Ông Kurt Campbell, thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại Hạ nghị viện, đã thông báo rằng, chính quyền Obama không có chủ trương bỏ toàn bộ lệnh cấm vận đối với Miến Điện, mà sẽ chỉ giảm nhẹ một số trừng phạt. Theo thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, « tất cả không phải là màu hồng » tại Miến Điện.
Trong khi Liên Hiệp Châu Âu và Canada vừa ra quyết định nới lỏng phần lớn các trừng phạt đối với Miến Điện để hoan nghênh quá trình cải cách chính trị tại nước này từ một năm nay, thì Hoa Kỳ tỏ ra rất thận trọng. Về vấn đề này, thứ trưởng Mỹ Kurt Campbell – một trong những nhà thiết kế chiến lược của Hoa Kỳ đối với Miến Điện - giải thích với các nghị sĩ rằng: « Hoa Kỳ cần phải có phương tiện để phản ứng lại, trong trường hợp tình thế bị đảo ngược hay xu thế cải cách bị ngưng lại. Trừng phạt gây áp lực là một bộ phận chủ yếu trong chiến lược của chúng ta ».
Ông Kurt Campbell nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ phải bảo đảm làm sao cho quá trình cải cách có thể lan ra khắp Miến Điện. Theo ông, hiện tại có những thông tin rất rõ ràng và đáng tin cậy gây lo ngại, đó là các hành động bạo lực tàn ác và các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn tại Miến Điện. Đây là điều hoàn toàn đi ngược lại với nỗ lực mà Hoa Kỳ hướng tới.
Mới đây, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền bày tỏ sự lo ngại đối với các vụ cưỡng hiếp, cưỡng bức lao động và nhiều vụ lạm dụng khác ở nhiều nơi tại Miến Điện, đặc biệt là tại bang Kachin.
Xin nhắc lại là, hồi đầu tháng Tư, trong bối cảnh cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung cho phép Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của nhà đối lập Aung San Suu Kyi trở thành lực lượng đối lập chính trị hợp pháp trong Quốc hội, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố giảm nhẹ các chế tài đối với việc đầu tư vào Miến Điện.
Ngày thứ hai 23/04/2012, đối lập Miến Điện không tham dự phiên họp đầu tiên của Quốc hội vừa khai mạc, vì các bất đồng về ngôn từ trong lời tuyên thệ nhậm chức. Quyết định không tham dự phiên họp này được các nhà phân tích đánh giá như là một trắc nghiệm đối với thiện chí cải cách của tân chính quyền Miến Điện.
Trong khi Liên Hiệp Châu Âu và Canada vừa ra quyết định nới lỏng phần lớn các trừng phạt đối với Miến Điện để hoan nghênh quá trình cải cách chính trị tại nước này từ một năm nay, thì Hoa Kỳ tỏ ra rất thận trọng. Về vấn đề này, thứ trưởng Mỹ Kurt Campbell – một trong những nhà thiết kế chiến lược của Hoa Kỳ đối với Miến Điện - giải thích với các nghị sĩ rằng: « Hoa Kỳ cần phải có phương tiện để phản ứng lại, trong trường hợp tình thế bị đảo ngược hay xu thế cải cách bị ngưng lại. Trừng phạt gây áp lực là một bộ phận chủ yếu trong chiến lược của chúng ta ».
Ông Kurt Campbell nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ phải bảo đảm làm sao cho quá trình cải cách có thể lan ra khắp Miến Điện. Theo ông, hiện tại có những thông tin rất rõ ràng và đáng tin cậy gây lo ngại, đó là các hành động bạo lực tàn ác và các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn tại Miến Điện. Đây là điều hoàn toàn đi ngược lại với nỗ lực mà Hoa Kỳ hướng tới.
Mới đây, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền bày tỏ sự lo ngại đối với các vụ cưỡng hiếp, cưỡng bức lao động và nhiều vụ lạm dụng khác ở nhiều nơi tại Miến Điện, đặc biệt là tại bang Kachin.
Xin nhắc lại là, hồi đầu tháng Tư, trong bối cảnh cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung cho phép Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của nhà đối lập Aung San Suu Kyi trở thành lực lượng đối lập chính trị hợp pháp trong Quốc hội, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố giảm nhẹ các chế tài đối với việc đầu tư vào Miến Điện.
Ngày thứ hai 23/04/2012, đối lập Miến Điện không tham dự phiên họp đầu tiên của Quốc hội vừa khai mạc, vì các bất đồng về ngôn từ trong lời tuyên thệ nhậm chức. Quyết định không tham dự phiên họp này được các nhà phân tích đánh giá như là một trắc nghiệm đối với thiện chí cải cách của tân chính quyền Miến Điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét