Vào lúc hai chiến hạm tối tân nhất của Trung Quốc đến Hong Kong, có những cảnh báo là biển Đông ngày càng quân sự hóa. Việc đối đầu mới đây giữa Trung Quốc và Philippines là sự kiện mới nhất của một loại các biến cố trên biển giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á. Việc này xảy ra tiếp sau một loan báo mới đây là Hoa Kỳ tái chú trọng vào an ninh vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Hình: AP
Hộ tống hạm Yuncheng 571 cập cảng Victoria của Hong Kong trong chuyến viếng thăm 5 ngày.
Ngay sau đó là khu trục hạm Haikou 171.
Hai chiến hạm này nằm trong Lực lượng Đặc nhiệm Hộ Tống số 10 của Hải quân Trung Quốc, là hai trong những chiến hạm chính của Hải quân Trung Quốc. Hai tàu này đến căn cứ quân sự Trung Quốc tại Hong Kong giữa lúc căng thẳng leo thang tại biển Đông.
Một phúc trình mới của các nhà phân tách an ninh tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cảnh báo về tình trạng quân sự hóa trên biển gia tăng trong vùng.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án của tổ chức tại Đông Bắc Á nói:
“Tại Trung Quốc, hạm đội Nam Hải, chịu trách nhiệm biển Đông, từ trước tới nay ít được hỗ trợ nhất trong tất cả 3 hạm đội. Và, do đó những căng thẳng tại biển Đông là biện minh hoàn hảo nhất cho việc tối tân hóa hạm đội này.”
3,5 triệu kilômét vuông biển Đông là nơi tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.
Năm ngoái Việt Nam cáo buộc các tàu tuần tra của Trung Quốc can thiệp vào một trong những tàu thăm dò dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines cũng gia tăng vì một loạt các đảo đang tranh chấp có tên tiếng Anh là bãi cạn Scarborough.
Tuần trước, Hoa Kỳ và Philippines diễn tập hải quân chung bằng đạn thật-khiến cho Trung Quốc cảnh báo Washington đừng dính líu đến vùng này. Tuy nhiên vào ngày trước khi đến thăm Bắc Kinh, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cả quyết là Hoa Kỳ không đứng về bên nào cả.
Bà Clinton nói: “Là một cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, giữ gìn hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế.”
Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế nói thiếu sự minh bạch pháp lý về những lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tranh chấp với nhau là nguyên nhân làm căng thẳng gia tăng.
Tuy nhiên giáo sư Steven Tsang, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại trường đại học Nottingham cho rằng Trung Quốc có thể có những mục tiêu chiến lược rộng hơn.
Giáo sư Tsang nói: “Điều mà Trung Quốc đang theo đuổi không chú trọng nhiều về lãnh thổ, nhưng trên căn bản có thể là để làm cho khu vực này chấp nhận rằng đây là vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, rằng tất cả đều chấp nhận quyền lãnh đạo của Trung Quốc hay ưu thế của nước này trong vùng. Nếu làm như vậy, các nước này sẽ muốn Hoa Kỳ đừng can dự sâu rộng vào đây và do đó vùng này sẽ trở thành hầu như một hồ nước của Trung Quốc.”
Trung Quốc cho biết có kế hoạch đưa ra một tuyên bố chủ quyền trên biển căn cứ vào Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên với những vùng biển có tầm mức quan trọng về chiến lược và giàu tài nguyên đến thế, các nhà phân tách nói việc mưu tìm thỏa thuận giữa các quốc gia có quá nhiều cạnh tranh sẽ rất khó khăn.
Ngay sau đó là khu trục hạm Haikou 171.
Hai chiến hạm này nằm trong Lực lượng Đặc nhiệm Hộ Tống số 10 của Hải quân Trung Quốc, là hai trong những chiến hạm chính của Hải quân Trung Quốc. Hai tàu này đến căn cứ quân sự Trung Quốc tại Hong Kong giữa lúc căng thẳng leo thang tại biển Đông.
Một phúc trình mới của các nhà phân tách an ninh tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cảnh báo về tình trạng quân sự hóa trên biển gia tăng trong vùng.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án của tổ chức tại Đông Bắc Á nói:
“Tại Trung Quốc, hạm đội Nam Hải, chịu trách nhiệm biển Đông, từ trước tới nay ít được hỗ trợ nhất trong tất cả 3 hạm đội. Và, do đó những căng thẳng tại biển Đông là biện minh hoàn hảo nhất cho việc tối tân hóa hạm đội này.”
3,5 triệu kilômét vuông biển Đông là nơi tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.
Năm ngoái Việt Nam cáo buộc các tàu tuần tra của Trung Quốc can thiệp vào một trong những tàu thăm dò dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines cũng gia tăng vì một loạt các đảo đang tranh chấp có tên tiếng Anh là bãi cạn Scarborough.
Tuần trước, Hoa Kỳ và Philippines diễn tập hải quân chung bằng đạn thật-khiến cho Trung Quốc cảnh báo Washington đừng dính líu đến vùng này. Tuy nhiên vào ngày trước khi đến thăm Bắc Kinh, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cả quyết là Hoa Kỳ không đứng về bên nào cả.
Bà Clinton nói: “Là một cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, giữ gìn hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế.”
Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế nói thiếu sự minh bạch pháp lý về những lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tranh chấp với nhau là nguyên nhân làm căng thẳng gia tăng.
Tuy nhiên giáo sư Steven Tsang, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại trường đại học Nottingham cho rằng Trung Quốc có thể có những mục tiêu chiến lược rộng hơn.
Giáo sư Tsang nói: “Điều mà Trung Quốc đang theo đuổi không chú trọng nhiều về lãnh thổ, nhưng trên căn bản có thể là để làm cho khu vực này chấp nhận rằng đây là vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, rằng tất cả đều chấp nhận quyền lãnh đạo của Trung Quốc hay ưu thế của nước này trong vùng. Nếu làm như vậy, các nước này sẽ muốn Hoa Kỳ đừng can dự sâu rộng vào đây và do đó vùng này sẽ trở thành hầu như một hồ nước của Trung Quốc.”
Trung Quốc cho biết có kế hoạch đưa ra một tuyên bố chủ quyền trên biển căn cứ vào Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên với những vùng biển có tầm mức quan trọng về chiến lược và giàu tài nguyên đến thế, các nhà phân tách nói việc mưu tìm thỏa thuận giữa các quốc gia có quá nhiều cạnh tranh sẽ rất khó khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét