Kể từ ngày 28/05, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 13% xuống còn 12%/năm. Lãi suất này đã được giảm hai lần trong năm nay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng giảm lãi suất tái chiết khấu được giảm từ 11% xuống 10%/năm.
Còn lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm giảm xuống còn 13%/năm. Với điều chỉnh trên, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng Việt Nam tối đa sẽ giảm tương ứng 1%/năm từ 15% xuống 14%/năm.
Trong hai thập niên qua, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao. Nhưng trước tình hình lạm phát lên tới 23% vào tháng 8/2011, cùng với thâm thủng mậu dịch cao và trị giá nội tệ sụt giảm mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải tìm một mô hình phát triển mới.
Những biện pháp tăng lãi suất và giảm đầu tư công đã giúp kềm chế lạm phát, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua đã giảm xuống còn 8,34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng những biện pháp đó cũng đã ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam trong quý một năm 2012 chỉ đạt 4%, mức thấp nhất từ ba năm nay. Chính phủ Việt Nam hiện đang đứng trước một tình thế nan giải, không biết là nên tiếp tục kềm chế lạm phát hay duy trì tăng trưởng. Năm ngoái, mức tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 5,9%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 6%.
Năm nay, chính phủ Hà Nội vẫn đề ra chỉ tiêu tăng trưởng từ 6% đến 6,5%, nhưng các chuyên gia kinh tế dự báo là mức tăng trưởng 2012 sẽ thấp hơn rất nhiều so với với mục tiêu đó.
Còn lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm giảm xuống còn 13%/năm. Với điều chỉnh trên, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng Việt Nam tối đa sẽ giảm tương ứng 1%/năm từ 15% xuống 14%/năm.
Trong hai thập niên qua, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao. Nhưng trước tình hình lạm phát lên tới 23% vào tháng 8/2011, cùng với thâm thủng mậu dịch cao và trị giá nội tệ sụt giảm mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải tìm một mô hình phát triển mới.
Những biện pháp tăng lãi suất và giảm đầu tư công đã giúp kềm chế lạm phát, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua đã giảm xuống còn 8,34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng những biện pháp đó cũng đã ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam trong quý một năm 2012 chỉ đạt 4%, mức thấp nhất từ ba năm nay. Chính phủ Việt Nam hiện đang đứng trước một tình thế nan giải, không biết là nên tiếp tục kềm chế lạm phát hay duy trì tăng trưởng. Năm ngoái, mức tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 5,9%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 6%.
Năm nay, chính phủ Hà Nội vẫn đề ra chỉ tiêu tăng trưởng từ 6% đến 6,5%, nhưng các chuyên gia kinh tế dự báo là mức tăng trưởng 2012 sẽ thấp hơn rất nhiều so với với mục tiêu đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét