The Following User Says Thank You to KienHoa For This Useful Post: | ||
tu.nhan.dan. (hôm nay) |
#3 | |||
| |||
Lady Gaga hủy buổi diễn tại Indonesia do phản đối của phe Hồi giáo. Cập nhật 27/05/2012. Một phụ nữ Hồi giáo với biểu ngữ phản đối ca sĩ Lady Gaga, tại Jakarta ngày 24/05/2012. REUTERS/Supri Ngôi sao nhạc pop Lady Gaga đã từ bỏ ý định trình diễn tại Indonesia, đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, sau những “đe dọa”’ của phe phản đối người Hồi giáo là sẽ gây rối. Công ty tổ chức buổi trình diễn hôm nay 27/05/2012 cho biết là đã hủy chương trình này. Sau nhiều ngày thương lượng khó khăn nhằm xin được giấy phép, các nhà tổ chức cuối cùng đã bỏ cuộc. Ông Michael Rusli, giám đốc công ty Big Daddy chịu trách nhiệm tổ chức chương trình của cô ca sĩ tuyên bố trong cuộc họp báo : « Rất tiếc là phải hủy buổi biểu diễn của Lady Gaga ». Luật sư của công ty Big Daddy, Minola Sebayang cho biết : « Các lý do rất phức tạp. Không chỉ là vấn đề an ninh của Lady Gaga, mà còn cho các khán giả ». Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo (FPI) vốn nổi tiếng là thường tổ chức các cuộc đột kích thô bạo vào các quán bar và cơ sở mát-xa, đã hứa hẹn sẽ gây « rối loạn » nếu ngôi sao thường gây xì-căng-đan này biểu diễn ở Jakarta. FPI đe dọa sẽ tập hợp 30.000 người biểu tình để cản trở Lady Gaga, ca sĩ ủng hộ đồng tính luyến ái, « loan truyền đức tin của quỷ sa-tăng ». Tổ chức này đã mua các vé vào cửa để có thể vào được khu vực trình diễn. Tuần trước cảnh sát Indonesia đã cho biết không cấp giấy phép cho buổi trình diễn dự kiến ngày 3/6, trong khi 50.000 vé đã bán hết chỉ trong vòng hai tuần. Sau đó đã có các cuộc thương lượng kéo dài nhằm cố gắng đạt đến một thỏa thuận, và nhà tổ chức cam đoan rằng Lady Gaga sẵn sàng giảm nhẹ những phần khiêu khích nhất của buổi diễn. Trước đó Troy Carter, người quản lý của ngôi sao ca nhạc cho rằng Lady Gaga vẫn sẽ trình diễn. Còn hôm nay giám đốc Big Daddy cam đoan là việc hủy chương trình không phải do vấn đề giấy phép, mà do các quan ngại về mặt an ninh. Trả lời AFP, chủ tịch FPI, Habid Salim Alatas giải thích vì sao chống đối việc Lady Gaga đến biểu diễn : « Cô ta chỉ mặc mỗi quần lót và áo ngực. Hãy hối cải đi Lady Gaga. Hãy ăn năn đi. Cô phải mặc một chiếc abaya (áo choàng trùm kín người), choàng khăn trên đầu và ngưng hát các bài hát độc hại ». Hội đồng Giáo sĩ Hồi giáo, định chế tôn giáo cao nhất tại Indonesia cũng đã yêu cầu cấm diễn, cho biết « Không thể dung thứ cho các loại trang phục và kiểu trình diễn sexy của Lady Gaga ». Vòng lưu diễn thế giới của ngôi sao ca nhạc này, bắt đầu từ ngày 27/4 tại Seoul, đã gây ra nhiều phong trào phản đối tạo châu Á, đặc biệt là tại đất nước công giáo Philippines. Lady Gaga sẽ bắt đầu biểu diễn tại Singapore ngày mai, và theo chương trình thì tiếp đến sẽ là Indonesia, Úc, New Zealand và châu Âu./Thụy My (RFI) |
#4 | |||
| |||
Liên Hiệp Quốc bị chỉ trích để xẩy ra vụ thảm sát Houla, Syria. Cập nhật 27/05/2012. Thi thể những nạn nhân của vụ thảm sát Houla gần Homs, ngày 26/05/2012. Reuters / Houla News Network Cộng đồng quốc tế hôm nay 27/05/2012 đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt 14 tháng bạo động đã làm trên 12.600 người chết tại Syria, sau vụ thảm sát ở Houla khiến hàng trăm người thiệt mạng. Kế hoạch hòa bình của ông Kofi Annan vốn hiếm khi được áp dụng trên thực tế, và nay rõ ràng đã thất bại. Tuy nhiên, ông Annan vẫn đến Syria ngày mai để cố gắng giải quyết khủng hoảng. Thông tín viên Karim Lebhour của RFI tại New York tường trình: Đối với ông Kofi Annan, đây là kịch bản tệ hại nhất. Không chỉ là thỏa thuận ngưng bắn ở Syria chưa bao giờ được tôn trọng, mà vụ thảm sát ở Houla còn đánh dấu một sự leo thang, với 60 người lớn và 32 trẻ dưới 10 tuổi bị sát hại. Các quả đạn súng cối bắn đi từ xe tăng được các quan sát viên Liên Hiệp Quốc tìm thấy tại chỗ, cho thấy trách nhiệm của lực lượng an ninh Syria là khó thể nghi ngờ. Ông Kofi Annan đang được chờ đợi tại Syria trong những ngày tới, nhưng công việc hòa giải của ông xem ra đã cùng kiệt. Đã hẳn là sự hiện diện của các quan sát viên cũng có lợi trong việc chứng kiến các vụ bạo lực, nhưng họ lại không thể ngăn cản bạo lực diễn ra. Trong nội bộ, các nhà ngoại giao tại New York nhìn nhận là nhiệm vụ của ông Kofi Annan trên thực tế không có cơ hội thành công. Bản thân ông Annan cũng đã thổ lộ là ông sẽ không theo đuổi vô hạn định nhiệm vụ, nếu không có tiến triển. Nhưng biện pháp ngoại giao đang ở trong ngõ cụt. Những người chống đối ông Assad chỉ còn mỗi một cách là cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy, với nguy cơ làm cho cuộc xung đột thêm trầm trọng. Hoa Kỳ có ý định đối thoại với Nga để thảo luận một kế hoạch trong đó Tổng thống Al Assad phải ra đi. Pháp kêu gọi Nhóm các nước bạn của nhân dân Syria họp lại ở Paris, và Koweit với tư cách chủ tịch Liên đoàn Ả Rập quyết định triệu tập một cuộc họp khẩn về tình hình Syria. Về phần Quân đội Syria Tự do cho biết sẽ không tiếp tục tôn trọng ngưng bắn, nếu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không can thiệp khẩn cấp để chấm dứt tình trạng biển máu tại đây./Thụy My (RFI) |
#5 | |||
| |||
Anh lập kế hoạch ngăn chặn nhập cư nếu eurozone sụp đổ Cập nhật lúc 27-05-2012 18:23:43 (GMT+1)
Chính phủ Anh đang lên kế hoạch kiểm soát người nhập cư khẩn cấp để hạn chế nhập cư tràn lan của người Hy Lạp và cư dân các nước Liên minh châu Âu khác trong trường hợp Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sụp đổ Cư dân trong Liên minh châu Âu, trừ một số nước mới gia nhập khối là Rumani và Bungari, đều có thể đến làm việc ở bất cứ nước nào trong eurozone. Tuy nhiên, ngày càng có lo ngại rằng nếu Hy Lạp buộc phải từ bỏ đồng ơrô thì hàng triệu người sẽ mất việc làm và ra nước ngoài tìm việc, trong đó nước Anh được coi là điểm đến hấp dẫn vì nước này nằm ngoài khu vực đồng tiền chung. Ngoài ra cũng có lo ngại rằng cuộc khủng hoảng có thể sẽ nhanh chóng lan rộng sang các nước khác như Tây Ban Nha, Ailen và Bồ Đào Nha. Bộ trưởng May thông báo về kế hoạch dự phòng trên khi cuộc khủng hoảng đồng ơrô có dấu hiệu ngày càng trầm trọng hơn. Ngày 25/5, Bankia, một trong những ngân hàng lớn ở Tây Ban Nha đã đề nghị chính phủ rót thêm 19 tỷ euro trong gói cứu trợ ngân hàng lớn nhất ở nước này. Theo số liệu của Bộ Nội Vụ Anh gần đây, người Hy Lạp đang sống ở Anh (từ 5 năm trở lên) xin nhập quốc tịch Anh đã tăng 30% trong năm 2010-2011 do lo ngại Hy Lạp phải ra khỏi Liên minh châu Âu nếu nước này buộc phải từ bỏ đồng euro. Nguồn: TTXVN |
#6 | |||
| |||
Báo chí Ý nói về vụ bê bối tại Tòa Thánh Vatican. Cập nhật 27/05/2012. Ông Paolo Gabriele (ngồi trước), người “hầu cận” của Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI, bị bắt hôm 25/5/2012. REUTERS/Alessandro Bianchi Ngay sau hôm giám đốc Ngân hàng Tòa Thánh Vatican Ettore Gotti Tedeschi bị cách chức, ngày 25/05/2012, lực lượng cảnh sát của Tòa Thánh Vatican đã ra lệnh bắt giam ông Paolo Gabriele, người “hầu cận” của Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI, vì bị tình nghi làm “nội gián” với các hoạt động nhằm tẩu tán ra ngoài các văn kiện “bí mật nhà nước” Vatican. Vụ bê bối tại Vatican đang gây xôn xao dư luận Ý với những tin đồn đấu tranh giành quyền lực nội bộ Tòa Thánh La Mã. Thông tín viên Huê Đăng từ Roma tường trình: Ngày 24/05/2012 vừa qua, ủy Ban điều hành của cơ quan Viện Giáo Vụ (IOR – Istituto per le Opere Religiose), mà thực chất là Ngân hàng của Tòa Thánh Vatican, đã chính thức quyết định bãi nhiệm chức giám đốc của ông Ettore Gotti Tedeschi với những lý do như ông “đã không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”, hoặc có những “hành vi thất thường và sai trái”, hay “tập trung thái quá vào tay các chính sách quản lý”, lại còn thêm “không có khả năng thu thập thông tin về các họat động của ngân hàng để bảo vệ cho chính ngân hàng”. Đó là một vài phán xét được ghi trong thông báo của chính ủy ban điều hành về quyết định bãi nhiệm nói trên. Thông cáo cũng nói rằng ông Ronald Hermann Schmitz, đương kim phó giám đốc sẽ tạm thời thay thế ông Tedeschi trong chức vụ giám đốc. Theo tin báo chí Ý, quyết định bãi nhiệm giám đốc của ông Ettore Gotti Tedeschi được coi như là cao điểm cuối cùng của một cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Tòa Thánh Vatican trong quá trình tìm cách áp dụng các uy luật tài chính của châu Âu trong chính sách nhằm phòng chống các hoạt động rửa tiền của các ngân hàng. Trong thời gian gần đây, Jp Morgan, một trong những tập đoàn hoạt động tài chánh hàng đầu trên thế giới, đã tuyên bố đóng cửa tất cả các “tài khoản” với IOR vì cho rằng IOR đã trở thành một “đối tác có quá nhiều khả năng rủi ro”. Và cũng như báo chí loan tin, vào khoảng tháng 3 năm nay, chính Tòa án Roma đã mở một số điều tra về các hoạt động của ngân hàng IOR bị nghi ngờ là có vi phạm các điều luật phòng chống rửa tiền. Thậm chí, hồi tháng 9 năm 2010, Tòa án Roma cũng đã quyết định cho tịch biên 23 triệu Euro nằm trong một tài khoảng của một chi nhánh của một ngân hàng Ý là “Credito Artigiano” vì số tiền này đã đang sắp được chuyển đến ngân hàng Jp Morgan Frankfurt và một ngân hàng Ý khác là “Banca del Fucino”. Theo điều tra của Tòa án Roma thì tài khoảng nói trên đều nằm trong tay của IOR, nhưng IOR không có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc của số tiền này từ đâu đến. Chính trong vụ điều tra này, giám đốc IOR lúc đó là Gotti Tedeschi cũng bị ghi tên vào danh sách những nghi phạm. Hiện nay , vẫn theo tin báo chí Ý, đang có nhiều vụ điều tra trên số lượng tiền vài trăm triệu Euro bị tình nghi là đã được “sử dụng một cách không phù hợp với các nguyên tắc của Viện Giáo Vụ”, đặc biệt là Tòa án Milano bắt đầu điều tra về những quan hệ giữa Cơ sở Y tế San Raffaele và Ngân hàng của Vatican. Cũng nên nhớ là Cơ sở Y tế San Raffaele gần đây đã được báo chí nhắc đến với những vụ bê bối về quản trị tài chánh của cố đạo Don Verzé, người đã sáng lập ra San Raffaele, rất gần gủi với cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi. Don Verrzé vừa mới đột ngột từ trần hồi cuối năm 2011, do đó, các vụ điều tra về bê bối tài chính lại càng thêm khó khăn. Điểm đáng ghi nhận là trước các phóng viên báo chí, khi được hỏi về quyết định bãi nhiệm, ông Gotti Tedeschi đã tuyên bố nửa úp nửa mở rằng “Tôi không muốn tuyên bố chi cả, vì nếu tôi mở miệng thì tôi chỉ nói lên những điều xấu xa nhơ nhớp”. Được biết, chính Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh của Tòa Thánh, năm 2008 đã đề nghị đưa ông Gotti Tedeschi vào làm giám đốc Ngân hàng IOR .... Nhưng theo thời gian lần lần sau đó, quan hệ giữa ông Tarcisio Bertone và ông Gotti Tedeschi trở nên có vấn đề, nhất là từ khi chính ông Bertone tìm cách cứu vãn Cơ sở Y tế San Raffaele của cố đạo Don Verzé đang trên đường phá sản ... thì lúc đó, ông Gotti Tedeschi lại có những thái độ kình chống lại quyết định của ông Bertone và cuối cùng là kế hoạch cứu vớt San Raffaele đã không thành. Vào cuối năm 2010, khi các điều lệ về quản lý tài chánh được thỏa thuận giữa Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Châu Âu bắt đầu trở nên có hiệu lực, thì Ngân hàng IOR bắt đầu phải có quy trình thay đổi phương cách quản trị cho phù hợp với quy định quốc tế về biện pháp phòng chống rửa tiền, còn được gọi là Moneyval. Hiện nay Ngân hàng IOR của Tòa Thánh không được xếp vào danh sách “Bạch thư” (White list), tức là danh sách của những ngân hàng được Hội Đồng Châu Âu đánh giá có tiêu chuẩn quản trị phù hợp với chính sách phòng chống rửa tiền Moneyval. Và cũng theo lịch trình thì đến tháng 7 sắp tới, Hội Đồng Châu Âu sẽ phải tuyên bố quyết định có đưa IOR vào danh sách “Bạch thư” hay không ... Và chính đây là lý do khiến ông Gotti Tedeschi đã bắt đầu có vấn đề trong ngân hàng của Tòa Thánh. Tin về bãi nhiệm của giám đốc Ngân hàng Tòa Thánh Vatican chưa ráo mực ... thì ngày hôm sau 25/05/2012, báo chí lại đưa tin lực lượng cảnh sát của Tòa Thánh Vatican đã ra lệnh bắt giam ông Paolo Gabriele, người “hầu cận” của Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI, vì bị tình nghi làm “nội gián” với các hoạt động nhằm tẩu tán ra ngoài các văn kiện “bí mật nhà nước” của Vatican. Theo các cuộc điều tra sơ khởi thì cảnh sát Vatican đã tìm thấy ngay trong nhà riêng của ông Paolo Gabriele rất nhiều bản sao của các tư liệu mật của Tòa Thánh. Cũng được biết là gần đây, một ký giả Ý, ông Gianluigi Nuzzi, vừa tung ra một quyển sách mang tựa đề “Sua Santità” (Đức Cha) với phụ chú “Những tư liệu mật của Benedetto XVI”, trong đó quyển sách đã sao chụp lại rất nhiều tư liệu đã bí mật được tuồn từ Tòa Thánh ra ngoài. Do đó, người ta tình nghi chính người “hầu cận” của Đức Giáo Hoàng là người bí mật đã cung cấp tài liệu cho tác giả của quyển sách nói trên. Nhưng, theo các nhà quan sát am tường thế giới Vatican, người ta nghi rằng ông Paolo Gabriele chỉ là một con “cá bé”, chỉ là “tay sai” của một nhóm người nào đó cao cấp trong hàng giáo phẩm đang tìm cách nói xấu Đức Giáo Hoàng nói riêng, bôi nhọ Tòa Thánh nói chung trong một chiến dịch đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Tòa Thánh. Nhưng đây là điều mà chính các cơ quan điều tra của Tòa Thánh cũng vẫn chưa có khả năng làm sáng tỏ. Trước mắt, Đức Giáo Hoàng Benedetto đã tuyên bố là Ngài rất đau lòng trước những gì đang xẩy ra trong Tòa Thánh./Huệ Đăng/Đức Tâm (RFI) |
#7 | |||
| |||
Áo: Biểu tình lớn ủng hộ người dân Tây Tạng. Cập nhật 27/05/2012. Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng tại Vienna, Áo ngày 25/05/2012. REUTERS/Leonhard Foeger Hôm qua, 26/05/2012, hàng nghìn người - theo ban tổ chức thì có khoảng 10 ngàn - đã tập hợp ở quảng trường chính tại thủ đô Vienna, Áo, để bầy tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân Tây Tạng và nghe phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng kêu gọi : « Cần phải gìn giữ văn hóa Phật giáo, môi trường và các quyền cơ bản ». Từ bục diễn đàn tại Quảng trường « Các Anh hùng » có treo biểu ngữ : « Tây Tạng đang cần các bạn, ngay bây giờ », lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã phát biểu khoảng 30 phút. Ngài nhấn mạnh đến việc tách bạch giữa lĩnh vực văn hóa và lĩnh vực tôn giáo trong đạo Phật và kêu gọi : « Cần phải gìn giữ văn hóa Phật giáo, môi trường và các quyền cơ bản ». Trước đó, thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay tuyên bố rằng dân chủ mang tính phổ quát và nêu ra những ví dụ liên quan đến các thay đổi tại Libya, Ai Cập, Tunisia và cả trường hợp nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi. Cựu Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner cũng tham dự cuộc biểu tình theo lời mời của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông kêu gọi các lãnh đạo châu Âu hãy đồng hành với Tây Tạng, quan tâm đến vấn đề Tây Tạng hơn nữa. Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959. Ngày 30/05/2011, Ngài tuyên bố rút lui khỏi hoạt động chính trị. Trong khuôn khổ chuyến công du Áo, từ ngày 17/05, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, ngày 25/05, đã gặp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Áo, ông Michael Spindelegger và hôm qua, thủ tướng Áo, Werner Fraymann đã tiếp Ngài. Như thường lệ, chính quyền Bắc Kinh trước đó đã lên án các cuộc gặp và coi đó là những hành động « can thiệp vào công việc nội bộ » của Trung Quốc. Về phần mình, thủ tướng Fraymann tuyên bố rằng nước Áo luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh cho nhân quyền và ông tự quyết định lịch tiếp khách của mình. Theo AFP, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng có mối quan hệ đặc biệt với Áo, bởi vì từ năm 1946 đến 1951, một trong những thầy giáo của Ngài là vận động viên leo núi người Áo, ông Heinrich Harrer, qua đời năm 2006. Tuy nhiên, quá khứ của ông Harrer gây nhiều tranh cãi do các hoạt động thân phát xít của ông trong những năm 1930 và 1940./Đức Tâm (RFI) |
#8 | |||
| |||
Trung Quốc: Cưỡng bức lao động cho người bất đồng chính kiến Cập nhật lúc 27-05-2012 17:58:00 (GMT+1)
Không cần những biện pháp của một nhà nước pháp quyền, nhà cầm quyền Trung Quốc giam giữ các nhà hoạt động chính trị không được ưa thích trong những trại lao động. Một người được trả tự do tường thuật lại đoạn đường đau khổ của mình. Đó là mùa Xuân, khi Fang Hong bị đưa vào “Trại cải tạo lao động và cai nghiện”. Fang không phải là dân nghiện ngập mà là một blogger, người chống đối và phê phán các ông to trong Đảng. Đầu tiên, cơ quan nhà nước về an ninh công cộng ở thành phố Trùng Khánh trong miền Tây Nam Trung Quốc chỉ mời ông ấy đến và cảnh cáo, thế nhưng vài ngày sau đó, nhà bất đồng chính kiến 45 tuổi này đã biến mất vào trong trại mà không cần đến tòa án xét xử. Đó là trong tháng 4 năm 2011. Trong khi bên ngoài cây cỏ đang xanh tươi thì những người canh trại đã bàn tán sôi nổi về Giáng Sinh sắp tới. Họ phải giữ đúng những thời hạn cung cấp nghiêm ngặt, và với một sự cứng rắn không thương tiếc, họ thúc giục những người trong trại sản xuất dây đèn trang trí – để xuất khẩu sang Đức. Một ngày khắt khe trong khu nhà nhiều tầng ở quận Bồi Lăng trong Trùng Khánh bắt đầu với lần đánh thức dậy mỗi sáng vào lúc sáu giờ. Một giờ sau đó, Fang và những người cùng bị giam phải bắt đầu sản xuất hàng trang sức cho cây Giáng Sinh, bản thân ông thì hàn những điốt phát quang vào dây. Đấy là một việc làm cực nhọc, những người bị cưỡng bức lao động nhận được tám nhân dân tệ (khoảng một euro) như là tiền lương tháng. Sản lượng được quy định trước cho họ cao gấp rưỡi so với công nhân trong các nhà máy Trung Quốc bình thường, Fang nói. Một Chủ nghĩa Tư bản hiện thực thống trị cuộc sống trong trại cải tạo Xã hội Chủ nghĩa: tù nhân phải mua đồng phục của họ bằng chính tiền riêng của mình. Và ai còn có dư đôi chút thì được phép cải thiện một ít phần ăn của mình với số tiền đó. Tất cả mọi người đều có nhiệm vụ phải làm việc, tù nhân chính trị cũng như những người nghiện ngập. Fang thuật lại: “Ai làm việc chậm quá và không đạt được chỉ tiêu sẽ bị những người canh tù xịt nước lạnh như băng vào mắt hay dùng gậy đánh.” Có những người tù rõ ràng là đã mất trí vì những cực hình hàng ngày. Một người trong số họ, Fang nói, đã móc mắt ra vì tuyệt vọng. Cho tới lúc nghỉ trưa, tù nhân chỉ được phép đi nhà vệ sinh một lần duy nhất, vào buổi trưa là hai. Thông thường, ca làm việc kéo dài cho tới 18 giờ. Nhưng họ hay phải làm thêm giờ để sản xuất cho Giáng Sinh – thường cho tới trước nửa đêm. Fang rót một tách trà có màu đỏ nâu và nhìn ra cửa sổ căn hộ của ông ấy. Vào cuối tháng tư, sau một năm, ông ấy được trả tự do, nhưng sự hành hạ đấy đã để lại dấu ấn lên người ông. Nhờ cuộc khủng hoảng mới vừa rồi trong giới lãnh đạo mà nói chung là ông ấy mới có thể thuật lại được sự đau khổ của mình mà không bị gây phiền toái. Trong tháng 3, Bạc Hy Lai, bí thư nhiều tham vọng của Trùng Khánh, mất chức, chẳng bao lâu sau đó, các địch thủ của ông ấy ở Bắc Kinh cũng tước bỏ toàn bộ các chức vụ còn lại trong Đảng Cộng sản của ông ấy. Người cựu quan chức cấp cao ở tỉnh bị tố cáo là đã “vi phạm kỷ luật”. Kể từ lúc đấy, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh rõ ràng là vẫn còn bàn cách làm sao và với lý do gì để vô hiệu hóa vĩnh viễn Bạc. Thuộc vào trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Bắc Kinh cũng là việc đối thủ của Bạc đã liên tục tung lên giới truyền thông Phương Tây và các trang mạng ở nước ngoài những phác giác mới về con người đã bị lật đổ này, để nói xấu ông ấy như một bạo chúa tham lam ở địa phương. Và trong lúc đó, cựu tù Fang bước vào cuộc. Đối với chế độ ở Bắc Kinh, ông ấy hiện giờ là một nhân chứng được chào đón: Fang, một nhân viên nhà nước trong sở kiểm lâm ở địa phương, biến mất vào trong trại lao động, vì ông ấy đã phê phán Bạc và sếp cảnh sát Vương Lập Quân của người này trên Internet. Nhưng nhân chứng buộc tội người lãnh đạo Đảng đã bị lật đổ cũng tường thuật về sự chuyên quyền của những kẻ đang cầm quyền mà cả đất nước đang phải chịu đựng họ. Khi Fang bị nhà chức trách triệu tập vì blog của mình trên Internet, ông ấy đã chuẩn bị tinh thần cho tất cả mọi việc. Cha mẹ của ông ấy đã bị thất sủng trong cuộc Cách mạng Văn hóa; ông biết rằng Đảng vẫn trừng trị những người nổi dậy một cách không thương xót như thế nào. Là tù nhân chính trị, ông ấy bị đối xử khắt khe hơn là mười một người bạn tù trong phòng giam của ông ấy: ông không được phép ăn thịt, không được phép hút thuốc lá và trên thực tế là hầu như không được nghỉ ngơi. Mỗi tối, khi bạn tù của ông ấy ngủ bắt đầu từ lúc chín giờ rưỡi, Fang phải thức thêm một giờ. Nếu những người canh tù bắt quả tang ông ấy đang ngủ gật, họ sẽ giật chăn của ông hay đổ nước lên giường ông. Khi những người tù còn sản xuất dây đèn trang trí, chuyên viên của công ty xuất khẩu Shenzhen Kingland Lighting (khẩu hiệu quảng cáo. “Hãy để cho cả thế giới sáng lên”) luôn kiểm tra chất lượng, Fang tường thuật. Một nhân viên của công ty xác nhận theo chất vấn của SPIEGEL, rằng công ty cho sản xuất trong trại lao động. Tuy vậy, không ai muốn cho biết rằng công ty có cung cấp các dây đèn trang trí đó sang Đức hay không. Nhưng Fang lại rất chắc chắn. Họ sợ nhất “là các dây đèn trang trí đó có chứa vật liệu độc hại”. Giám thị trại giam đã có thể trấn an được những người bị cưỡng bức lao động. “Họ nói với chúng tôi: ‘Đèn Giáng Sinh là cho nước Đức, và không có quốc gia nào quan tâm đến bảo vệ môi trường nghiêm ngặt như người Đức.’” Sau này, Fang quấn dây đồng cho ổ cứng máy tính xách tay, người đặt hàng là một công ty điện tử ở Trùng Khánh. Sau đấy, ông làm ống hút một công ty dược phẩm của thành phố. Nhiều tù nhân mang bệnh truyền nhiễm, Fang thuật lại. Ông ấy nghi ngờ rằng các sản phẩm của trại thật sự là hoàn thiện về mặt vệ sinh. Bạc Hy Lai lúc còn đương chức. Ảnh: Der Spiegel Bây giờ, sau khi ra tù, Fang đặc biệt lo lắng cho người con trai đã trưởng thành của mình. Cùng với cô bạn gái, anh ấy đầu tiên đã bị giữ lại trong một công viên vui chơi giải trí trong mùa Hè năm 2011. Anh ấy bị bắt giam từ tháng 10. Anh ấy đã cố gắng nhờ qua luật sư và giới truyền thông nước ngoài để người cha được trả tự do. Cả câu chuyện mà bây giờ Fang kể về người con trai của ông ấy cũng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong Trung Quốc. Chúng kể về việc các cơ quan an ninh bắt cả thân quyến của những người bất đồng chính kiến về chính trị cũng phải cùng chịu trách nhiệm – tương tự như gia đình của nhà bất đồng chính kiến mù Trần Quang Thành hiện đang phải chịu đựng ở miền Đông Trung Quốc. Trong trường hợp của Fang, các cơ quan an ninh đe dọa rằng người con trai có thể thiệt mạng trong một tai nạn ô tô hay chết đuối trong một con sông nếu như người cha đang bị giam cầm không thuyết phục người con trai từ bỏ chiến dịch vận động. Fang nhượng bộ. Ông ấy ký tên vào một tờ tuyên bố mà theo đó ông ấy và người con trai sẽ không tiếp xúc với luật sư hay nhà báo. Ông ấy cũng sẽ không phát biểu ý kiến trong Internet. Đánh đổi qua đó, Fang đồng thời cũng được thả ra khỏi trại. Nhưng khi nhà bất đồng chính kiến vừa mới được tự do thì ông ấy đã chat như thường lệ trên Internet và ngoài ra còn cố gắng liên lạc với Đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh. Qua đó, ông đã tạo cớ cho cơ quan nhà nước lại đưa ông trở vào trại lao động ngay lập tức. Cuối cùng thì chỉ nhờ cuộc lật đổ chính trị ở Trùng Khánh mà ông ấy lại được tự do tuy vẫn không chịu khuất phục. Fang muốn yêu cầu đền bù cho những bất công mà ông ấy đã phải chịu đựng trong trại lao động, một tòa án ở Trùng Khánh đã nhận đơn kiện của ông rồi. Đối diện với lần thay đổi đường lối triệt để trong thành phố quê hương của mình, cơ hội của người phê phán Bạc không phải là xấu. Nhưng Fang vẫn chưa cảm thấy an toàn thật sự: “Ở Trung Quốc không có nhà nước pháp quyền”, ông ấy nói, “ngày hôm nay là tôi, ngày mai có thể là bạn.” Wieland WagnerPhan Ba dịch từ Der Spiegel 21 / 2012 Nguồn: Phanba Blog |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét