Dân Choa (Quê Choa Blog) - Nghĩ rằng cuộc sống thực tiễn sẽ thúc đẩy Nhà nước tiến hành mạnh cải cách hành chính vì đó là một nhu cầu thiết yếu. Đầu tiên sẽ có sự tu chỉnh lại Hiếp pháp của Nhà nước. Nhà nước sẽ thay đổi dần theo mô hình Tam quyền phân lập. Thế nhưng vừa qua ông Tổng bí thư đã đặt sẵn tiền đề cho việc sửa đổi này rồi.
Ông tuyên bố tại hội nghị BCH TW 5, khóa 11, ngày 07.05.2012:
Ông tuyên bố tại hội nghị BCH TW 5, khóa 11, ngày 07.05.2012:
„…Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.
Nhà nước ta không tam quyền phân lập…”
Như vậy sẽ không có nét mới nào cả. Ngược lại chỉ có củng cố thêm quyền lực cho Nhà nước mà thôi, hay nói cách khác là quyền lực của đảng cầm quyền.
Một nhà nước được gọi là nhà nước pháp quyền khi bạo lực của nhà nước cũng phải tuân thủ theo pháp luật. Trong đó mọi cá nhân, mọi chủ thể và cả nhà nước đều phải thượng tôn pháp luật. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước ( chính quyền) cũng được xem như một pháp nhân. Nhà nước làm sai cũng bị đưa ra truy tố trước pháp luật. Ba trụ cột chính để quản lý nhà nước là hành pháp, chấp pháp và tư pháp phải độc lập. Đó cũng là xu hướng chung của hầu hết các quốc gia.
Vì thế các nước trong hệ thống CNXH không ở nước nào tồn tại khái niệm Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội cả, kể cả Trung Quốc, Cu Ba hay Triều Tiên.
Thế mà ngày nay ở Việt Nam lại có cái khái niệm này. Rất lạ. Nhất là khi người ta cố gắng giải thích khái niệm nhà nước pháp quyền với quan niệm nhất nguyên, sự lãnh đạo độc tôn của đảng cầm quyền đối với Tam quyền để hình thành khái niệm nhà nước pháp quyền CNXH.
Việc ông Tổng bí thư kết luận như trên làm thất vọng những ai có xu hướng cải cách bộ máy nhà nước theo xu hướng nhà nước pháp quyền. Ngay ông tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng ( phó chủ nhiệm văn phòng QH) cũng phải thất vọng kêu lên:
„…Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật (muốn quản lý như thế nào thì cứ đặt ra pháp luật như thế ấy). Một nhà nước như vậy sẽ gần với nhà nước chuyên quyền hơn là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà nước đều bị pháp luật chế ước chặt chẽ, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép…“ ( báo Lao Động 14.05.2012, Lạm quyền)
Liệu bao giờ Việt Nam là một nhà nước pháp quyền?
Dân Choa
cọng sản VN nuôi tặc đánh dân.
Cũng chẳng phải là chung thành với đảng, hay là hoa-lá-cành sống theo lý tưởng cs cao cả vớ vẩn gì đâu.
Chẳng qua là cái kiếp con cà cuống nó thế. Trên đầu thì chẳng có gì đâu. Nhưng đít nó cay lắm!
Lú.