1.5.12

Suy tư ngày Quốc Hận lần thứ 37


Ba mươi bảy năm dài đã trôi qua, ba mươi bảy lần người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã tưởng niệm ngày Quốc Hận: 30 tháng Tư năm 1975.

Kể từ một ngày tang thương ấy, cho đến hôm nay, mỗi lần nhìn lại những hình ảnh, những đoạn phim chạy giặc, và vượt thoát ngục tù Cộng sản, trên những con đường đầy gian nguy, hàng triệu người đã đánh đổi cả sinh mạng của mình để mưu tìm lấy sự tự do. Những đau thương trùng trùng, chất ngất ấy, mà cho dẫu có gom hết nước của đại dương để pha thành mực viết, và có gom hết tất cả ngôn từ của nhân loại để viết, thì cũng không làm sao có thể diễn đạt cho vừa, với những đớn đau, những cực hình khôn tả, của những nạn nhân đã từng quằn quại dưới những bàn tay sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam. Những nạn nhân ấy, có người đã chết ở trong và ngoài các nhà tù “cải tạo”, hoặc ở các “vùng kinh tế mới”, hay trên những hành trình trốn chạy Cộng sản.
Ba mươi bảy năm rồi, những hình ảnh đau thương ấy vẫn còn khắc ghi tận trong tâm khảm của những người là nạn nhân trực tiếp, hay đã từng chứng kiến. Do vậy, hằng năm, cứ đến ngày 30/4, thì cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại đều có những cuộc biểu tình và tưởng niệm ngày Quốc Hận, là mối Hận mất Nước: Hận vì đảng Cộng sản Việt Nam, là đảng cầm quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ngang nhiên vi phạm các hiệp định mà chính họ đã ký kết, như Hiệp định Paris, 1973, về Việt nam, đã dùng vũ lực xua quân cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hòa; để rồi sau đó, họ đã dùng bạo lực Cộng sản để bỏ tù, hành hạ, khiến cho một số người đã phải bị chết hoặc trở thành tàn phế; đồng thời đã áp đặt sự thống trị lên trên đầu của tất cả người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Và cũng kể từ ngày Quốc Hận 30/4/1975. Ngày mà những đồng bào ở bên kia Vĩ Tuyến, trước khi tìm vào miềnNamđể thăm những người thân đã trốn chạy Cộng sản từ sau hiệp định Genève 20/7/1954. Những người này, đã từng gói ghém những chiếc bát, chiếc áo cũ… để cho con, cháu, vì nghe “bác-đảng nói ở miềnNamđói khổ vô cùng”!
Và cũng từ đó, người dân của miền Bắc đã biết được đời sống tự do, no ấm của người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã hiểu được những trò tuyên truyền dối trá của đảng Cộng sản. Nhưng tiếc rằng, họ cũng chẳng biết làm gì hơn, mà chỉ biết phải cùng chung số phận!
Ba mươi bảy năm qua, người ta thường gọi là “chiến tranh đã chấm dứt”. Thế nhưng, tại sao trên quê hương Việt Nam vẫn có hàng ngàn công an, quân đội, mũ giáp, trang bị đầy đủ vũ khí trong lúc xông vào nhà cửa của người dân lương thiện tại Tiên Lãng, tại Văn Giang để đập phá, để đánh hội đồng những người dân hiền lành vô tội, khi trong tay của họ không hề có một vật gì khác ngoài tấm lòng tha thiết để bảo vệ miếng đất, thửa ruộng, mà đã do chính mồ hôi, nước mắt của họ đã đổ ra để khai phá?!
Những thảm cảnh, những oan khiên này đã xẩy ra, và sẽ con tiếp diễn ở bất cứ một nơi nào trên cả ba miền đất nước. Những nhà tù ở khắp nơi, khắp chốn luôn luôn sẵn sàng để nuốt trọn, có thể cho đến chết những người yêu nước chân chính đã và đang đấu tranh CHỐNG CỘNG THỰC SỰ, để giành lại quê hương, và giải cứu đồng bào thoát vòng nô lệ.
Những hình ảnh hoàn toàn trung thực ấy, đã hiển nhiên, mọi người đều biết; đặc biệt là những người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoài lại càng thấy, biết một cách rất rõ ràng hơn qua các trang mạng thông tin toàn cầu.
Thế nhưng, tại sao, mỗi năm đều có những người đã từng vỗ ngực, tự xưng mình là “chống cộng – đấu tranh”; song họ chẳng thiếu được những tháng ngày rong chơi, “du lịch”, để làm những “Việt kiều”, để sống vui chơi trên những mảnh đời đau khổ, nhục nhằn của đồng bào khốn khổ tại Việt Nam?!
Không một ai có thể phủ nhận rằng, trở về Quê Hương là những ước mơ luôn luôn ấp ủ trong mọi trái tim của những con dân nước Việt đang sống đời tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại. Ai cũng nhớ người thân, bằng hữu, cũng thương Quê Hương cả. Nhưng ngày trở về như thế nào, để thấy lòng mình thanh thản, để không bị người đời khinh rẻ, là những điều cần phải nghĩ tới, phải cân nhắc trước sau.
Riêng người viết bài này, kể từ phút giây nhìn thấy dãy Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, dần dần mờ xa theo những dòng nước mắt, rồi khuất hẳn khi con thuyền tách bến ra khơi, thì người viết đã đổ gục ngay xuống lòng thuyền, không thốt nổi nửa lời, vì biết mình đã thực sự rời xa đất nước thân yêu!!!
Kể từ giây phút ấy, cho đến tận bây giờ, trong tâm của mình không hề nguôi nỗi nhớ Quê Hương. Người viết đã thương và nhớ đến từng viên sỏi, từng ngọn cỏ của quê Hương. Có những đêm về trong những giấc mơ, người viết vẫn thấy từng khung góc ô kẻ của từng bậc tam cấp của con ngõ dài lát đá xanh của căn nhà xưa cũ; người viết luôn nhớ đến khóm trúc ở góc nhà, nhớ cả cây Thiên Mộc Lan, mà ngày xưa còn bé, là nơi mình thường ngồi tựa vào để nhìn những đàn bướm đủ sắc mầu, thường bay về tìm đậu trên các cành hoa Quy Điệp!!!
NHƯNG, tất cả những nỗi nhớ ấy, không làm sao khiến cho người viết có thể trở về khi những đồng bào ruột thịt của mình vẫn còn sống trong đau khổ; mà người viết đã tâm nguyện rằng, sẽ trở về khi trên Quê Hương Việt Nam đã không còn bóng cộng thù như một bài hát: Anh vẫn mơ một ngày về, như sau đây:
Anh vẫn mơ một ngày nào
quê dấu yêu không còn cộng thù
Trên con đường mòn, sau cơn mưa chiều,
Anh ôm đàn dìu em đi dưới trăng.
Ta đứng yên nghe rừng thì thầm.
Ta ngước trông sao trời thật gần.
Anh ôm cây đàn,
Anh buông tơ trầm.
Em ca bài mừng Quê Hương Thanh Bình.
Rồi bình minh tới anh đưa em về làng
Này bà con đón kìa anh em chào mừng
Thôn quê tưng bừng,
Muôn chim reo hò hát mừng người
vừa về sau chiến chinh.
Rồi hoàng hôn xuống ta say men rượu nồng
Họ hàng trong xóm thay nhau nhen lửa hồng
Sương giăng mịt mùng
Đêm sâu chập chùng xóa ngục tù xiềng gông bao năm.
Anh vẫn mơ một ngày nào anh với em chung tình bạc đầu.
Trên quê hương nghèo. Trong khu rừng già.
Trước mái nhà Cờ Vàng bay phất phơ.
Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò.
Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.
Con thơ ngoan hiền ê a đánh vần
“Vê en-Nờ” là Việt Nam kiêu hùng.
Rồi ngày con lớn con ca vang tình người
Hòa bình no ấm con ca vang tình đời
Thay cho Cha già
Suốt cuộc đời hòa lời ca đấu tranh.
Rồi ngày con lớn con đi xây cuộc đời
Màu Cờ Tổ Quốc con tô thêm rạng ngời
Quê Hương Thanh Bình
Muôn dân yên lành sống cuộc đời tự do muôn năm!!!
Ước mơ là như vậy, nhưng đáng buồn thay! bởi vì, cho đến hôm nay, ba mươi bảy năm dài đã trôi qua, mà con đường quang phục quê hương xem chừng vẫn còn đang mịt mờ, vẫn chưa thấy được một giải pháp nào hầu có thể rút ngắn con đường cứu nước, cứu dân đang trong cơn hoạn nạn tại quê nhà.
Và đó, là những điều đã khiến cho không phải riêng ai, mà chắc của nhiều người, khi nhìn thấy từng ngày những cảnh của công an Cộng sản lại càng tăng thêm những cuộc đàn áp vô cùng bạo ngược đối với đồng bào ruột thịt của chúng ta, là những nạn nhân trực tiếp, hiện đang phải sống dưới ách thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính vì những lẽ ấy, mà người viết cứ thầm nghĩ rằng: Ba mươi bảy năm qua rồi, chúng ta “không thể ngồi yên, khi nước Việt đang ngả nghiêng, dân tộc ta sắp phải đắm chìm…”; chúng ta không thể chỉ có những bài viết, những vần thơ than mây khóc gió, kể lể những nỗi khổ đau, những nỗi nhung nhớ mãi, mà “phải đứng lên tự cứu”. Vì chính ngày nào đảng Cộng sản Việt Nam còn cướp và nắm giữ quyền cai trị đất nước trong tay, thì mối Hận ngày càng thêm chồng chất!!!
Không! Chúng ta phải biến đau thương thành những hành động thực tiễn; chúng ta những người Việt Nam đang sống đời tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại, hãy cùng nhau hướng về Quê Hương, để hỗ trợ cho những cuộc đấu tranh của đồng bào tại quốc nội, là khối lực lượng đang đối đầu trực tiếp với bạo quyền cộng sản Hà Nội, để xóa sạch cho đến tận gốc rễ của những nguyên nhân gây nên những tội ác và bất công, đó là đảng Cộng sản Việt Nam.
Pháp quốc, 30/4/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

9 RESPONSES TO SUY TƯ NGÀY QUỐC HẬN LẦN THỨ 37

  1. Việt Nam gặp phải Đại Nạn như hôm nay (Mất tự do, dân chủ, ấm no,
    nhân quyền,v.v…Và đang bị Rợ Hán khống chế, hăm dọa, đồng hóa…)
    tất cả đều do bọn Việt Gian Cộng Sản. Nhưng sở dĩ có cái Đảng Chó
    Má, Khốn Nạn trên đất nước chúng ta, một phần là vì chúng ta quá
    nhẹ dạ, quá tình cảm ủy-mi…nên đã lầm lỡ giúp chúng, theo chúng…
    Rút tỉa kinh nghiệm đau thương xương máu, chúng ta phải ghi tâm,
    khắc cốt: Đừng bao giờ nhẹ dạ, cả nể để rồi Tin và Hợp Tác…đối với
    bọn Cộng Sản. Hãy tìm mọi cách tiêu diệt chúng, để cho đất nước
    được bình yên, người dân được vui sống. Biết thằng Công An nào mà
    quá tàn ác, thâm hiểm hãy tìm cách thủ tiêu nó. Đây không phải là Ác
    mà là để sinh tồn.
     
    2
     
    0
     
    Rate This
  2. Tháng Tư Nhớ Người
    Đêm gối mây trời chân gác đất
    Xiêu xiêu hồn việt những thân ma
    Ai về xứ Việt cho tôi gởi
    Một chút hương lòng với xót xa
     
    1
     
    0
     
    Rate This
  3. TƯỞNG NHỚ NGHĨA TRANG
    BIÊN HÒA
    Về thăm Nghĩa trang một chiều gío lộng,
    Khung trời xưa chìm đắm ngủ say.
    Xa lộ Biên hòa cuồn cuộn gío bay,
    Biển đời ai oán, nỗi sầu chứa chan !
    Ôi, DŨNG KHÍ ĐÀI âm cảnh mơ màng,
    Linh hồn 30,000 Nghĩa sĩ, ngỡ ngàn bơ vơ !
    VÀNH KHĂN TANG đẫm lệ sương mờ…
    GƯƠM THIÊN lạnh lẽo, ngẩn ngơ gío chiều !
    Anh LÍNH TIẾC THƯƠNG, thân ngả bệ xiêu,
    Vì thương dân tộc chịu nhiều trái ngang !
    ÂM DƯƠNG cách biệt đôi đàng…
    Màng đen tội lỗi, bàng hoàng Thần linh.
    Bao mầm non trai trẻ, cõi vô hình
    Là nơi nương tựa, nghĩa tình nước non.
    Niềm tin, sự sống, con cháu Lạc Hồng
    Tự do, Dân chủ…non sông ba miền.
    Người sống, đang ỷ thế cậy quyền,
    Buồn người khuất mặt..nhãn tiền không sai !
    Dòng đời thác nước đổ mau,
    Sông sâu ,Biển rộng…một màu trong xanh>
     
    3
     
    0
     
    Rate This
  4. Vầng Trăng Nghèn Nghẹn
    chuyển thể từ thơ Hoài Tưởng Phong
    Mẹ sinh tôi vào đêm mưa gió
    Lúc chào đời chẳng có trăng thu
    Tản cư vườn trống hoang vu
    Cưả nhà tan tác chiụ nhiều khổ đau
    Tôi lớn theo cỏ khô hoang dại
    Trên lưng trâu bảy tuổi lầm than
    Loanh quanh xó bếp nghèo hèn
    Đồ chơi chẳng có tuổi xuân héo mòn
    Tôi ngơ ngác đua chen thành thị
    Mười năm sau bi lụy chân quê
    Dật dờ khắp nẻo sơn khê
    Đói ăn thiếu mặc lại về cố hương
    Bạn bè tôi cũng cùng số kiếp
    Tưởng đời tôi hoá kiếp nhả tơ
    Mộng mơ thành bướm vi vu
    Ngào ngờ cô quạnh phù du hão huyền
    Mỗi lần về tâm hồn trống trải
    Gái hay trai thân thế cầu toàn
    Cô hàng xóm đã có con
    Sang nhà mua rươu không tiền xin anh
    Xóm bên sông trời xanh mây toả
    Lắm cô về áo luạ xênh xang
    Xây nhà báo hiếu rộn ràng
    Mà nghe sao động tiếng lòng tái tê….
    Đời tha hương ngậm ngùi rơi lệ
    Đi làm dâu xứ sở người ta
    Quê nhà sông cá ba sa
    Luá nhiều sản lượng vẫn nghèo thế ư ?
    Chập tối buồn sương sa bến nước
    Bóng hoàng hôn thầm ước trăng lên
    Mây mù vần vũ cô đơn
    Vầng trăng nghèn nghẹn thuả con ra đời….
    5.3.2010 Lu Hà
     
    1
     
    0
     
    Rate This
  5. Sầu Tận Huyệt
    Hoạ thơ Nguyễn Tứ Phương
    Bao xót đau hờn dâng nghẹn cổ
    Thuở kiêu hùng chiến trận năm xưa
    Những bóng ma khóc than bên mộ
    Hận dương trần tủi nhục sầu đưa
    Máu đã khô cho đời thống khổ
    Cõi ta bà thê thảm điêu linh
    Quê hương ơi! Tận cùng sinh lộ
    Cộng sản về gieo rắc sát sinh
    Bãi tha ma hội ngộ tao phùng
    Cảnh phế hoang trào lệ ngấn rưng
    Thân xác ai oan hồn mất thổ
    Những cô hồn tủi khổ buồn chung
    Cơn điạ trấn diêm la điạ phủ
    Hận trời cao thấu đến thần linh
    Hồn ma gọi tấm lòng thiện mỹ
    Cõi thế nhân oan khổ trắng trinh
    11.6.2009 Lu Hà
     
    1
     
    0
     
    Rate This
  6. Còn Gì Để Sống
    Chuyển thể thơ Nguyễn Cung Thương: Gửi Súng Cho Tao
    Mất tay rồi cụt cả chân
    Còn hai con mắt lê thân phong trần
    Vìết thơ dùm bạn cơ hàn
    Mù hai con mắt chiều tàn gió sương
    Chúng mày cầu thực tha hương
    Xứ người nghe nói vấn vương u hoài
    Thôi đành nưả kiếp trâu cày
    Nhớ thương đồng đội một thời xa xưa
    Sớt san chia sẻ đô la
    Cũng như chia máu thuở nào bên nhau
    Mấy thằng bên cạnh bơ vơ
    Thân tàn việt cộng bơ phờ cả thôi
    Đui mù sứt mẻ than ôi!
    Mình trần thân trụi cuối đời lầm than
    Lân la khắp chốn xa gần
    Bát cơm miếng nưóc nhọc nhằn bi ai
    Bao nhiêu thập kỷ qua rồi
    Dư đồ rách nát chúng mày xót không ?
    Văn minh thế giới coi thường
    Quê hương ta vẫn thê lương lụi tàn
    Phố phường rình rập công an
    Đủ màu vằn vện chó săn hãi hùng
    Chúng mày xa cách trùng duơng
    Yên thân xứ sở theo dòng đời trôi
    Đấu tranh bạo động hết thời
    Tự do dân chủ kiếm hoài mãi thôi…
    Làm sao sống được hở trời
    Với loài hổ báo cực kỳ giàu sang
    Đảng viên thẻ đỏ phũ phàng
    Tham quan ô lại một phường lưu manh
    Oán hờn ngùn ngụt trời xanh
    Dồn dân cướp đất Chí Minh học đòi
    Tài nguyên lãnh thổ cuả ai?
    Hoàng Trường hải đảo mất rồi lâu
    Khom lưng van lạy ba Tàu
    Cha con ông cháu đủ trò tham ô
    Nhà hàng ăn nhậu ngất ngư
    Mua trinh em bé mái đầu còn thơ
    Râu xanh sát hại lẫn nhau
    Tranh quyền đoạt vị mịt mù trần gian
    Ma vương quỷ đỏ lăng loàn
    Cờ hồng máu nhỏ sói mòn lương dân
    Chúng tao tàn tật phế nhân
    Bạn bè chiến hữu có còn nhớ mong?
    Đui mù què quặt thê lương
    Chung nhau bát cháo cuối cùng cầm hơi
    Hãy đưa súng đạn về đây
    Sức tàn lực kiệt mím môi xiết cò!
    15.4.2010 Lu Hà
     
    1
     
    0
     
    Rate This
  7. Chén Sầu Thế Sự
    hoạ thơ Hàn Thiên Lương
    Chưa uống mà sao đã ngấm sầu
    Nhâm nhi giọt rượu sẽ đi đâu
    Theo chân mây gió về quê cũ
    Tìm thuở sơ sinh bạc mái đầu
    Thế kỷ chia ly cuộc bể dâu
    Trùng dương nhiệp chướng nắng mưa trào
    Chôn nhau cắt rốn buồn lay lắt
    Khói bếp nhà tranh lệ xoá nhoà
    Tết đến người vui chỉ thấy đau
    Nỗi đau năm tháng ướt trang thơ
    Ngậm ngùi lưu luyến ngày xưa ấy
    Sóng biển vùi sâu bóng mịt mờ …
    Chén rượu âu sầu hoá bướm bay
    Ta tìm bạn hữu dưới chòm mây
    Hàn huyên tâm sự bao hồn khổ
    Trần thế người ơi kiếp đoạ đầy …
    Ai hiểu lòng ai giưã chốn này
    Đèn khuya lẻ bóng ngóng sao rơi
    Lần trang sách cổ tìm ân nghiã
    Tha thiết vì ai mộng vẳng đời.
    Tri kỷ tri âm vọng tưởng xa
    Nỗi đau thế sự ánh trăng mờ
    Năm châu bốn biển tìm huynh đệ
    Xào xạc năm canh lại gió muà …
    4.2.2010 Lu Hà
     
    1
     
    0
     
    Rate This
  8. Buổi Chiều Tàn
    chuyển thể từ thơ Chu Vương Miện
    Gặp mấy đưá ngược xuôi nhếch nhác
    Giới xích lô ba gác gọi nhau
    Đậm đà bạn hữu như xưa
    Lá vàng lác đác dạt dào gió thu
    Cũng có đưá thuở xưa con nít
    Tuổi học trò chút chít còn đây
    Quân trường binh chủng mê say
    Bốn vùng chiến thuật nghiã này còn ghi
    Giờ khổ vậy lẻ loi cay đắng
    Thương phế binh chống gậy lang thang
    Bàng hoàng công chức giở giang
    Nhà tù cải tạo tan hoang cưả nhà
    Đời rơ ráy lượm thu rẻ rách
    Buôn chai ve nhớn nhác vượt biên
    Bạc vàng gom lại đóng thuyền
    Mấy thằng mất xác trôi luôn giưã dòng
    Lê thân bước trên đường ma daị
    Bên sạp quầy tê tái kiếm ăn
    Khâu giày đóng sách lầm than
    Mác Lê ân oán lại còn Thưà Ân
    La Quán Trung vẫn còn ngồi đó
    Ế ẩm thay chẳng có ai mua
    Tình xưa gói trọn ưỡm ờ
    Chia ly giọt lệ sương sầu đông thu
    Còn mấy độ hoa mua trắng xoá
    Cánh rừng hoang chẳng có gì đâu
    Kià vùng kinh tế xác xơ
    Thông reo bàng bạc cuối đèo vẩn vơ
    Đời loạn thế lạc nhau tứ tán
    Bởi người ta táng tận lương tâm
    Thề non hẹn biển tình thâm
    Vấp chân hụt ngã tìm em mãi hoài
    Mái chòi tranh mua rơi tầm tã
    Tấm thân già vật vã người ơi
    Thuỷ quân lục chiến xa xôi
    Vàng bay xao xác rã rời hoàng hôn…
    13.3.2010 Lu Hà
     
    0
     
    0
     
    Rate This

Không có nhận xét nào: