11.5.12

Không Phân Quyền Thì Sửa Hiến Pháp Làm Gì ?



“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nhà nước ta không tam quyền phân lập.”
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đã hắt gáo nước lạnh vào mặt người dân trong nước như thế trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI họp tại Hà Nội từ 07 đến 15/05 (2012).
Chủ trương này không mới, nhưng được lập lại vào lúc nhiều giới trong nước hy vọng những sửa đổi Hiến pháp 1992 đang thành hình sẽ mang lại một nhà nước dân chủ pháp trị và triệt để tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân là một bước tụt hậu nghiêm trọng cho đất nước và đẩy dân xuống hố chậm tiến sâu hơn.
Tại sao vậy ?
Bởi vì trong Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” năm 1991, đảng CSVN cũng đã viết: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó.”
Đến kỳ đại hội đảng XI tháng 01/2011 Cương lĩnh này được “bổ sung và phát triển” thêm, nhưng vẫn giữ nguyên chủ trương : “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Như vậy, dù ngôn ngữ có thay đổi, nhưng cả 3 Cơ cấu Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Nhà nước) và Tư pháp (Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân), dù được phân công làm việc riêng nhưng nhân sự của cả 3 tổ chức của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều được đảng chọn qua Mặt trận Tổ quốc cho dân bầu (Quốc hội) hoặc bổ nhiệm (Hành Pháp và Tư pháp) và chịu sự kiểm soát và chỉ huy của đảng.
Đó là một Nhà nước độc tài và độc đảng nên khi người dân bị xâm phạm, bị tước đọat quyền lợi hay bị tấn công, áp bức bất hợp pháp thì người dân không biết nhờ cậy ai để được giúp đỡ.
KHIẾU KIỆN CÁO AI ?
Bằng chứng đã có rất nhiều vụ “chờ được vạ thì má đã sưng” nên dân phải liều đứng ra đấu tranh, khiếu kiện dài hạn, dù biết không hy vọng gì.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày 2/5 (2012) có Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chủ trì, chính phủ báo cáo: “Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn những hạn chế, yếu kém như một số địa phương chưa tổ chức tốt việc tiếp công dân, chưa gắn công tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp huyện. Nhiều vụ việc giải quyết còn chậm; một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và thực tế.
Nhiều địa phương chỉ chú trọng đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm; còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy, thấy sai phạm nhưng chưa có biện pháp khắc phục…”
Chính phủ báo cáo có đến 70% vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai trong đó “nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội” như đã xẩy ra tại Văn Giang (Hưng Yên) ngày 24-04 (2012) và tại Vụ Bản (Nam Định) ngày 09-05 (2012).
Trong 2 vụ cưỡng chế này có công an nhà nước, phụ lực bởi côn đồ và dân phòng đeo băng đỏ tham gia đàn áp dân hòan tòan trái luật vì chính quyền địa phương đã tiếp tay cho nhà đầu tư thay vì làm trung gian cho dân chủ đất và nhà đầu tư thương lượng với nhau.
Hội nghị ngày 2/5 (2012) nhìn nhận: “Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại tố cáo có cả chủ quan và khách quan. Về khách quan, chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập (giá bồi thường thấp, hay thay đổi, thiếu nhất quán…); có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá trị trường hoặc giá nhà đầu tư bán…”
Ngay đến Nguyễn Phú Trọng cũng phải đặt câu hỏi với Hội nghị Trung ương 5 : “Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp, tệ tham nhũng liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi? Vì sao gần 70% số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai?… Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và Luật Đất đai năm 2003? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn; và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm? “
Như vậy đã rõ ràng nếu Việt Nam có một ngành Tư pháp hòan tòan độc lập với Hành pháp như ở các nước dân chủ thì tình trạng khiếu kiện của người dân ở Việt Nam đã được giải quyết theo cách có tranh luận dân chủ và pháp trị công bằng.
Nhưng ở Việt Nam thì khác. Tất cả quan tòa và công tố đều do đảng chọn và hầu hết là đảng viên nên phải làm theo lệnh đảng hay theo ý muốn của chính quyền nên phần lớn người dân đi khiếu kiện bị thiệt thòi trong các vụ tranh chấp đất đai.
Các vụ xử án bất công đối với gia đình ông Đòan Văn Vươn trong vụ tranh chấp đất ở Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là nguyên nhân đưa đến vụ nổ súng và nổ bom tự chế gây thương tích cho một số người trong vụ cữơng chế làm rung động cả nước ngày 05/01 (2012).
Trong cả 3 vụ Tiên Lãng, Văn Giang (Hưng Yên) và Vụ Bản (Nam Định) người dân còn lột được mặt trái của các Đại biểu Quốc hội đảng viên ở 3 địa phương này.
Nếu các vụ đàn áp dân xẩy ra ở các nước dân chủ và có luật pháp phân minh thì không cần phải mời gọi hay thúc dục, các Đại biểu dân cũng đã tự họ vào cuộc điều tra cho ra trắng đen từ lâu rồi.
Ở Việt Nam thì khác. Ngay cả đến Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng là Đại biểu Quốc hội của đơn vị có Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng, nơi cự ngụ của cử tri gia đình anh em ông Đòan Văn Vươn mà Dũng cũng không hề cử người đến thăm dân và điều tra, ấy là nói trong trường hợp Dũng có nhiều việc quan trọng cần phải ở Hà Nội trong vai trò Thủ tướng.
Nhưng không phải chỉ có Dũng đã vắng mặt trong vai trò của Đại biểu Quốc hội mà các Đại biểu khác của các Đòan Đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, Hưng Yên và Nam Định cũng không hề đến thăm dân bị đàn áp, bị công an, dân phòng đánh đập, trong số có nhiều cụ già và phụ nữ.
Như vậy thì những Đại biểu dân cử này có còn xứng đáng trong vai trò Đại biểu Quốc hội của họ không, nói chi đến hy vọng một cuộc điều tra, hay “thăm dân cho biết sự tình” của Quốc hội do Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch ?
Đó là hậu qủa của một cơ quan Lập pháp có trên 90% đại biểu là đảng viên không có quyền được “phân lập” với đảng và Hành pháp nên là bù nhìn của đảng để sai đâu đánh đó như đã thấy trong cách tổ chức và hoạt động của nhà nước ghi trong Hiến pháp 1992.
Vậy thì, khi Nguyễn Phú Trọng nói rằng: “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng” thì thực tế nhà nước này chưa hề bao giờ là “của dân, do dân và vì dân” vì đảng đã lấy sạch hết quyền làm chủ đất nước của dân từ lâu lắm rồi.
Dân chưa bao giờ được tự do ứng cử và bầu cử; chưa bao giờ được tự do lập hội va tập họp và cũng không được tự do ngôn luận, tự do ra báo; tự do tư tưởng và tự do tôn giáo dù Hiến pháp đã quy định như thế.
Ngay cả những cuộc biểu tình tự phát của dân bầy tỏ lòng yêu nước chống âm mưu lấn chiếm biển đảo, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Cộng cũng đã bị đảng đàn áp dã man tại Sài Gòn và Hà Nội trong hai tháng 8 và 9 năm 2011 là một bằng chứng cụ thể khác dân đã mất quyền làm chủ đất nước.
Tòan dân, từ sau lần sửa Hiến pháp thứ nhất năm 1959, đã bị đảng hất ra lề đường đứng làm hình nộm cho đảng sử dụng mỗi khi có cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội và các Hội dồng nhân dân. Sau khi xong việc thì dân tự ý lui vào hậu trường làm quân đầy tớ cho đảng viên chủ nhân ngồi lên đầu lên cổ đi kiếm tiền tham nhũng hoặc bóc lột dân.
Đó cũng là lý do tại sao tham nhũng tiếp tục chồng lên tham nhũng cứ lên cao mãi trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên khiến Nguyễn Phú Trọng phải than trong diễn văn ngày 07/05 (2012) rằng : “Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đã sớm ban hành Nghị quyết của Trung ương, Pháp lệnh và tiếp đó là Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng và nhiều quyết sách khác; đã thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và các địa phương; đã tiến hành nhiều biện pháp liên tục, nhưng đến nay công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.”
Đó là cách hành sử của cán bộ, đảng viên đối với dân khi người dân muốn “thực hiện quyền lực nhà nước” nhưng không muốn “thông qua tổ chức nhà nước” hay chịu khép mình trong vòng kiềm tỏa của đảng mà đảng không cho nên tình trạng bao che, hạ cánh an tòan, trù dập, trả thù người tố cáo, nâng đỡ kẻ phạm tội mới lan tràn.
Do đó khi Trọng nói sửa Hiến pháp 1992 phải dựa vào nội dung Cương lĩnh đảng đã được bổ sung, phát triển năm 2011 là cốt để bảo vệ quyền lợi cho đảng vì Cương lĩnh này viết rằng: “ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội…..Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy.”
Như thế có nghĩa là dù có sửa đổi thì Hiến pháp mới cũng vẫn phải duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối và tòan diện cho đảng.
Chủ trương này cũng đã được đảng CSVN tự viết vào Điều 4 của Hiến pháp (sửa lần 2) năm 1980, sau ngày chiếm được miền Nam Việt Nam tháng 04/1975: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”
Đến lần sửa thứ 3 năm 1992, Điều này được viết gọn lại: ”Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…..”
Vậy nếu lần sửa thứ tư này mà Điều 4 vẫn như cũ cho đúng với Cương lĩnh thì quyền làm chủ đất nước và quyền giám sát của dân tiếp tục trôi theo cống rãnh.
Cương lĩnh 2011 còn trâng tráo viết rằng: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” trong khi thế giới Cộng sản đã tan rã từ 1991 và nhân dân Nga, thành trì dựa lưng lâu đời của đảng CSVN, đã vứt Chủ nghĩa Mác-Lênin vào sọt rác thì có còn gì để tụt hậu và lùi bước thêm cho dân Việt Nam nữa không?
Thế mà người CSVN vẫn kiên quyết nói điêu trong Cương lĩnh rằng : “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Nhưng Hiến pháp và pháp luật nào sẽ ra đời sau lần sửa đổi năm 2012 nếu cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp tiếp tục bị nhốt vào một cũi thì sửa làm gì cho lãng phí?

Phạm Trần
(05/012)

5 RESPONSES TO KHÔNG PHÂN QUYỀN THÌ SỬA HIẾN PHÁP LÀM GÌ ?

  1. NHIN VAO NHUNG CHUYEN CUOP DAT DAI XAY RA TAI TIEN LANG VU GIA DINH DOAN VAN VUON TAI THINH HUNG YEN VAN GIANG XAY RA TAI VU BAN CUNG NHU TAI GIAO SU THAI HA CUNG NHU GIAO SU CON DAU TAI DAC NONG TAI THU THIEM XAY RA NHIEU VU NHAN DAN NHIEU DIA DIEM TREN BI LUC LUONG CONG AN DAN AP CUOP DAT CUA NHAN DAN NEU KHONG CO TRUNG UONG DONG LOA VOI DIA PHUONG DE CUOP DAT DAI CUA NHAN DAN THI NHAN DAN KHIEU KIEN DAT DAI BI CHINH QUYEN CUOP DAT THI DA DUOC GIAI QUYET VA NHA NUOC SE NGAN CAM KHONG DUOC QUYEN TO CHUC LUC LUONG CONG AN HOAC CHINH QUYEN HOAC LUC LUONG BO DOI DI CUOP DAT DAI CUA DAN THI NHA NUOC DA RA CHI THI NGAN CAM CUOP DAT CUA NHAN VA NGAN CHAN NHUNG VU CHINH QUYEN VA LUC LUONG CONG AN BO DOI CUOP DAT DAI CUA NHAN DAN VI NHAN DAN KHIEU KIEN DAT DAI BI CUOP LEN TAN TRUNG UONG KHIEU KIEN DAT DAI BI CHINH QUYEN CUOP MA KHONG GIAI QUYET THI CHUNG TA SE THAY RO TAI SAO TRUNG UONG LAM NGO DE CHINH QUYEN CUOP DAT CUA NHAN DAN XAY RA NHIEU DIA DIEM TREN TOAN COI DAT NUOC VIET NAM MA TRUNG UONG LAI KHONG NGAN CAN NHUNG VU CHINH QUYEN CUOP DAT DAI CUA NHAN DAN NHIEU NOI LA CO NGHIA TRUNG UONG DA DONG LOA VOI DIA PHUONG CUOP DAT CUA NHAN DAN BOI VU TIEN LANG CHU TICH HUYEN TIEN LANG KHONG VAO TU TEN CONG AN CAM DAU LUC LUONG CONG AN CUOP DAT PHA NHA GIA DINH DOAN VAN VUON LAI KHONG VAO TU TAI TINH HUNG YEN VAN GIANG TEN CHU TICH HUNG YEN VA 3000 TEN CONG AN CON DO CUOP DAT CUA NHAN DAN DAN AP NHAN DAN LAI KHONG BI VAO TU ROI TAI VU BAN 500 TEN CONG AN CON DO CUOP DAT DAI DAN AP DANH DAP DE CUOP DAT DAI CUA NHAN DAN 500 TEN CONG AN CON DO CUOP DAT CUA NHAN DAN CUNG KHONG VAO TU NHUNG HIEN TUONG TREN NOI LEN HANH DONG TU TRUNG UONG TOI DIA PHUONG CO SU CAU KET DONG LOA DUNG LUC LUONG CONG AN TRANG BI SUNG DAN CHUYEN SONG BANG NGHE CUOP DAT CUA NHAN BOI VAY SO LUC LUONG NAY VAN TON TAI QUA HANH DONG CUOP DAT DAI CUA NHAN DAN MA KHONG BI VAO TU THEO LUAT PHAP VIET NAM LOI DUNG CHUC VU QUYEN HAN SANG NHUONG HOAC CHIEM DOAT SANG DOATDUNG LUC LUONG CO TO CHUC CO AM MUU CHIEM DOAT DAT DAI CUA NHAN DAN LA VI PHAM LUAT PHAP CHE DO CONG SAN VIET NAM TO CHUC LUC LUONG CUOP DAT CUA NHAN DAN DO LA MOT TOI AC MA LUAT PHAP CHE DO CONG SAN VIET NAM VAN LAM NGO KHONG NGAN CHAN MA VAN LANG IM DE NHAN DAN BI CUOP DAT TRAN TRON BOI CHINH QUYEN TO CHUC LUC LUONG DI CUOP DAT CUA NHAN DAN XAY RA THUONG XUYEN TREN DAT NUOC VIET NAM DO LA SU DONG LOA TU TRUNG UONG HIEN PHAP VOI LUC LUONG CONG AN VA BO DOI DI CUOP DAT CUA NHAN DAN BOI VAY MOI CO TO CHUC TRANG BI VU KHI VA LUC LUONG DI CUOP DAT CUA NHAN DAN MA KHONG BI NGAN CAM CUOP DAT DAI CUA NHAN DAN
     
    0
     
    0
     
    Rate This
  2. Chỉ còn chờ ĐINH BỘ LĨNH lộ diện dẹp loạn xứ quân
    đất nước mới có thanh bình cho dân nhờ nước tiến triển
     
    0
     
    0
     
    Rate This
  3. TAI TINH HUNG YEN VAN GIANG KHOANG 3000 TEN DANG VIEN DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM CO TRANG BI QUAN PHUC CONG AN CON DO VA LA CHAN TRANG BI SUNG DAN VA VU KHI DE TO CHUC CUOP DAT NHAN DAN CO TO CHUC CO AM MUU CO HE THONG BOI VAY MOI CO LUC LUONG CONG AN BANG NHOM DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM XUAT HIEN VA CO MAT TAI VUNG DAT TINH HUNG YEN VAN GIANG DE TO CHUC CUOP DAT NHAN DAN VAN GIANG BOI VAY MOI CO MAT 3000 TEN CUOP LA DANG VIEN DANG CONG SAN VIET NAM TO CHUC CO HE THONG CO PHUONG TIEN CO VU KHI CO VU TRANG DE CUOP DAT NHAN DAN AP NHAN DAN DANH DAP NHAN DAN MOT CACH DA MAN QUA HANH DONG CUOP DAT CUA NHAN DAN TINH HUNG YEN VAN GIANG CO MAT 3000 DANG VIEN DANG CONG SAN BANG CUOP DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM CHUYEN CUOP DAT CUA NHAN DAN BOI VAY MOI CO MAT TAI VUNG DAT TINH HUNG YEN VAN GIANG CUOP DAT TRAN TRON CUA NHAN DAN VAN GIANG VI NHAN DAN CUOP CUA NHAN DAN VAN GIANG DAY NHAN DAN VAN GIANG VAO CANH MAN TROI CHIEU DAT KHONG NOI SINH SONG VAO CON DUONG CHET DOI VA DOI NGHEO LAC HAU SONG DUOI CHE DO CONG SAN VIET NAM MOI CO CAI CANH 3000 TEN DANG VIEN DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM CO MAT TAI VUNG DAT DIA BAN TINH HUNG YEN VAN GIANG VOI LUC LUONG 3000 TEN CUOP CO TRANG BI VU KHI PHUONG TIEN VA SUNG DANG CO TO CHUC CO CHI DAO CO TO CHUC DE DI CUOP DAT CUA NHAN DAN VAN GIANG NHIN QUA HANH DONG CUA 3000 TEN DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM CUOP CUA NHAN DAN VAN GIANG DAO MO CUOC MA CAY XEO MO MA TO TIEN CUA MOI NGUOI DAN VAN VAN SONG DUOI CHE DO CONG SAN VIET NAM MOI CO NHUNG CANH NHU VAY XAY RA TU TIEN LANG TOI VAN GIANG VA VU BAN CO 500 TEN DANG VIEN DANG CONG SAN BANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM CO MAT SAC PHUC CONG AN CON DO CHUYEN SONG BANG NGHE CUOP DAT CUA NHAN DAN DE LAM GIAU CHO LOI ICH PHE NHOM TU TRUNG UONG CHI DAO XUONG DI CUOP DAT CUA NHAN DAN BOI VAY NHAN DAN KHIEU KIEN MOI KHONG GIAI QUYET MAVAN NGOAN CO TO CHUC 500 TEN DANG VIEN DANG CONG SAN BANG CUOP DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM CHUYEN SONG BANG NGHE CUOP DAT CUA NHAN DAN CUOP DAT CO TRANG BI VU KHI CO TO CHUC CO HOP DONG TU TRUNG UONG XUONG DIA DE CUOP DAT DA MAN CUOP DAT TRAN TRONG CUA NHAN DAN BOI VAY 700 TO BAO CHE DO CONG SAN VIET NAM KHONG CO VACH TRAN VU KHOANG 4000 TEN DANG VIEN DANG CONG SAN BANG CUOP DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM CHUYEN SONG BANG NGHE CHUYEN CUOP CUANHAN DAN XAY RA TAI NHIEU DIEM TREN DAT NUOC VIET NAM DIEN HINH LA TIEN LANG VU DOAN VAN VUONG TAI TINH HUNG YEN VAN GIANG TAI VU BAN TAI GIAO SU CON DAU DAO MO CUOC MA CUA TO TIEN NHAN DAN DE CUOP DAT CUA NHAN DAN CUNG NHU CUOP DAT TAI GIAO SU THAI HA VA TINH BINH PHUOC VA TAI THU THIEM VA RAT NHIEU NOI XAY RA TREN DAT NUOC VIET NAM TAI DAC NONG CUNG BI CUOP DAT DAY LA NHUNG HANH DONG CAU KET TU TRUNG UONG TOI DIA PHUONG DI CUOP DAT CUA NHAN DAN BOI VAY MOI CO LUC LUONG CONG AN CO MAT TAI NHUNG DIA DIEM CUOP DAT CUA NHAN DAN BOI VAY NHAN DAN KHIOEU KIEN LEN TOI TRUNG UONG MA TRUNG UONG VAN LANG THINH VI CI DINH DANG TRONG NHUNG VU CUOP DAT CUA NHAN DAN VIET NAM TREN TOAN COI VIET NAM BOI VAY LUAT PHAP VIET NAM KHONG DAM XET XU HON 4000 NGAN TEN DANG VIEN DANG CONG SAN BANG NHOM DANG CUOP DANG CONG SAN VIET NAM DUOC TRANG BI SAC PHUC CONG AN CO TRANG BI VU KHI VA PHUONG TIEN CO TO CHUC CO KE HOACH CHUYEN SONG BANG NGHE CUOP DAT CUOP RUONG CUOP NHA CUOP TAI SAN DAT DAI NHA CUA TAI SAN CUA NHAN DAN VIET NAM BOI VAY MOI DIA DIEM NHAN DAN BI CUOP DAT DAI NHA CUA DEU CO MAT HON 4000 NGAN TEN CUOP LA DANG VIEN DANG CONG SAN VIET NAM MAT SAC PHUC CONG AN CHUYEN SONG BANG NGHE DAN AP VA CUOP DAT TRAN TRON CUA NHAN DAN XAY RA TAI TIEN LANG HUNG YEN VAN GIANG VU BAN DAC NONG CON DAU TAI THAI HA TAI VU BAN BINH PHUOC DEU CO MAT HON 4000 TEN CUOP LA DANG VIEN DANG CONG SAN VIET NAM MAC SAC PHUC CONG AN CHUYEN CUOP DAT NHAN DAN BOI VAY NHUNG HINH ANH NHUNG LIP VIDEO CHUNG CO NHUNG VU NHAN DAN VIET NAM BI CUOP DAT DEU XUAT HIEN LUC LUONG CONG AN LUU MANH CON DO CHUYEN SONG BANG NGHE CUOP DAT CUA NHAN DAN BOI VAY TAI DAU XAY RA VU NHAN DAN BI CUOP DAT DAI NHA CUA TAI SAN DAT RUONG DEU CO MAT LUC LUONG BONG DAN CONG AN LUU MANH CON DO DAN AP CUOP DAT NHAN DAN DEU XUAT HIEN LUC LUONG CONG AN CON DO CUOP DAT CUA NHAN TAI NHIEU DIA DIEM TREN TOAN COI DAT NUOC VIET NAM NEU KHONG CUOP DAT CUA DAN TAI SAO BON CONG AN LAI XUAT HIEN VA CO MAT TAI NHIEU DIA DIEM TREN MA NHAN DAN BI CUOP VA BI MAT DAT DAI BOI VAY TRUNG UONG CO DINH DANG VAO NHUNG VU CUOP DAT DAI CUA NHAN DAN NEN KHONG RA CHI THI SAC LENH NGAN CHAN CONG AN CUOP DAT CUA NHAN DAN NHIN HANH DONG LUC LUONG CUOP DAT CUA NHAN DAN VIET NAM BI CUOP DAT CHUNG TA SE HIEU RO AI RA CHI THI CUOP DAT CUA NHAN DAN MOI XAY RA CAI CANH NHAN DAN KHIEU KIEN MA VAN BI CUOP DAT DAI
     
    0
     
    0
     
    Rate This
  4. Vì sao mà nhớ tiếc VNCH?!
    Ngày nay, khi mà ai ai cũng kêu gào ” Tam quyền Phân lập “, Chánh thể Đệ nhị Cộng hòa đã ghi trên Hiến pháp 1967 “Đệ Tứ Quyền”: Quyền GIÁM SÁT với Viện Giám sát do 3 ngành Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp công cử.
    Quân dân Miền Nam vừa đánh giặc vừa thao thức vun bồi thể chế chánh trị nhằm đem lại công bình, công lý cho người dân mà nửa đường đứt gánh nên mới nhớ thương!!!
     
    2
     
    0
     
    Rate This
  5. Hiến pháp của đcsVN là những cỗ máy để chặt đầu nhân dân, sửa hiến pháp là hình thức trang bị thêm máy chém của lũ ác quỷ này. Nó đã quá rõ ràng vậy còn đặt ra câu hỏi để làm gì.

Không có nhận xét nào: