Thống kê của Sở Tài nguyên – môi trường TP Sài Gòn cho thấy hiện ở TP có hơn 200,000 giếng khoan với tổng công suất khai thác trên 1 triệu m3/ngày đêm, gấp 5 lần so với quy hoạch. Trên thực tế số giếng khoan còn nhiều hơn so với hơn 200,000 giếng như công bố.
Trong một bài điều tra trên báo TN, theo số liệu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thì vào năm 1999, toàn TP mới có khoảng 95,800 giếng nước ngầm, (mật độ trung bình 46 giếng/km2) và chỉ hơn 10 năm, TP đã có thêm hơn 100,000 giếng, chứng tỏ tình trạng lạm dụng khai thác nước ngầm đã đến mức báo động.
Ông Phạm Mạnh Đức, giám đốc Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn, cho biết: “Rất nhiều khách hàng hiện nay tuy đã gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng nước máy mà vẫn chủ yếu sử dụng nước ngầm. Chẳng hạn khu vực phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, mặc dù gần nghĩa trang và Sở Y tế đã cảnh báo nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nhưng người dân vẫn không chịu sử dụng nước máy”.
Theo ông Đức, tuy UBND TP đã có chủ trương khu vực nào có áp lực nước từ 0,13 (chiều cao cột nước từ 1 m trở lên) thì không cho phép sử dụng nước ngầm, nhưng tình trạng khai thác nước ngầm vẫn không ngừng tăng.
Có ý kiến cho rằng do tình trạng nước máy (nước thủy cục) đã thường chảy yếu và còn khan hiếm ở một số vùng ven và ngoại thành, đồng thời giá nước tính theo định mức đầu người dù sao cũng mắc hơn so với giá điện chạy máy bơm lấy nước ngầm nên người dân chọn dùng nước giếng đóng, nhất là ở những khu xóm lao động nghèo, khu dân nhập cư tập trung… Hiện nay gần như toàn bộ huyện Bình Chánh , quận 8 và quận Bình Tân đều đang sử dụng nước ngầm.
Trong một bài điều tra trên báo TN, theo số liệu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thì vào năm 1999, toàn TP mới có khoảng 95,800 giếng nước ngầm, (mật độ trung bình 46 giếng/km2) và chỉ hơn 10 năm, TP đã có thêm hơn 100,000 giếng, chứng tỏ tình trạng lạm dụng khai thác nước ngầm đã đến mức báo động.
Ông Phạm Mạnh Đức, giám đốc Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn, cho biết: “Rất nhiều khách hàng hiện nay tuy đã gắn đồng hồ nước nhưng không sử dụng nước máy mà vẫn chủ yếu sử dụng nước ngầm. Chẳng hạn khu vực phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, mặc dù gần nghĩa trang và Sở Y tế đã cảnh báo nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nhưng người dân vẫn không chịu sử dụng nước máy”.
Theo ông Đức, tuy UBND TP đã có chủ trương khu vực nào có áp lực nước từ 0,13 (chiều cao cột nước từ 1 m trở lên) thì không cho phép sử dụng nước ngầm, nhưng tình trạng khai thác nước ngầm vẫn không ngừng tăng.
Có ý kiến cho rằng do tình trạng nước máy (nước thủy cục) đã thường chảy yếu và còn khan hiếm ở một số vùng ven và ngoại thành, đồng thời giá nước tính theo định mức đầu người dù sao cũng mắc hơn so với giá điện chạy máy bơm lấy nước ngầm nên người dân chọn dùng nước giếng đóng, nhất là ở những khu xóm lao động nghèo, khu dân nhập cư tập trung… Hiện nay gần như toàn bộ huyện Bình Chánh , quận 8 và quận Bình Tân đều đang sử dụng nước ngầm.
Ngày 16-5-2012, một tổ công nhân thuộc Công ty Lắp máy và Xây Dựng 45 (LILAMA 45) khoan giếng nước ngầm ngay trên vỉa hè tại ngã tư Lý Thường Kiệt – CM Tháng 8, quận Tân Bình.
Hậu quả là mực nước ngầm vùng Sài Gòn bị hạ thấp nhanh chóng, mặt đất bị biến dạng, sụt lún tăng thêm ở nhiều nơi, nhất là khu vực phía nam Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu của dự án “Quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TP.Sài Gòn bằng kỹ thuật Insar vi phân” do Trung tâm địa tin học (thuộc Đại học Quốc gia TP) thực hiện cho thấy nhiều nơi tại TP đang bị lún cục bộ, tốc độ trung bình 10 mm/năm. Đặc biệt, những khu vực đô thị hóa nhanh thuộc các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè có tốc độ lún trên 15 mm/năm. Điển hình như quận 6 (lún 5-20 cm/năm), quận Bình Tân (14 cm/năm), thị trấn An Lạc – quận Bình Tân (12 cm/năm).
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.Sài Gòn, cho rằng hiện tượng sụt lún đất gia tăng là có phần trách nhiệm của UBND TP, Sở TN-MT. Bởi, ngoài vấn đề địa chất tự nhiên, còn do TP không kiểm soát được nạn khai thác giếng ngầm tràn lan, đặc biệt là giếng khoan công nghiệp (do cơ quan nhà nước thực hiện); cho xây dựng hàng loạt khu đô thị, công trình nhà cao tầng tại những vùng có địa chất yếu; cấp phép xây dựng theo kiểu “nén chặt” các cao ốc thương mại, văn phòng khu vực trung tâm; không kiểm soát được nạn bơm hút cát bừa bãi trên các dòng sông để phục vụ các công trình xây dựng...
Bài báo cũng ghi nhận là tại cuộc hội thảo chống ngập hôm 7- 3 vừa qua, PGS-TS Hồ Long Phi, giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu TP đã cảnh báo tốc độ lún có thể sẽ gia tăng hơn nữa. Dự báo đến năm 2020, độ lún ở nhiều khu vực tại Sài Gòn sẽ tăng lên đến 20 - 22 cm. Hậu quả sẽ khiến hệ thống thoát nước bị tê liệt, và nếu không đánh giá kỹ tác động của lún mặt đất thì các hệ thống đê bao chống ngập (do triều cường) sẽ không còn tác dụng.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.Sài Gòn, cho rằng hiện tượng sụt lún đất gia tăng là có phần trách nhiệm của UBND TP, Sở TN-MT. Bởi, ngoài vấn đề địa chất tự nhiên, còn do TP không kiểm soát được nạn khai thác giếng ngầm tràn lan, đặc biệt là giếng khoan công nghiệp (do cơ quan nhà nước thực hiện); cho xây dựng hàng loạt khu đô thị, công trình nhà cao tầng tại những vùng có địa chất yếu; cấp phép xây dựng theo kiểu “nén chặt” các cao ốc thương mại, văn phòng khu vực trung tâm; không kiểm soát được nạn bơm hút cát bừa bãi trên các dòng sông để phục vụ các công trình xây dựng...
Bài báo cũng ghi nhận là tại cuộc hội thảo chống ngập hôm 7- 3 vừa qua, PGS-TS Hồ Long Phi, giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu TP đã cảnh báo tốc độ lún có thể sẽ gia tăng hơn nữa. Dự báo đến năm 2020, độ lún ở nhiều khu vực tại Sài Gòn sẽ tăng lên đến 20 - 22 cm. Hậu quả sẽ khiến hệ thống thoát nước bị tê liệt, và nếu không đánh giá kỹ tác động của lún mặt đất thì các hệ thống đê bao chống ngập (do triều cường) sẽ không còn tác dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét