Bài viết ở trang quốc tế báo Le Figaro chạy tựa : « Ấn Độ khẳng định tư thế cường quốc quân sự ». Theo tờ báo, như thế Ấn Độ đã bước vào câu lạc bộ khép kín của các quốc gia nắm được công nghệ học tên lửa tầm xa xuyên lục địa, tức là nhóm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (Pháp, Nga, Mỹ, Anh,Trung Quốc).
Đối với New Delhi - đang muốn trở thành một cường quốc khu vực và thế giới, thành công hôm qua thật sự to lớn. Ngoài tự hào về mặt thuần túy khoa học, tên lửa Agni V còn cho phép Ấn Độ nhắm vào các mục tiêu ở phía đông Châu Âu, một phần Châu Phi, và nhất là ở Trung Quốc : Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn. Tuy nhiên, đó chỉ là trên nguyên tắc, vì dĩ nhiên, Ấn Độ đã nhanh chóng khẳng định Agni V chỉ là một vũ khí răn đe.
Theo Le Figaro, phần lớn các chuyên gia cũng công nhận điều này, vì nếu đứng trên mặt chạy đua hỏa tiễn thì Ấn Độ còn ở khá xa phía sau Trung Quốc : Agni V có tầm hoạt động 5.000 cây số, trong lúc Trung Quốc đã có những hỏa tiễn với tầm bắn 10.000 km, có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Ấn Độ và còn xa hơn nữa. Cho nên, nếu như Ấn Độ đã nhích lên được ngang tầm Trung Quốc trên bình diện vũ khí răn đe, nhưng giữa hai nước vẫn còn sự bất tương xứng khá lớn.
Tuy nhiên theo đánh giá của giới quan sát, Ấn Độ là nước đã tiến nhanh nhất trong lãnh vực này, từ khi chương trình được đưa ra vào thập niên 1980, với chủ đích là xây dụng khả năng đánh vào các mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.
Theo Le Figaro, Ấn Độ là cường quốc quân sự thứ ba tại Châu Á, đang gõ cửa Hội đồng Bảo an để ngồi cùng bàn với các đại cường. Với thành công vừa qua, New Delhi đã tạo cho mình một lá bài ngoại giao mới.
Nam Bắc Triều Tiên cũng chạy đua tên lửa
Trên phương diện hỏa tiễn đạn đạo, Le Figaro cũng nhìn lên phía Đông Bắc Á, nơi tình hình nóng bỏng hơn, vì cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng đều trong tư thế "sẵn sàng lâm trận": Hàn Quốc triển khai tên lửa đạn đạo, trong lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Seoul đã cứng hẳn giọng đe dọa người láng giềng. Tờ báo nhắc lại việc Hàn Quốc thông báo triển khai hỏa tiễn có tầm hoạt động 1.000 cây số, có thể bắn trúng mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ láng giềng phương Bắc. Đây là hỏa tiễn mang ký hiệu Hyunmu 3C.
Theo Le Figaro, thật ra hỏa tiễn trên đã được triển khai một cách bí mật từ nhiều tháng qua, và Seoul chọn thời điểm để chính thức thông báo vào ngày hôm qua, thứ Năm, sau những lời đe dọa mớii của chế độ Bình Nhưỡng. Seoul cũng đang thương lượng với Washington về quyền nới rộng tầm hoạt động của hỏa tiễn của họ. Theo hiệp định ký với Washington vào năm 2001, hỏa tiễn Hàn Quốc bị giới hạn ở tầm hoạt động 300 cây số.
Bầu cử Pháp : Thị trường sẽ bất an nếu cánh tả chiến thắng ?
Về nước Pháp, nội dung báo chí Pháp hôm nay hoàn toàn không có gì là bất ngờ. Hai ngày trước vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, toàn bộ trang nhất các báo đều dành cho việc phân tích các buổi vận động tranh cử cuối cùng của các ứng viên, và nhất là các kết quả thăm dò tối hậu được phép công bố.
Đây là một điều dễ hiểu vì lẽ theo luật bầu cử hiện hành, kể từ 12 giờ khuya thứ Sáu hôm nay 20/04 cho đến 20 giờ hôm Chủ nhật 22/04, là lúc đóng cửa toàn bộ các phòng phiếu, các phương tiện truyền thông ở Pháp không được quyền công bố các kết quả thăm dò dư luận cử tri.
Hầu hết các báo Pháp đều đăng ảnh của một hay toàn thể 10 ứng cử viên trên trang nhất, ngoại trừ Libération. Tờ báo thiên tả này đã tự hỏi trong hàng tựa lớn màu đen trên nền đỏ : « Cánh tả có thực sự làm thị trường sợ hãi hay không ? ». Phải nói rằng trong chiến dịch vận động tranh cử, tổng thống Nicolas Sarkozy đã thường xuyên giơ cao bóng ma của một thảm họa kinh tế cho nước Pháp nếu cánh tả chiến thắng.
Hỏi tức là trả lời. Libération đã đả kích hành động bị coi là "nhát ma" đó, xem đấy chỉ là một sự « suy diễn đơn thuần » về một điều không thể xẩy ra. Đối với tờ báo, Đảng Xã hội Pháp ngày nay « không còn gây hoảng hốt như vào năm 1981 » khi François Mitterrand trở thành vị Tổng thống cánh tả đầu tiên của nền đệ ngũ cộng hòa Pháp.
Tuy vậy, Libération cũng trích dẫn các nhà quan sát để thừa nhận rằng nếu cánh tả chiến thắng, rất có thể « một vài lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như cổ phiếu các ngân hàng và định chế tài chính ». Chuyên gia thuộc công ty chứng khoán Aurel cho rằng : Trong thực tế, dường như các nhà đầu tư chủ yếu chờ xem nội dung bài phát biểu chính sách đầu tiên của vị Thủ tướng do ông François Hollande chỉ định và kết quả cuộc bầu cử Quốc hội (được tổ chức vào tháng Sáu, ngay sau cuộc bầu tổng thống).
Theo Libération, kết quả của ứng cử viên Mặt trận Cánh tả Jean-Luc Melenchon ở vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống cũng sẽ được xem xét. Nếu đó là một kết quả tốt, ông Hollande tất cả phải có một số động thái để chiêu dụ cử tri của nhân vật vốn chủ trương "vặn cổ giới đầu cơ" này.
Bầu cử Pháp : Ai sẽ là người về hạng ba sau Hollande và Sarkozy ?
Nhật báo cánh hữu Le Figaro lẽ dĩ nhiên đã lập lại các luận điểm của ứng cử viên cánh hữu. Hàng tựa lớn tờ báo này nhấn mạnh đến lời cảnh báo của ông Sarkozy : « Hollande sẽ là con tin của Mélenchon và Joly ». Eva Joly là ứng cử viên của phong trào sinh thái, cũng thuộc cánh tả.
Le Figaro đã dành hai trang khổ lớn cho bài phỏng vấn cực dài với Nicolas Sarkozy, trong đó vị tổng thống - ứng cử viên hy vọng biến cuộc bầu cử ngày 06 tháng 05 tới đây thành một cuộc « trưng cầu dân ý chống Hollande ». Khi bày tỏ hy vọng này, ông Sarkozy đã cho rằng ông chắc chắn sẽ được vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống để đấu với ông Hollande, bởi vì mồng 6 tháng Năm chính là ngày diễn ra vòng hai cuộc bầu cử.
Nhật báo Le Monde thì đã nhường diễn đàn cho 10 nhân vật tại Pháp, để họ xác định là sẽ bầu cho ai, và giải thích vì sao. Tựa đề lớn chạy dài trên trang nhất tờ báo này là một câu bỏ lửng « Sau đây là lý do vì sao tôi kêu gọi bầu cho… ». Trong số 10 người này, ca sĩ kiêm nhạc sĩ George Moustaki chẳng hạn, cho biết sẽ bầu cho ứng cử viên đảng chống tư bản NPA Philippe Poutou vì đây là một con người "đầy tình huynh đệ, không có tham vọng, cũng không mị dân". Còn Viện sĩ hàn lâm Jean d’Ormesson thì sẽ bỏ phiếu cho Nicolas Sarkozy, được ông cho là ứng cử viên duy nhất có « tầm cỡ của một nhà lãnh đạo ».
Riêng hai tờ báo Công giáo La Croix, và kinh tế Les Echos thì nêu bật những yếu tố mà họ cho là « các ẩn số » của cuộc bầu cử. La Croix chạy tựa trang nhất : « Các ẩn số của vòng đầu », nhấn mạnh đến tỷ lệ vắng mặt và thứ hạng các ứng cử viên.
Les Echos thì nêu lên « Những câu hỏi then chốt », thêm vào một yếu tố khác : Liệu người Pháp có chịu chờ đến 20 giờ ngày Chủ nhật để biết tên tổng thống tương lai của mình hay không ? Nói cách khác, tờ báo kinh tế này tự hỏi là tác động của các trang mạng xã hội trên Internet trong việc tiết lộ sớm kết quả bầu cử sẽ như thế nào.
Tờ báo cũng nhìn thấy là nếu hai ông Hollande và Sarkozy bám sát nhau ở hai thứ hạng đầu, thì bà Marine Le Pen đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia đang tranh với ông Jean - Luc Mélenchon, Mặt trận cánh tả để đứng bục hạng ba, trong lúc ông François Bayrou, cánh trung hữu có thể tạo bất ngờ...
Trung Quốc : Thiên đường mơ ước của giới chế tạo xe hơi
Nhìn về Châu Á, báo kinh tế Pháp les Echos chú ý đến cuộc triển lãm xe hơi Bắc Kinh khai mạc vào ngày thứ Hai tới, với tít đập mắt trang nhất : « Thị trường xe hơi Trung Quốc làm tất cả các nhà chế tạo ước ao ».
Tờ báo nhận thấy mặc dù năm 2011 không mấy được như ý, nhưng các nhà sản xuất xe toàn thế giới đều dán mắt vào Trung Quốc, được xem là thị trường xe hơi hàng đầu trên hành tinh. Tất cả đều chuẩn bị tư thế nhân cuộc triển lãm thường niên ở Bắc Kinh.
Điều mà các tập đoàn nhắm tới, từ Ford của Mỹ cho đến Volkswagen (Đức) hay Renault (Pháp), là sản xuất tại chỗ để tăng thị phần của mình. Theo một ước tính lạc quan sau một năm 2011 nhiều thất vọng, thị trường xe hơi vào năm 2012 sẽ tăng lên trở lại.
Theo phân tích của một chuyên gia, chính quyền Trung Quốc muốn hỗ trợ sức tiêu thụ của người dân, và trong bối cảnh giới hạn về mặt điạ ốc, thì xe hơi chiếm một tỷ lệ không nhỏ, 50% trong tiêu thụ tư nhân sẽ được hỗ trợ. Mức tiêu thụ sẽ tăng cao ở các tỉnh và thành phố trung bình. Hiện nay ở Bắc Kinh, tỷ lệ là 200 xe trên 1.000 người, ở tỉnh thì chỉ là 45/1.000. Nhìn về dài hạn thì thị trường xe hơi ở Trung Quốc vẫn vững chắc, nhất là thị trường xe hơi hạng sang.
Miến Điện : Châu Âu chỉ "đình hoãn" chứ không hủy bỏ cấm vận
Ngoài Trung Quốc, les Echos còn chú ý đến Miến Điện, đang được châu Âu « đình chỉ một cách thận trọng trừng phạt » của mình, tít trên trang quốc tế.
Châu Âu, theo tờ báo, sẽ tạm ngưng áp dụng trong vòng một năm các biện pháp trừng phạt, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí. Quyết định này sẽ được các Ngoại trưởng Châu Âu thông qua vào thứ hai tới đây.
Nhưng tại sao chỉ đình chỉ mà không bãi bỏ ? Theo Les Echos, đó là vì tuy nhiều sự kiện đươc hoan nghênh - gần đây nhất là cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung đươc đánh giá rất tốt - nhưng Châu Âu vẫn còn hoài nghi về những thay đổi ở quốc gia này.
Bài báo trích lời Thủ tướng Anh cho là phải thận trọng chờ xem những thay đổi ở Miến Điện có vững chắc hay không, có đến mức không thể đảo ngược hay không.
Theo les Echos, trong nội bộ Châu Âu đã có một số bất đồng : Nhiều nước như Pháp, Đức, muốn đi nhanh hơn, bãi bỏ một số trừng phạt. Nhưng họ đã phải thỏa hiệp vì cần phải theo dõi việc trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị và các vấn đề liên quan đến các cộng đồng thiểu số.
Các biện pháp trừng phạt mà Châu Âu áp dụng đối với Miến Điện từ năm 1996 vì tập đoàn quân sự đã truy bức bà Aung San Suu Kyi, nhắm vào cá nhân cũng như công ty : cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản 491 nhân vật, 59 công ty, hạn chế đầu tư, giao dịch với 800 công ty khác.
Les Echos nhắc lại quyết định của Châu Âu được đưa sau Hoa Kỳ . Sắp tới đây, chính xác là vào ngày mai, thứ Bảy, Tổng thống Miến Điện sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản tại Tokyo, Nhật sẽ xóa 300 tỷ yen (2,8 tỷ euro) nợ của Miến Điện.
Đối với New Delhi - đang muốn trở thành một cường quốc khu vực và thế giới, thành công hôm qua thật sự to lớn. Ngoài tự hào về mặt thuần túy khoa học, tên lửa Agni V còn cho phép Ấn Độ nhắm vào các mục tiêu ở phía đông Châu Âu, một phần Châu Phi, và nhất là ở Trung Quốc : Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn. Tuy nhiên, đó chỉ là trên nguyên tắc, vì dĩ nhiên, Ấn Độ đã nhanh chóng khẳng định Agni V chỉ là một vũ khí răn đe.
Theo Le Figaro, phần lớn các chuyên gia cũng công nhận điều này, vì nếu đứng trên mặt chạy đua hỏa tiễn thì Ấn Độ còn ở khá xa phía sau Trung Quốc : Agni V có tầm hoạt động 5.000 cây số, trong lúc Trung Quốc đã có những hỏa tiễn với tầm bắn 10.000 km, có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Ấn Độ và còn xa hơn nữa. Cho nên, nếu như Ấn Độ đã nhích lên được ngang tầm Trung Quốc trên bình diện vũ khí răn đe, nhưng giữa hai nước vẫn còn sự bất tương xứng khá lớn.
Tuy nhiên theo đánh giá của giới quan sát, Ấn Độ là nước đã tiến nhanh nhất trong lãnh vực này, từ khi chương trình được đưa ra vào thập niên 1980, với chủ đích là xây dụng khả năng đánh vào các mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.
Theo Le Figaro, Ấn Độ là cường quốc quân sự thứ ba tại Châu Á, đang gõ cửa Hội đồng Bảo an để ngồi cùng bàn với các đại cường. Với thành công vừa qua, New Delhi đã tạo cho mình một lá bài ngoại giao mới.
Nam Bắc Triều Tiên cũng chạy đua tên lửa
Trên phương diện hỏa tiễn đạn đạo, Le Figaro cũng nhìn lên phía Đông Bắc Á, nơi tình hình nóng bỏng hơn, vì cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng đều trong tư thế "sẵn sàng lâm trận": Hàn Quốc triển khai tên lửa đạn đạo, trong lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Seoul đã cứng hẳn giọng đe dọa người láng giềng. Tờ báo nhắc lại việc Hàn Quốc thông báo triển khai hỏa tiễn có tầm hoạt động 1.000 cây số, có thể bắn trúng mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ láng giềng phương Bắc. Đây là hỏa tiễn mang ký hiệu Hyunmu 3C.
Theo Le Figaro, thật ra hỏa tiễn trên đã được triển khai một cách bí mật từ nhiều tháng qua, và Seoul chọn thời điểm để chính thức thông báo vào ngày hôm qua, thứ Năm, sau những lời đe dọa mớii của chế độ Bình Nhưỡng. Seoul cũng đang thương lượng với Washington về quyền nới rộng tầm hoạt động của hỏa tiễn của họ. Theo hiệp định ký với Washington vào năm 2001, hỏa tiễn Hàn Quốc bị giới hạn ở tầm hoạt động 300 cây số.
Bầu cử Pháp : Thị trường sẽ bất an nếu cánh tả chiến thắng ?
Về nước Pháp, nội dung báo chí Pháp hôm nay hoàn toàn không có gì là bất ngờ. Hai ngày trước vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, toàn bộ trang nhất các báo đều dành cho việc phân tích các buổi vận động tranh cử cuối cùng của các ứng viên, và nhất là các kết quả thăm dò tối hậu được phép công bố.
Đây là một điều dễ hiểu vì lẽ theo luật bầu cử hiện hành, kể từ 12 giờ khuya thứ Sáu hôm nay 20/04 cho đến 20 giờ hôm Chủ nhật 22/04, là lúc đóng cửa toàn bộ các phòng phiếu, các phương tiện truyền thông ở Pháp không được quyền công bố các kết quả thăm dò dư luận cử tri.
Hầu hết các báo Pháp đều đăng ảnh của một hay toàn thể 10 ứng cử viên trên trang nhất, ngoại trừ Libération. Tờ báo thiên tả này đã tự hỏi trong hàng tựa lớn màu đen trên nền đỏ : « Cánh tả có thực sự làm thị trường sợ hãi hay không ? ». Phải nói rằng trong chiến dịch vận động tranh cử, tổng thống Nicolas Sarkozy đã thường xuyên giơ cao bóng ma của một thảm họa kinh tế cho nước Pháp nếu cánh tả chiến thắng.
Hỏi tức là trả lời. Libération đã đả kích hành động bị coi là "nhát ma" đó, xem đấy chỉ là một sự « suy diễn đơn thuần » về một điều không thể xẩy ra. Đối với tờ báo, Đảng Xã hội Pháp ngày nay « không còn gây hoảng hốt như vào năm 1981 » khi François Mitterrand trở thành vị Tổng thống cánh tả đầu tiên của nền đệ ngũ cộng hòa Pháp.
Tuy vậy, Libération cũng trích dẫn các nhà quan sát để thừa nhận rằng nếu cánh tả chiến thắng, rất có thể « một vài lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như cổ phiếu các ngân hàng và định chế tài chính ». Chuyên gia thuộc công ty chứng khoán Aurel cho rằng : Trong thực tế, dường như các nhà đầu tư chủ yếu chờ xem nội dung bài phát biểu chính sách đầu tiên của vị Thủ tướng do ông François Hollande chỉ định và kết quả cuộc bầu cử Quốc hội (được tổ chức vào tháng Sáu, ngay sau cuộc bầu tổng thống).
Theo Libération, kết quả của ứng cử viên Mặt trận Cánh tả Jean-Luc Melenchon ở vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống cũng sẽ được xem xét. Nếu đó là một kết quả tốt, ông Hollande tất cả phải có một số động thái để chiêu dụ cử tri của nhân vật vốn chủ trương "vặn cổ giới đầu cơ" này.
Bầu cử Pháp : Ai sẽ là người về hạng ba sau Hollande và Sarkozy ?
Nhật báo cánh hữu Le Figaro lẽ dĩ nhiên đã lập lại các luận điểm của ứng cử viên cánh hữu. Hàng tựa lớn tờ báo này nhấn mạnh đến lời cảnh báo của ông Sarkozy : « Hollande sẽ là con tin của Mélenchon và Joly ». Eva Joly là ứng cử viên của phong trào sinh thái, cũng thuộc cánh tả.
Le Figaro đã dành hai trang khổ lớn cho bài phỏng vấn cực dài với Nicolas Sarkozy, trong đó vị tổng thống - ứng cử viên hy vọng biến cuộc bầu cử ngày 06 tháng 05 tới đây thành một cuộc « trưng cầu dân ý chống Hollande ». Khi bày tỏ hy vọng này, ông Sarkozy đã cho rằng ông chắc chắn sẽ được vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống để đấu với ông Hollande, bởi vì mồng 6 tháng Năm chính là ngày diễn ra vòng hai cuộc bầu cử.
Nhật báo Le Monde thì đã nhường diễn đàn cho 10 nhân vật tại Pháp, để họ xác định là sẽ bầu cho ai, và giải thích vì sao. Tựa đề lớn chạy dài trên trang nhất tờ báo này là một câu bỏ lửng « Sau đây là lý do vì sao tôi kêu gọi bầu cho… ». Trong số 10 người này, ca sĩ kiêm nhạc sĩ George Moustaki chẳng hạn, cho biết sẽ bầu cho ứng cử viên đảng chống tư bản NPA Philippe Poutou vì đây là một con người "đầy tình huynh đệ, không có tham vọng, cũng không mị dân". Còn Viện sĩ hàn lâm Jean d’Ormesson thì sẽ bỏ phiếu cho Nicolas Sarkozy, được ông cho là ứng cử viên duy nhất có « tầm cỡ của một nhà lãnh đạo ».
Riêng hai tờ báo Công giáo La Croix, và kinh tế Les Echos thì nêu bật những yếu tố mà họ cho là « các ẩn số » của cuộc bầu cử. La Croix chạy tựa trang nhất : « Các ẩn số của vòng đầu », nhấn mạnh đến tỷ lệ vắng mặt và thứ hạng các ứng cử viên.
Les Echos thì nêu lên « Những câu hỏi then chốt », thêm vào một yếu tố khác : Liệu người Pháp có chịu chờ đến 20 giờ ngày Chủ nhật để biết tên tổng thống tương lai của mình hay không ? Nói cách khác, tờ báo kinh tế này tự hỏi là tác động của các trang mạng xã hội trên Internet trong việc tiết lộ sớm kết quả bầu cử sẽ như thế nào.
Tờ báo cũng nhìn thấy là nếu hai ông Hollande và Sarkozy bám sát nhau ở hai thứ hạng đầu, thì bà Marine Le Pen đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia đang tranh với ông Jean - Luc Mélenchon, Mặt trận cánh tả để đứng bục hạng ba, trong lúc ông François Bayrou, cánh trung hữu có thể tạo bất ngờ...
Trung Quốc : Thiên đường mơ ước của giới chế tạo xe hơi
Nhìn về Châu Á, báo kinh tế Pháp les Echos chú ý đến cuộc triển lãm xe hơi Bắc Kinh khai mạc vào ngày thứ Hai tới, với tít đập mắt trang nhất : « Thị trường xe hơi Trung Quốc làm tất cả các nhà chế tạo ước ao ».
Tờ báo nhận thấy mặc dù năm 2011 không mấy được như ý, nhưng các nhà sản xuất xe toàn thế giới đều dán mắt vào Trung Quốc, được xem là thị trường xe hơi hàng đầu trên hành tinh. Tất cả đều chuẩn bị tư thế nhân cuộc triển lãm thường niên ở Bắc Kinh.
Điều mà các tập đoàn nhắm tới, từ Ford của Mỹ cho đến Volkswagen (Đức) hay Renault (Pháp), là sản xuất tại chỗ để tăng thị phần của mình. Theo một ước tính lạc quan sau một năm 2011 nhiều thất vọng, thị trường xe hơi vào năm 2012 sẽ tăng lên trở lại.
Theo phân tích của một chuyên gia, chính quyền Trung Quốc muốn hỗ trợ sức tiêu thụ của người dân, và trong bối cảnh giới hạn về mặt điạ ốc, thì xe hơi chiếm một tỷ lệ không nhỏ, 50% trong tiêu thụ tư nhân sẽ được hỗ trợ. Mức tiêu thụ sẽ tăng cao ở các tỉnh và thành phố trung bình. Hiện nay ở Bắc Kinh, tỷ lệ là 200 xe trên 1.000 người, ở tỉnh thì chỉ là 45/1.000. Nhìn về dài hạn thì thị trường xe hơi ở Trung Quốc vẫn vững chắc, nhất là thị trường xe hơi hạng sang.
Miến Điện : Châu Âu chỉ "đình hoãn" chứ không hủy bỏ cấm vận
Ngoài Trung Quốc, les Echos còn chú ý đến Miến Điện, đang được châu Âu « đình chỉ một cách thận trọng trừng phạt » của mình, tít trên trang quốc tế.
Châu Âu, theo tờ báo, sẽ tạm ngưng áp dụng trong vòng một năm các biện pháp trừng phạt, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí. Quyết định này sẽ được các Ngoại trưởng Châu Âu thông qua vào thứ hai tới đây.
Nhưng tại sao chỉ đình chỉ mà không bãi bỏ ? Theo Les Echos, đó là vì tuy nhiều sự kiện đươc hoan nghênh - gần đây nhất là cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung đươc đánh giá rất tốt - nhưng Châu Âu vẫn còn hoài nghi về những thay đổi ở quốc gia này.
Bài báo trích lời Thủ tướng Anh cho là phải thận trọng chờ xem những thay đổi ở Miến Điện có vững chắc hay không, có đến mức không thể đảo ngược hay không.
Theo les Echos, trong nội bộ Châu Âu đã có một số bất đồng : Nhiều nước như Pháp, Đức, muốn đi nhanh hơn, bãi bỏ một số trừng phạt. Nhưng họ đã phải thỏa hiệp vì cần phải theo dõi việc trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị và các vấn đề liên quan đến các cộng đồng thiểu số.
Các biện pháp trừng phạt mà Châu Âu áp dụng đối với Miến Điện từ năm 1996 vì tập đoàn quân sự đã truy bức bà Aung San Suu Kyi, nhắm vào cá nhân cũng như công ty : cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản 491 nhân vật, 59 công ty, hạn chế đầu tư, giao dịch với 800 công ty khác.
Les Echos nhắc lại quyết định của Châu Âu được đưa sau Hoa Kỳ . Sắp tới đây, chính xác là vào ngày mai, thứ Bảy, Tổng thống Miến Điện sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản tại Tokyo, Nhật sẽ xóa 300 tỷ yen (2,8 tỷ euro) nợ của Miến Điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét