Cơ quan hạt nhân Liên hiệp quốc lại hối thúc Iran để cho cơ quan này tiếp cận với các địa điểm, nhân sự và hồ sơ cần thiết trong khuôn khổ cuộc điều tra để đánh giá liệu Tehran có đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Từ Washington, Thông tín viên Sean Maroney có bài tường trình về vòng đối thoại mới nhất giữa hai bên.
Hình: AP
Người dẫn đầu phái đoàn Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, tức IAEA, tại Vienna, ông Hermann Nackaerts nói với các phóng viên báo chí ngày hôm qua rằng họ tiếp tục đối thoại với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này với “một tinh thần tích cực.”
Ông Nackaert nói: "Mục tiêu của chúng tôi hôm nay là đạt được một thỏa thuận về phương án giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại với Iran – nhất là làm rõ các khía cạnh quân sự có thể có vẫn còn tồn đọng trong ưu tiên giải quyết của chúng tôi."
Các cường quốc Tây phương từ lâu đã nghi ngờ Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân che dấu dưới một chương trình năng lượng hạt nhân dân sự. Tehran phủ nhận những cáo buộc đó.
Một vấn đề chính trong nghị trình thảo luận hai ngày là việc IAEA không được tiếp cận đầy đủ với địa điểm quân sự Parchin của Iran gần Tehran.
Các giới chức nghi ngờ Iran đã xây dựng một kho có thể chứa các chất nổ hạt nhân để thử nghiệm ở đó, và các nhà ngoại giao phương Tây tố cáo Tehran tìm cách chuyển đi những bằng chứng buộc tội trước khi cho phép các thanh sát viên Liên hiệp quốc vào bên trong cơ sở đó. Iran bác bỏ những cáo buộc là “trẻ con” và “lố bịch.”
5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cộng với Đức đang theo dõi sát cuộc họp diễn ra tại Vienna, trước cuộc đối thoại vào tuần tới với các giới chức Iran tại Baghdad. Nhóm được gọi là P5+1 – trong đó còn có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Nga và Trung Quốc – đang tìm các tiếp cận với khả năng quân sự có thể có của Iran tại các địa điểm hạt nhân.
Ông Mark Fitzpatrick của Viện Quốc tế về Nghiên cứu Sách lược nói với đài VOA rằng ông nghĩ Iran sẽ tiếp tục cản trở IAEA, và điều đó theo ông Fitzpatrick có thể sẽ “phủ một lớp mây” lên cuộc họp ở Baghdad.
Ông Fitzpatrick nói: "Iran sẽ chứng tỏ qua thái độ của họ tại Vienna liệu họ có trong tư thế thỏa hiệp hay không. Ngay cả nếu Iran sẵn sàng đưa ra một số nhượng bộ với IAEA, tôi nghĩ rằng họ cũng sẽ cố cù cưa và tìm cách đạt những lợi ích từ những nhượng bộ đó trong cuộc thương thuyết tại Baghdad."
Và nếu sự việc diễn ra như vậy, thì ông Fitzpatrick cho rằng có lý do để hy vọng rằng một thỏa thuận tạm thời nào đó có thể được đưa ra ở Baghdad hầu có thể “ít nhất là cũng làm giảm bớt phần nào căng thẳng chính trị.”
Ông Fitzpatrick nói tiếp: "Sẽ không tìm ra được một giải pháp cho vấn đề, nhưng có lẽ Iran sẽ sẵn sàng thực hiện đủ các bước để làm giảm bớt cảm tưởng là họ đang gấp rút đạt được khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt."
Ông Fitzpatrick nói rằng điều đó có thể giảm được “áp lực lớn” mà Iran đã phải chịu qua nhiều vòng trừng phạt của quốc tế.
Hôm thứ Hai, tờ Washington Post trích lời các giới chức Liên hiệp quốc không nêu tên nói rằng Iran thường xuyên tắt hệ thống theo dõi bằng vệ tinh trên các tàu chở dầu ngoài khơi của họ kể từ tháng 4, trong nỗ lực tránh né các biện pháp trừng phạt. Chiến thuật đó chỉ đạt được kết quả nhỏ nhoi trong việc che giấu những chiếc tàu chở dầu khổng lồ. Iran dựa vào dầu hỏa xuất khẩu như là một nguồn thu ngoại tệ chính của họ.
Nhật báo này nói rằng IAEA đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, và nếu điều đó có thực, thì đó lại là một hành động vi phạm luật hàng hải.
Ông Nackaert nói: "Mục tiêu của chúng tôi hôm nay là đạt được một thỏa thuận về phương án giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại với Iran – nhất là làm rõ các khía cạnh quân sự có thể có vẫn còn tồn đọng trong ưu tiên giải quyết của chúng tôi."
Các cường quốc Tây phương từ lâu đã nghi ngờ Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân che dấu dưới một chương trình năng lượng hạt nhân dân sự. Tehran phủ nhận những cáo buộc đó.
Một vấn đề chính trong nghị trình thảo luận hai ngày là việc IAEA không được tiếp cận đầy đủ với địa điểm quân sự Parchin của Iran gần Tehran.
Các giới chức nghi ngờ Iran đã xây dựng một kho có thể chứa các chất nổ hạt nhân để thử nghiệm ở đó, và các nhà ngoại giao phương Tây tố cáo Tehran tìm cách chuyển đi những bằng chứng buộc tội trước khi cho phép các thanh sát viên Liên hiệp quốc vào bên trong cơ sở đó. Iran bác bỏ những cáo buộc là “trẻ con” và “lố bịch.”
5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cộng với Đức đang theo dõi sát cuộc họp diễn ra tại Vienna, trước cuộc đối thoại vào tuần tới với các giới chức Iran tại Baghdad. Nhóm được gọi là P5+1 – trong đó còn có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Nga và Trung Quốc – đang tìm các tiếp cận với khả năng quân sự có thể có của Iran tại các địa điểm hạt nhân.
Ông Mark Fitzpatrick của Viện Quốc tế về Nghiên cứu Sách lược nói với đài VOA rằng ông nghĩ Iran sẽ tiếp tục cản trở IAEA, và điều đó theo ông Fitzpatrick có thể sẽ “phủ một lớp mây” lên cuộc họp ở Baghdad.
Ông Fitzpatrick nói: "Iran sẽ chứng tỏ qua thái độ của họ tại Vienna liệu họ có trong tư thế thỏa hiệp hay không. Ngay cả nếu Iran sẵn sàng đưa ra một số nhượng bộ với IAEA, tôi nghĩ rằng họ cũng sẽ cố cù cưa và tìm cách đạt những lợi ích từ những nhượng bộ đó trong cuộc thương thuyết tại Baghdad."
Và nếu sự việc diễn ra như vậy, thì ông Fitzpatrick cho rằng có lý do để hy vọng rằng một thỏa thuận tạm thời nào đó có thể được đưa ra ở Baghdad hầu có thể “ít nhất là cũng làm giảm bớt phần nào căng thẳng chính trị.”
Ông Fitzpatrick nói tiếp: "Sẽ không tìm ra được một giải pháp cho vấn đề, nhưng có lẽ Iran sẽ sẵn sàng thực hiện đủ các bước để làm giảm bớt cảm tưởng là họ đang gấp rút đạt được khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt."
Ông Fitzpatrick nói rằng điều đó có thể giảm được “áp lực lớn” mà Iran đã phải chịu qua nhiều vòng trừng phạt của quốc tế.
Hôm thứ Hai, tờ Washington Post trích lời các giới chức Liên hiệp quốc không nêu tên nói rằng Iran thường xuyên tắt hệ thống theo dõi bằng vệ tinh trên các tàu chở dầu ngoài khơi của họ kể từ tháng 4, trong nỗ lực tránh né các biện pháp trừng phạt. Chiến thuật đó chỉ đạt được kết quả nhỏ nhoi trong việc che giấu những chiếc tàu chở dầu khổng lồ. Iran dựa vào dầu hỏa xuất khẩu như là một nguồn thu ngoại tệ chính của họ.
Nhật báo này nói rằng IAEA đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, và nếu điều đó có thực, thì đó lại là một hành động vi phạm luật hàng hải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét