học chính trị tại Bắc Kinh, cho rằng : « Mục tiêu cuối cùng là để kiểm soát quyền lực quá mức của công an trong quá trình điều tra, thế nhưng các dự thảo đã không đạt được mục tiêu này ».
Theo bà, các quy định trong dự thảo thiếu rõ ràng về các quy trình tạm giam và quản thúc tại gia. Cuối cùng, dự luật sửa đổi vẫn còn trao nhiều quyền cho lực lượng điều tra và an ninh. Bà Balme cho rằng, điều này rất nguy hiểm trong bối cảnh tại Trung Quốc, công an có quyền lực rất mạnh, trong khi thẩm phán lại có ít thực quyền và quyền của luật sư lại càng bị hạn chế.
Đi sâu hơn vào quyền luật sư, giáo sư Balme cho biết, ở Trung Quốc, Luật tố tụng hình sự vượt trên Luật về luật sư, tức khi có mâu thuẫn giữa hai bộ luật, thì chắc chắn luật sư sẽ bị thua, và không biết cầu cứu với ai.
Trở lại bản dự thảo sửa đổi lần ba, tờ báo cho rằng, đó là « một sự lùi bước tương đối » của của chính quyền trong việc bắt bớ bừa bãi với lý do bảo vệ an ninh công cộng. Điều đó chứng minh hiện đang tồn tại những xu hướng tự do trong nội bộ nhà cầm quyền. Thế nhưng, những cải cách đang được Quốc hội Trung Quốc bàn thảo còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi hiện đại hóa ngành tư pháp Trung Quốc. Theo tờ báo, một bộ phận quần chúng luôn theo dõi sát sao những xì-căng-đan trong ngành tư pháp, và đang đấu tranh cho một hệ thống tư pháp mà ở đó công an không phải là người có quyền quyết định cuối cùng.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Libération cho biết, hôm qua, bên lề cuộc họp Quốc hội đang diễn ra tại Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có buổi tiếp kiến các đại biểu của khu vực này, và khẳng định với họ việc cần thiết duy trì « ổn định xã hội » ở Tây Tạng. Tờ báo cho biết, tháng Ba này là tháng đặc biệt đối với người Tây Tạng, bởi cũng vào tháng này năm 1959, lãnh tụ tinh thần của họ, đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bắt đầu cuộc đời lưu vong bằng cách đi bộ qua dãy núi Himalaya để đến Ấn Độ.
Nguyên tử Nhật Bản chạy theo lợi nhuận bất chấp nguy cơ
Một năm đã trôi qua kể từ ngày 11/3 kinh hoàng hồi năm ngoái, ngày mà sóng thần đã cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người Nhật Bản, ngày bắt đầu cho một thảm họa mà người ta gọi là « thảm họa Tchernobyl tại Châu Á ». Le Figaro nhìn lại ngày này với bài viết : « Fukushima : Nhà máy điện hạt nhân lẽ ra không bị nhấn chìm như thế ».
Ngày 11/03/2011, những cơn sóng thần cao đến 12m đã cuốn vào đại dương biết bao sinh mạng và nhà cửa, đã nhấn chìm nhà máy điện hạt nhân Fukushima, làm ngập các máy phát điện dự phòng trong việc làm lạnh các lò phản ứng, và sau đó thảm họa hạt nhân đã xảy ra như chúng ta từng biết.
Thảm họa này là hoàn toàn do thiên nhiên hay có phần lỗi của con người ? Trong báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp hồi mùa hè rồi, nhà địa chấn học Armado Armijo - hiện đang làm việc tại Viện Vật lý Địa cầu Paris - đã trình ra hình ảnh và những bằng chứng cho thấy nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã có nguy cơ bị nhấn chìm ngay từ khâu thiết kế.
Cụ thể là, trước kia, ở khu vực xây dựng nhà máy, có một dốc đứng thiên nhiên cao đến 40m so với mực nước biển. Các kỹ sư khi ấy thiết kế thế nào mà đã cho đào đi dốc đứng này để xây dựng nhà máy, trong khi nhà máy xây dựng chỉ có độ cao 7m so với mực nước biển, tức thấp hơn 5m so với chiều cao của sóng thần năm ngoái.
Câu hỏi đặt ra ở đây là : Tại sao lại cho phá đi một dốc đứng thiên nhiên vốn là lá chắn bảo vệ an toàn hơn bất kỳ con đập nhân tạo nào, trong một vùng vốn thường bị động đất và sóng thần ? Câu trả lời: Xây nhà máy càng cao, chi phí bơm nước biển lên làm lạnh lò càng lớn, và lợi nhuận sẽ càng nhỏ. Thế là vì muốn đạt lợi nhuận tối đa, người ta đã cho xây dựng một nhà máy ở độ cao thấp như vậy.
Một sai lầm nữa, đó là các nhà địa chấn thế giới đã dự báo sai cho khu vực này khi cho rằng, nếu có động đất thì cũng không vượt qua 7.5 độ Richter và sóng thần cũng sẽ không cao hơn 5,7m. Theo ông Armijo, đó là sai lầm khoa học nghiêm trọng nhất, và đã gây ra những hậu quả thuộc hàng tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Sai lầm này đến từ việc các nhà khoa học đã không chịu thay đổi cách tiếp cận cổ điển, là quá tin vào kinh nghiệm địa phương, và tưởng rằng loài người đã hiểu hết về hiện tượng đứt gãy địa chấn bộ phận. Một sai lầm nữa là giới chuyên gia địa chấn chưa quan tâm đúng mức các dữ liệu lịch sử và địa chất.
Chuyên gia địa chấn Xavier Le Pichon, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Pháp tóm lược : “Trận động đất 11/3 đã không được dự báo, trong khi nó hoàn toàn có thể được đoán trước ».
Nguy cơ hạt nhân đối với Nhật Bản vẫn còn chưa hết, bởi theo tờ báo, còn rất nhiều nhà máy hạt nhân ở nước này được xây dựng bên bờ biển với độ cao rất thấp so với mực nước biển.
Nga : Phe chống Putin chưa có chiến lược hành động rõ ràng
Hôm thứ Hai rồi, tức một ngày sau khi ông Putin đắc cử Tổng thống, những người phản đối Putin đã xuống đường biểu tình. Tuần này, họ cũng đã hẹn sẽ tiếp tục xuống đường. Trong bối cảnh đó, Libération cho biết, lực lượng nói trên đang thiếu chiến lược thống nhất với bài viết: « Lực lượng xuống đường ở Nga đang tìm luồng gió mới ».
Tờ báo cho biết, tương lai của phe chống Putin có vẻ mờ mịt, bởi giữa họ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến việc hoạch định một chiến lược hành động thống nhất. Tờ báo dẫn ra nhiều quan điểm khác nhau thể hiện trên trang Facebook của lực lượng này.
Có người cho rằng, nên tiếp tục xuống đường, và xuống đường theo một lịch trình đều đặn, với mục tiêu là duy trì được các mối liên hệ đã được hình thành trong những ngày qua, và để cho chính quyền ông Putin biết rằng họ vẫn luôn hiện diện để phản đối ông. Có người lại kêu gọi nên chờ đợi, bởi sẽ không thể có sự thay đổi trong vài ba tuần. Có người lại đi xa hơn các cuộc xuống đường đơn thuần, khi cho rằng nên làm chính trị một cách thực thụ, tức phải có chiến lược đường lối. Người khác lại cho biết đã quá mệt mỏi với những bài phát biểu mang tính chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vì thế đang do dự trong quyết định tham gia xuống đường vào cuối tuần này.
Như vậy, trong lòng lực lượng phản đối Putin có quá nhiều mâu thuẫn. Libération cảnh báo, tinh thần phản đối Putin đang suy kiệt, vì thế các thành phần khác nhau trong lực lượng này đang bắt đầu lộ điểm yếu, đó là sự chia rẽ sâu sắc về quan điểm, từ cực tả đến cực hữu.
Trong bối cảnh đó, một câu hỏi đặt ra là : Liệu ông Putin có nhân cơ hội này để tăng cường trấn áp phong trào phản đối ông hay không ? Tờ báo nhắc lại, hồi hôm thứ Hai rồi, hàng trăm người xuống đường đã bị câu lưu. Thế nhưng, có một điểm đáng lo cho ông Putin, đó là việc hồi cuối tháng 2, đã có hiện tượng cảnh sát từ chối bắt một số đối tượng biểu tình vốn là cựu đại biểu hội đồng thành phố. Năm 2009, và năm 2010 cũng đã từng xảy ra hiện tượng như vậy. Libération kết luận : Dù muốn hay không, ông Putin sắp tới phải biết chú ý đến sự việc đó để có thể xây dựng một nước Nga mới.
Châu Âu đã thật sự nhẹ gánh Hy Lạp ?
Hôm qua, ngày 9/3, Hy Lạp cho biết, 85,8% các chủ nợ tư nhân đã đồng ý hoán đổi trái phiếu hiện tại sang các loại trái phiếu có giá trị thấp hơn, chấp nhận lỗ đến 75% giá trị ban đầu. Le Figaro quan tâm đến sự kiện này qua bài viết : « Hy Lạp được cứu làm nhẹ lòng cả khu vực đồng euro ».
Sự nhẹ lòng trước tiên thể hiện qua tâm trạng phấn chấn của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, ông nói : « Tôi thật vui sướng vì rốt cuộc mọi người cũng đã tìm được giải pháp chấm dứt khủng hoảng tại Hy Lạp, một cơn khủng hoảng đầu độc tình hình kinh tế tài chính của châu Âu và thế giới từ nhiều tháng nay ». Ông còn cho rằng : « Vấn đề đã được giải quyết, trang sử khủng hoảng tài chính đang được lật qua ».
Về phần mình, Đức tỏ ra thận trọng hơn. Bộ trưởng Tài chính Đức cho rằng : « Sẽ sai lầm khi cho rằng khủng hoảng đã qua đi ». Vị Bộ trưởng này thừa nhận, đã có « một bước tiến quan trọng » được thực hiện, nhưng khủng hoảng vẫn còn đó.
Thỏa thuận nói trên khiến các chủ nợ tư nhân chịu thiệt đến 75%, sẽ giúp cho chính phủ Hy Lạp xóa được 107 tỷ euro trên tổng số 350 tỷ euro nợ công của nước này. Nhờ đó, nợ công Hy Lạp sẽ giảm từ 160% GDP trong hiện tại xuống còn khoảng 120% GDP trong năm 2020, tức xuống mức ngang bằng với Ý hiện nay.
Thỏa thuận cũng mở đường cho việc giải ngân gói cứu trợ thứ nhì trị giá 130 tỷ euro dành cho nước này. Hôm qua, 35,5 tỷ euro đã được giải ngân, phần 94,5 tỷ euro còn lại có thể được giải ngân trong tuần tới.
Hy Lạp được cứu thì khối euro cũng nhẹ gánh. Nhờ vào gói cứu hộ 130 tỷ euro nói trên, khu vực euro đang thoát dần khỏi « bóng ma phá sản » chập chờn trên một nước thành viên của mình. Một gói cứu trợ thứ ba vào năm 2015 cũng không bị loại trừ, thế nhưng trong khoảng thời gian giảm nhiệt, toàn khối có thể tập trung củng cố công tác chống khủng hoảng, nhất là tăng vốn cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (hiện sở hữu 500 tỷ euro).
Tuy nhiên, sự việc có vẻ không suông sẻ. Trong khi châu Âu đang hoan hỉ, thì công ty thẩm định tài chính Fitch Ratings của Mỹ lại tiếp tục hạ điểm tín nhiệm của Hy Lạp và xếp nước này vào diện « vỡ nợ một phần ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét