Chính phủ Hà Nội là chính phủ duy nhất trên thế giới nghĩ tới việc gom vàng của dân, để sẽ trao cho dân một giấy chứng nhận vàng, nhằm tăng sức vốn đầu tư...
Tuy nhiên, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, trong khi trả lời phỏng vấn của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, đã nói rằng chính phủ không nên làm như thế, tuy rằng lượng vàng trong dân là khoảng 1.000 tấn vàng.
Bởi vì chưa quốc gia nào dám đụng tới vàng của dân, và khi chính phủ huy động vàng của dân để tăng đầu tư kinh tế, thì không chắc đã có ai dám “bảo đảm được an toàn toàn bộ giá trị lượng tài sản khổng lồ ấy.”
Bài phỏng vấn trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ngày Thứ Tư 16-5-2012, có nhan đề “Đừng huy động vàng!” đã khéo léo cảnh báo dân chúng VN rằng gửi vàng cho Ngân Hàng Nhà Nước sẽ “rủi ro là rất lớn,” có thể chỉ sau một đêm sẽ gặp “tác động khôn lường đến sự bất thường của giá vàng. Chúng ta không thể kiểm soát và cũng không thể trả giá nổi cho chuyện đó,” theo lời TS. Phạm Đỗ Chí.
Bài phỏng vấn với những câu trả lời thẳng thắn “về tính khả thi của việc phát hành chứng chỉ vàng để huy động vàng trong dân mà NHNN dự kiến sẽ trình Chính phủ thông qua vào quý II này” được trích một số lời của TS. Phạm Đỗ Chí như sau:
“...Ý tôi là không nên huy động vàng, cho dù nguồn lực đó lớn tới đâu. Giả sử ước tính lượng vàng trong dân còn 1.000 tấn. Nếu quy đổi ra giá vàng quốc tế hiện nay, thì khối lượng vàng đó tương đương với khoảng 50 tỉ USD, tức là bằng ½ GDP VN. Thử hỏi, nếu huy động khối lượng vàng giá trị khổng lồ ấy vào nền kinh tế, các nhà hữu trách đã tính đến chuyện làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực ấy cho gia tăng GDP quốc gia, làm thế nào để bảo đảm được an toàn toàn bộ giá trị lượng tài sản khổng lồ ấy...
...Trong hơn 30 năm theo dõi vàng quốc tế tại IMF, tôi chưa thấy quốc gia nào dám… đụng tới vàng. Nói chính xác thì rất ít Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của Chính phủ nào đứng ra huy động vàng của dân. Tôi cho rằng, NHNN VN không nên tính đến câu chuyện này, vì rủi ro là rất lớn....
...Bây giờ giá vàng đang thấp như thế, cũng không ai dám nói chắc vàng có lên trên 2.000 USD/ ounce, và thời điểm diễn ra sẽ vào lúc nào. Có thể sẽ rất lâu, nhưng cũng có thể sẽ chỉ sau một đêm. Một biến động tại bất kỳ một khu vực địa kinh tế - chính trị nào đang rất nhạy cảm như Trung Đông, hay châu Âu... đều sẽ tác động khôn lường đến sự bất thường của giá vàng. Chúng ta không thể kiểm soát và cũng không thể trả giá nổi cho chuyện đó. Xin nhắc thêm là dự trữ ngoại hối của VN hiện cũng chỉ mới đạt đến khoảng 20 tỉ USD, chưa bằng một phân nửa giá trị vàng trong dân mà ta tạm ước tính!...
...Sờ vào vàng của dân là sờ vào lửa. Sẽ bỏng tay đấy! Và chúng ta đã phần nào được chứng kiến được việc “phải bỏng” của hệ thống ngân hàng hiện nay. Cái căn bản là rủi ro của một vài tổ chức, lây lan sang rủi ro cho cả hệ thống, và nghiêm trọng hơn là đánh mất đạo đức kinh doanh ngân hàng...”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, trong khi trả lời phỏng vấn của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, đã nói rằng chính phủ không nên làm như thế, tuy rằng lượng vàng trong dân là khoảng 1.000 tấn vàng.
Bởi vì chưa quốc gia nào dám đụng tới vàng của dân, và khi chính phủ huy động vàng của dân để tăng đầu tư kinh tế, thì không chắc đã có ai dám “bảo đảm được an toàn toàn bộ giá trị lượng tài sản khổng lồ ấy.”
Bài phỏng vấn trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ngày Thứ Tư 16-5-2012, có nhan đề “Đừng huy động vàng!” đã khéo léo cảnh báo dân chúng VN rằng gửi vàng cho Ngân Hàng Nhà Nước sẽ “rủi ro là rất lớn,” có thể chỉ sau một đêm sẽ gặp “tác động khôn lường đến sự bất thường của giá vàng. Chúng ta không thể kiểm soát và cũng không thể trả giá nổi cho chuyện đó,” theo lời TS. Phạm Đỗ Chí.
Bài phỏng vấn với những câu trả lời thẳng thắn “về tính khả thi của việc phát hành chứng chỉ vàng để huy động vàng trong dân mà NHNN dự kiến sẽ trình Chính phủ thông qua vào quý II này” được trích một số lời của TS. Phạm Đỗ Chí như sau:
“...Ý tôi là không nên huy động vàng, cho dù nguồn lực đó lớn tới đâu. Giả sử ước tính lượng vàng trong dân còn 1.000 tấn. Nếu quy đổi ra giá vàng quốc tế hiện nay, thì khối lượng vàng đó tương đương với khoảng 50 tỉ USD, tức là bằng ½ GDP VN. Thử hỏi, nếu huy động khối lượng vàng giá trị khổng lồ ấy vào nền kinh tế, các nhà hữu trách đã tính đến chuyện làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực ấy cho gia tăng GDP quốc gia, làm thế nào để bảo đảm được an toàn toàn bộ giá trị lượng tài sản khổng lồ ấy...
...Trong hơn 30 năm theo dõi vàng quốc tế tại IMF, tôi chưa thấy quốc gia nào dám… đụng tới vàng. Nói chính xác thì rất ít Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của Chính phủ nào đứng ra huy động vàng của dân. Tôi cho rằng, NHNN VN không nên tính đến câu chuyện này, vì rủi ro là rất lớn....
...Bây giờ giá vàng đang thấp như thế, cũng không ai dám nói chắc vàng có lên trên 2.000 USD/ ounce, và thời điểm diễn ra sẽ vào lúc nào. Có thể sẽ rất lâu, nhưng cũng có thể sẽ chỉ sau một đêm. Một biến động tại bất kỳ một khu vực địa kinh tế - chính trị nào đang rất nhạy cảm như Trung Đông, hay châu Âu... đều sẽ tác động khôn lường đến sự bất thường của giá vàng. Chúng ta không thể kiểm soát và cũng không thể trả giá nổi cho chuyện đó. Xin nhắc thêm là dự trữ ngoại hối của VN hiện cũng chỉ mới đạt đến khoảng 20 tỉ USD, chưa bằng một phân nửa giá trị vàng trong dân mà ta tạm ước tính!...
...Sờ vào vàng của dân là sờ vào lửa. Sẽ bỏng tay đấy! Và chúng ta đã phần nào được chứng kiến được việc “phải bỏng” của hệ thống ngân hàng hiện nay. Cái căn bản là rủi ro của một vài tổ chức, lây lan sang rủi ro cho cả hệ thống, và nghiêm trọng hơn là đánh mất đạo đức kinh doanh ngân hàng...”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét