1.5.12

Viêm đau tâm thần



Thái Bá Tân (Danlambao) - Còn tôi, có thể cả các bạn, tôi không chết nhưng cũng bị bệnh vì chiếc loa công cộng khủng khiếp ấy. Tôi căm thù nó, căm thù tận xương tủy mà chẳng làm gì được. Khi viết những dòng này, nó đang kêu ông ổng ngoài phố, về đảng vĩ đại, nhân dân anh hùng và về thiên đường cộng sản. May chỉ mỗi ngày hai lần vào sáng sớm và buổi chiều trước lúc ăn cơm. 

Tôi tự chẩn đoán: Mình đang mắc bệnh “viêm đau tinh thần.” 

*

Tạp chí Văn Học Nước Ngoài số 5 năm 2005 có truyện ngắn “Chú bé Do Thái” của Rudolf Leonhard. Nhân vật chính là Jacob, chín tuổi, bị một ông thầy có tư tưởng kỳ thị chủng tộc bắt hát một bài có câu: “Hãy để dòng máu Do Thái phun trào khi ta đâm mạnh lưỡi dao vào chúng. Lúc đó ta sẽ nói hôm nay trời đẹp sao!” Cậu phải hát hàng ngày cùng cả lớp, mà hát to, hát rõ từng tiếng, nhất là chú, vì chú là người Do Thái. 

Chuyện xẩy ra ở nước Đức ngày Hitle mới cầm quyền. Lưỡi dao chọc vào người, dòng máu phun ra và ngày đẹp trời ấy đã làm chú bé hoảng sợ đến mức mê sảng và phát ốm. Bố mẹ phải đưa chú sang Pháp lánh nạn phát-xít. Một thời gian sau chú có vẻ bình tĩnh trở lại. Thế mà một đêm khuya nọ cả nhà chú và hàng xóm chợt thức giấc vì chú chồm dậy hát: “Hãy để dòng máu Do Thái phun trào khi ta đâm mạnh lưỡi dao vào chúng. Lúc đó ta sẽ nói hôm nay trời đẹp sao!” Chú hát đi, hát lại mãi một câu ấy và không thể ngừng được. “Con không muốn, nhưng nó cứ đầy ắp trong đầu và tự tuôn ra”, chú mếu máo. Rồi chú lại ốm, còn nặng hơn trước và miệng vẫn không ngừng hát. Bác sĩ khám, nói chú mắc chứng bệnh “viêm đâu tâm thần”. 

Một truyện ngắn gây ấn tượng mạnh, và nó làm tôi nhớ lại một trường hợp gần như tương tự ở Việt Nam. Chuyện có thật và xẩy ra với một người ở làng tôi. 


Đó là một sinh viên mới du học ở nước ngoài về, đúng vào những ngày đầu đất nước vừa thống nhất. Anh có dáng người lẻo khẻo, da xanh mướt, mái tóc xoăn tự nhiên trùm lút gáy và cặp kính cận dày cộm. Nghe nói anh học văn hay triết học gì đấy bên Tiệp. 

Rủi cho anh, và cả cho tôi nữa, vì tôi cũng về quê lần ấy, mới đặt chân đến cổng làng thì trời bắt đầu mưa to, mưa liên tục suốt ba ngày. Sau đó là lụt lớn, và làng bị cô lập hoàn toàn. Tức là không ai ra và cũng chẳng ai vào được làng, trừ đi thuyền mủng. Và trong suốt bảy ngày ấy cộng với ba ngày trời mưa, chiếc loa phóng thanh mới được huyện phát cạnh nhà anh ra rả nói suốt từ sang đến tối, chính xác là từ năm giờ đến mười rưỡi đêm. Trời ơi, mà nó nói to, to kinh khủng. Cái loa nói về chiến thắng lẫy lừng của dân tộc, về niềm vui đất nước thống nhất, về cơn lụt lịch sử, về số lượng bò và lợn chết trôi. Nội dung giống hệt nhau hoặc na ná như nhau, đại khái giống câu “Hãy để dòng máu Do Thái phun trào khi ta đâm mạnh lưỡi dao vào chúng. Lúc đó ta sẽ nói hôm nay trời đẹp sao!” của chú bé Jacob. 

Ngay tối đầu tiên anh đến gặp tôi, nhăn nhó: 

“Cái loa nó ông ổng thế cả ngày thì chết mất!” 

“Phải chịu thôi. Bao nhiêu năm thế rồi. Và sẽ còn nhiều năm nữa.” 

“Nhưng nó ở ngay trên đầu nhà tớ. Mà quanh đi quẩn lại cũng chỉ mấy bài, mấy lời thông báo ấy. Chết mất!” 

Tôi cũng khổ sở không kém. Có điều nghe mãi thành quen. Không quen cũng phải quen. Cũng có thể da tôi dày hơn và thần kinh vững hơn. Chỉ duy nhất một điều không thể quen được, là câu hỏi tại sao người ta lại cho lắp cái hệ thống loa đài này để tra tấn người dân, tất cả mọi người dân trên cả nước? Hầu như nhà nào cũng có một cái đài thu thanh được mang từ miền Nam ra, bán nhiều và khá rẻ. Có gì cần thông báo thì cho người vác loa đi a-lô a-lô như xưa nếu ở nông thôn. Ở thành phố thì ông tổ trưởng đến từng nhà báo. Tiếc là người ta không nghĩ thế, và các loa phóng thanh vẫn ông ổng hàng ngày ở mọi ngóc ngách của đất nước. Hay người ta giữ nó như một nét đặc trưng của lối sống cộng sản? 

Mờ sang hôm sau, anh lại đến, mặt bơ phờ vì suốt đêm không ngủ: 

“Tớ chết mất!” 

“Không chết được đâu. Gắng mà chịu.” Tôi đáp, nửa đùa nửa thật. “Ở Hà Nội cậu không phải nghe nó à?” 

“Không. Tớ mới về nước, chưa phân công công tác nên ở nhờ nhà ông bác làm to ở khu Ba Đình. Ở đấy không thấy có loa kiểu này.” 

‘Rồi cậu sẽ phải nghe. Hàng ngày. Không thoát được đâu. Trừ phi chết, hoặc vượt biên ra nước ngoài.” 

“Thật à?” Anh nhìn tôi ngơ ngác, hai mắt lộ vẻ sợ hãi. 

Ngày thứ tư, anh bảo tôi: 

“Ta ra Hà Nội đi.” 

“Cách nào?” 

“Thuê thuyền xuống ga Mỹ Lý rồi lên tàu.” 

“Nhưng đường sắp ngập có đi được đâu. Đường bộ lại càng ngập.” 

“Ừ nhỉ. Nhưng phải làm một cái gì đó. Tớ không thể chịu thêm được nữa. Đến phát điên mất. Mà có lẽ đã điên rồi. Mấy đêm nay tớ không ngủ chút nào. Thần kinh yếu mà.” 

“Thì cậu bắt chước tớ, bơ nó đi, coi như chẳng có.” 

“Tớ không làm được. Thử rồi. Cả khi nó tắt, cái loa ấy vẫn không thôi ám ảnh tớ. Không để yên một phút nào.” 

Anh còn nói một lúc nữa, đại khái như lời chú Jacob: “Con không muốn, nhưng nó cứ đầy ắp trong đầu và tự tuôn ra.” 

Tám giờ tối hôm ấy làng có sự cố. Đang nói hát ra rả như thường ngày, bỗng chiếc loa im bặt. Tiếp đến là một sự yên tĩnh ngỡ ngàng đến không tin là thật. Thậm chí có người thấy hụt hẫng. 

Lát sau thì cả làng biết là theo yêu cầu của anh, ông bố đã trèo lên cắt đứt dây điện của chiếc loa. Chưa đầy ba mươi phút sau nó lại kêu, hình như còn to hơn. Ông bố anh suýt bị làng bắt bồi thường thiệt hại, sau xét hai sợi dây điện bị cắt chẳng đáng bao nhiêu, vả lại nối lại được nên thôi. Nhưng ông bị trưởng thôn khiển trách nặng về những lời thóa mạ chính sách tuyên truyền của đảng. Ông còn dọa nếu lập lại, sẽ cho mời công an xã. 

Nước rút, anh ra ngay Hà Nội, còn tôi thì ở lại, chờ được nhà nước gọi đi làm. 

“Kinh khủng quá! Không kheo tớ chết mất,” anh nói khi chia tay. Trông anh đáng ngại thật - đôi mắt sâu không có vẻ lờ đờ của người thiếu ngủ mà ngược lại rất sáng. Sáng một cách bất bình thường và đáng ngờ. Nhưng tôi vẫn cười: 

“Chết thế nào được.” 


Thế mà anh chết thật. 

Vế sống với ông bác ở khu Ba Đình dành cho các chức to không có loa công cộng, mấy tháng sau anh trở lại bình thường. Sau đó anh được phân về làm việc ở một viện nghiên cứu và sống trong khu tập thể của viện, nơi chiếc loa cộng cộng là kẻ tra tấn hàng ngày không kém gì ở làng. 

Và anh đã phát điên. 

Một thời gian sau nữa thì bị một chiếc xe tải cán chết ở Như Quỳnh, khi anh trốn nhà thương điên đi lang thang như thường lệ. 

Nếu được khám và có bác sĩ giỏi khám, chắc người ta sẽ ghi vào bệnh án của anh: “Viêm đau tâm thần”, như trường hợp của chú bé Jacob. 

Còn tôi, có thể cả các bạn, tôi không chết nhưng cũng bị bệnh vì chiếc loa công cộng khủng khiếp ấy. Tôi căm thù nó, căm thù tận xương tủy mà chẳng làm gì được. Khi viết những dòng này, nó đang kêu ông ổng ngoài phố, về đảng vĩ đại, nhân dân anh hùng và về thiên đường cộng sản. May chỉ mỗi ngày hai lần vào sáng sớm và buổi chiều trước lúc ăn cơm. 

Tôi tự chẩn đoán: Mình đang mắc bệnh “viêm đau tinh thần.” 

Tự nhiên tôi nhớ đến Hitler và Goebel, bậc thầy nhồi sọ của hắn. 


Hà Nội, 1. 5. 2012 


5 Ý kiến:

Lưu Ý :


- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 

- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA 
  1. Cái này tụi Mỹ phản động nó gọi là: "Noise polution" , tức là những tiếng ồn độc hại, nguy hiểm đến đời sống của dân lân cận . Ở cái nước Tư Bản Đang Dẫy Chết này, nếu có, dân nó sẽ kiện cho mà tróc đầu!.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Rân Ngu C. ĐenMay 1, 2012 12:21 PM
      Exactly! Thằng con tôi, 16 tuổi, sinh bên Mỹ (nhưng biết nói tiếng Việt và thích đồ ăn Việt), chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi máy bay hạ cánh xuống Sàigòn, nói nhỏ vào tai tôi (bằng tiếng Mỹ vì không muốn người khác nghe): "People here have no notion of noise pollution."
  2. Gởi DLB!
    Tôi thỉnh thoảng vẫn viết bài ơởi đến quý báo theo địa chỉ LienLacDanLamBao@GMail.com nhưng không hiểu sao không thấy DLB đăng tải. Không biết DLB có nhận được bài của tôi không, cũng không thấy hồi âm cho tôi ? Có thể đường mạng net nhà tôi có "vấn đề" cũng nên vì tôi hay bị an ninh tỉnh "hỏi thăm sức khỏe" hoài. Mặc dù chúng chưa "bắt tận tay quai tân mặt" nhưng chúng "chúng sóc tôi khá kĩ.
    Rất mong DLB nói xụ thể để tôi biết mà có "đối sách".
    Cam ơn DLB
    Thành Phần cơ bản
    Trả lời
  3. loa làng ông ổng;phỏng giái quân ta ;đả đảo giặc HOA;sa vào cải tạo
    TRĂNG SOI CỔ MỘ
    *
    Khi nào phục dựng thành đô
    Trăng soi cổ mộ cơ đồ tặng em
    Tương lai bão lụt qua thềm
    Mình buông xuồng lá đêm đêm hẹn hò
    Rủi khi địch họa thập thò
    Ta cùng em lướt theo đò tiến quân
    Tham mưu đại hội quần thần
    Mong đem tim óc dấn thân phản đòn
    *
    THỪA THIÊN HÀ NỘI SÀI GÒN
    Bà con bách tính lon ton trở về
    Kinh qua những cuộc nhiêu khê
    Cố đô luôn giữ lời thề sắc son
    Sông HƯƠNG núi NGỰ vẫn còn
    Là còn dấu ấn GIA LONG mở đường
    Miền trung gánh nặng tang thương
    Hố bom hầm đạn chiến trường năm nao
    *
    TÂM THANH
    Trả lời
  4. ôn cố tri tânMay 1, 2012 01:54 PM
    Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 vô số điều đau thương xãy ra cho người dân và Quân, Cán, Chính miền nam, còn có một chuyện rất là chướng tai mọi người ngoại trừ bọn Bắc cộng, là những cái loa inh ỏi vào 4, 5 giờ sáng sớm. Bọn chúng cho phát thanh những thứ cặn bã mà bất kể sự bất mãn của dân chúng. Điều này cho mọi người biết được lũ Bắc Cộng trình độ văn minh quá kém, chúng tưởng làm cách đó sẽ có thể nhồi nhét vào óc người dân miền nam những gì chúng muốn nhưng thực tế lại ngược lại. Vì nhờ đó người dân miền nam càng nhớ rõ câu
    HÃY NHÌN KỶ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM MÀ ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SÀN NÓI
    và câu này vẫn là câu dân miền nam nhớ mãi
    Trả lời

Không có nhận xét nào: