Những người hoạt động chống đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền ở vùng biển nam nước này đã tuần hành đến sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm nay, làm tăng thêm căng thẳng trong vụ tranh chấp lãnh hải giữa hai nước. Thông tín viên VOA Shannon Van Sant tường thuật về phản ứng tại Bắc Kinh, nơi một nhóm nhỏ hơn người biểu tình Trung Quốc tụ tập tại sứ quán Philippines.
Hình: AP
Đảo Hoàng Yến là một mỏm đất nhỏ, lởm chởm đá nằm cách lục địa Luzon của Philippines chừng 220 kilomet.
Căng thẳng trong khu vực này đã leo thang vào ngày 10 tháng 4 khi Philippines cáo buộc các tầu của Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh hải của Philippines.
Căng thẳng trong khu vực này đã leo thang vào ngày 10 tháng 4 khi Philippines cáo buộc các tầu của Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh hải của Philippines.
|
Từ hơn 1 tháng nay, các tàu bè của Trung Quốc và Philippines đã lâm vào một vụ giằng co về các nhóm đảo không có người ở trong vùng biển Nam Trung Hoa. Sau đây là những thời điểm chính trong vụ tranh chấp này: 10 tháng 4, 2012: Tầu Trung Quốc chận một tầu chiến của Philippines không cho bắt ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn. 16 tháng 4, 2012: Quân đội Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu các cuộc tập trận thường niên, một số diễn ra trong vùng biển Nam Trung Hoa. 18 tháng 4, 2012: Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu của Manila đòi đưa vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế. 19 tháng 4, 2012: Trung Quốc phái một tầu tuần tối tân nhất là đến hòn đảo đang tranh chấp. 30 tháng 4, 2012: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói Washington cảnh báo Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp. 8 tháng 5, 2012: Trung Quốc nói sẵn sàng đáp lại “bất cứ sự leo thang nào” từ phía Philippines. 11 tháng 5, 2012: Các vụ biểu tình chống Trung Quốc diễn ra bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Manila. Trung Quốc đổ lỗi cho chính phủ Philippines. |
Lâu nay Trung Quốc vẫn nhận chủ quyền vùng đảo gọi là Bãi đá ngầm Scarborough ở Philippines.
Hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi quy trách cho Philippines về tình hình căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
Ông Hồng nói phía Philippines khuyến khích nhân dân Philippines tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại sứ quán nước này, một hành động mà ông cho rằng gây khó khăn thêm và làm cho tình hình căng thẳng hơn.
Ông nói Trung Quốc chú ý nhiều đến sự an toàn của công dân Trung Quốc ở Philippines và đã yêu cầu phía Philippines tiến hành các biện pháp hữu hiệu để nghiêm túc bảo vệ an ninh cho công dân Trung Quốc và các định chế của Philippines.
Vụ tranh chấp đã trở thành một vấn đề danh dự dân tộc đối với một số người Trung Quốc. Những nhóm nhỏ người biểu tình đã đi tuần hành trước sứ quán Philippines ở Bắc Kinh hôm nay.
Người biểu tình này nói ông ta tin rằng đảo Hoàng Yến là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Ông hy vọng các chính phủ không để chuyện này gây ra bang giao xấu giữa đôi bên.
Cuộc biểu tình tại Manila lớn hơn nhiều. Nơi đây hàng trăm người biểu tình đã đi tuần hành trước sứ quán Trung Quốc. Nhiều người mang biểu ngữ ghi hàng chữ, “Trung Quốc hãy rút lui.”
Bà Emma Hizon là một trong những người tổ chức biểu tình.
Bà nói mục tiêu chính của hành động biểu tình là kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến những vụ vi phạm liên tục và ngày càng căng thẳng tại khu vực bãi đá Scarborough mà Philippines gọi là Panatag, mà người Philippines cho là một phần thiết yếu thuộc chủ quyền của Philippines.
Vụ giằng co hồi tháng 4 đã leo thang khi Trung Quốc phái 2 tầu hải giàm để ngăn chặn Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở ngoài khơi đảo Hoàng Yến. Một tầu tuần duyên Philippines hiện đang đối đầu với 2 chiếc tầu của Trung Quốc.
Nhiều nước đòi chủ quyền toàn bộ hay một phần vùng biển Nam Trung Hoa, trong đó có Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Thủy lộ này là một tuyến đường giao thương rất quan trọng về mặt chiến lược trong vùng, và có tiềm năng là một nguồn dầu khí dồi dầo trong khu vực. Nhưng trong mấy tuần qua các giới chức Trung Quốc đã đưa ra thêm những lời cảnh báo về vụ tranh chấp lãnh hại, với các tờ báo nhà nước cảnh cáo rằng sẽ có “một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ” nếu Philippines không nhượng bộ.
Trung Quốc đã cảnh báo công dân mình ở Philippines nên thận trọng và Dịch vụ Lữ hành Quốc tế Trung Quốc, một hãng du lịch quốc doanh lớn cho biết họ đang hoãn các chuyến du hành tới Philippines vì những vụ biểu tình này. Vụ giằng co cũng đang gây ảnh hưởng đến giao thương giữa hai nước. Trong một hành động có thể là để trừng phạt của chính phủ Trung Quốc, 1 ngàn 200 container chuối của Philippines đã bị hải quân Trung Quốc giữ lại vì điều mà giới hữu trách nói là vấn đề kiểm dịch.
Trong khi đó, các tổ chức dân sự ở Philippines cho hay họ đang dự định tổ chức thêm các cuộc biểu tình bên ngoài các phái bộ Trung Quốc ở New York, Singapore và Roma.
Hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi quy trách cho Philippines về tình hình căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
Ông Hồng nói phía Philippines khuyến khích nhân dân Philippines tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại sứ quán nước này, một hành động mà ông cho rằng gây khó khăn thêm và làm cho tình hình căng thẳng hơn.
Ông nói Trung Quốc chú ý nhiều đến sự an toàn của công dân Trung Quốc ở Philippines và đã yêu cầu phía Philippines tiến hành các biện pháp hữu hiệu để nghiêm túc bảo vệ an ninh cho công dân Trung Quốc và các định chế của Philippines.
Vụ tranh chấp đã trở thành một vấn đề danh dự dân tộc đối với một số người Trung Quốc. Những nhóm nhỏ người biểu tình đã đi tuần hành trước sứ quán Philippines ở Bắc Kinh hôm nay.
Người biểu tình này nói ông ta tin rằng đảo Hoàng Yến là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Ông hy vọng các chính phủ không để chuyện này gây ra bang giao xấu giữa đôi bên.
Cuộc biểu tình tại Manila lớn hơn nhiều. Nơi đây hàng trăm người biểu tình đã đi tuần hành trước sứ quán Trung Quốc. Nhiều người mang biểu ngữ ghi hàng chữ, “Trung Quốc hãy rút lui.”
Bà Emma Hizon là một trong những người tổ chức biểu tình.
Bà nói mục tiêu chính của hành động biểu tình là kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến những vụ vi phạm liên tục và ngày càng căng thẳng tại khu vực bãi đá Scarborough mà Philippines gọi là Panatag, mà người Philippines cho là một phần thiết yếu thuộc chủ quyền của Philippines.
Vụ giằng co hồi tháng 4 đã leo thang khi Trung Quốc phái 2 tầu hải giàm để ngăn chặn Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở ngoài khơi đảo Hoàng Yến. Một tầu tuần duyên Philippines hiện đang đối đầu với 2 chiếc tầu của Trung Quốc.
Nhiều nước đòi chủ quyền toàn bộ hay một phần vùng biển Nam Trung Hoa, trong đó có Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Thủy lộ này là một tuyến đường giao thương rất quan trọng về mặt chiến lược trong vùng, và có tiềm năng là một nguồn dầu khí dồi dầo trong khu vực. Nhưng trong mấy tuần qua các giới chức Trung Quốc đã đưa ra thêm những lời cảnh báo về vụ tranh chấp lãnh hại, với các tờ báo nhà nước cảnh cáo rằng sẽ có “một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ” nếu Philippines không nhượng bộ.
Trung Quốc đã cảnh báo công dân mình ở Philippines nên thận trọng và Dịch vụ Lữ hành Quốc tế Trung Quốc, một hãng du lịch quốc doanh lớn cho biết họ đang hoãn các chuyến du hành tới Philippines vì những vụ biểu tình này. Vụ giằng co cũng đang gây ảnh hưởng đến giao thương giữa hai nước. Trong một hành động có thể là để trừng phạt của chính phủ Trung Quốc, 1 ngàn 200 container chuối của Philippines đã bị hải quân Trung Quốc giữ lại vì điều mà giới hữu trách nói là vấn đề kiểm dịch.
Trong khi đó, các tổ chức dân sự ở Philippines cho hay họ đang dự định tổ chức thêm các cuộc biểu tình bên ngoài các phái bộ Trung Quốc ở New York, Singapore và Roma.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét