Mùa bầu cử nói chuyện ứng cử viên, nói cử tri, nói đảng phái mà không nói đến truyền thông, không nói đến quảng cáo tranh cử trên truyền thông – là thiếu, quá thiếu. Số tiền ứng cử viên bỏ ra để chi tiêu cho truyền thông là số tiền lớn nhứt.
Một thóang thời sự về tiền bầu cử các ứng cử viên đã thâu và chi cho truyền thông. Chắc chắn TT Obama không thể kiếm được 1 tỷ Mỹ Kim cho quỹ vận động tái tranh cử. Theo tài liệu công bố ngày 16/5, tính đến hết tháng 4/2012, tổng thu tiền bầu cử của TT Obama là 239.6 triệu Mỹ Kim. Con số này ít hơn so với số tiền mà ông đã quyên góp được trong kỳ ứng cử 2008 và còn cách rất xa so với mục tiêu 1 tỉ Mỹ Kim mà chính ông Obama đưa ra
Đối thủ của ông Obama, ông Romney quyên được ít tiền hơn, trong tháng Tư 40 triệu gần bằng số thu của TT Obama trong tháng này, vì Ông Romney mới gây quỹ cho bầu cừ sơ bộ chớ chưa gây quỹ cho tranh cử tổng thống với TT Obama. Nhưng ông Romney được nhiều tổ chức vận động tranh cử tư nhân (còn gọi là các Super PAC) ủng hộ nhiệt liệt. Các tổ chức này có thể bỏ ra hàng trăm triệu Mỹ Kim để mua quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh, chống lại ông Obama và đảng Dân Chủ.
Chắc chắn TT Obama cũng phải dành một số tiền rất lớn để mướn các cơ quan truyền thông chạy quảng cáo bầu cử chống lại Ô Romney và Đảng Cộng Hòa để ăn miếng trả miếng.
Ngay trong nội bộ Đảng Cộng Hòa, các ứng cử viên cùng Đảng khi tranh nhau để được Đảng đề cử làm ứng cử viên tổng thống cho đảng Cộng Hòa, quí vị này cũng tốn tiền triệu triệu đô la cho truyền thông.
Điểm qua báo Mỹ New York Times và báo Pháp Le Monde, các Super PAC để ủng hộ gà nhà và đánh phá gà địch, tốn cho truyền thông đại chúng rất nhiều. Tiêu biểu như Super PAC vận động cho Ô. Gingrich tốn cho truyền thông 11 triệu Đô. Còn Super-PAC mất cho truyền thông 1 triệu 6 để vận động cho Ô. Santorum.
Còn ứng cử viên Mitt Romney, là người đựơc các Super PAC giúp đánh bóng cho Ông và bôi tro trét trấu đối thủ của Ông trên truyền thông, tốn rất nhiều.
TT Obama đặc biệt được giới triệu, tỷ phú điện ảnh ở Hollywood yểm trợ tốn cho truyền thông cũng rất nhiều để quảng cáo cho mình và đả đối phương, nhứt là Ô. Romney.
Cuộc bầu cử năm 2012 cuộc vận động chạy quảng cáo trên truyền thông còn đang diễn tiến, chưa có con số tốn kém chung cuộc cho truyền thông. Nhưng chắc chắn nó sẽ lớn hơn năm 2010.
Thử nhìn lại số tiền các ứng cử viên tốn cho truyền thông Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11năm 2010 sẽ thấy rõ số tiền các ứng cử viên Mỹ dành để trả cho các cơ quan truyền thông là “phần ăn của sư tử”. Chi phí tranh cử dành cho truyền thông phát thanh, phát hình, báo giấy lên vượt kỷ lục so các kỳ bầu cử trước.
Và kỳ bầu cử năm 2012 ắt cao hơn nữa vì ứng cử viên nào cũng dư chi và dư thu cao hơn. Và đặc biệt trong kỳ bầu cử năm nay 2012 theo phán quyết của Tối Cao Pháp Viện các Super PAC tòan quyền thu chi để ủng hộ gà nhà và đánh phá gà địch như đã thấy ở trên giữa các ứng cử viên Cộng Hòa.
Theo một sưu khảo và thăm dò, cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11 năm 2010 chi phí các ứng cứ viên, các tổ chức chánh trị ủng hộ ứng cử viên tự nhiên trong đó có các chánh đảng dành chi cho truyền thông đã cao lâu nay kỳ bầu 2010 tăng đáng sợ.
Theo tổ chức Campaign Media Analysis Group, số chi phí đó trong cuộc bầu cử 2 tháng 11 này phải lên đến $4.2 tỷ Đô la. Tỷ lệ gia tăng rất cao. Phần lớn của số tiền kếch sù đó là dùng để trả cho tiền quảng cáo tranh cử trên truyền thông, theo sưu khảo của Borrell Associates.
Theo tổ chức này chi phí dành trả cho truyền thông trong bầu cử cứ tăng theo mỗi mùa bầu cử, không liên quan đến tình hình kinh tế lên hay xuống gì cả. Càng ngày, càng gần ngày bầu cử, đề tài, đề luận, lời qua tiếng lại càng tăng, càng tốn. Cứ mỗi mùa bầu cử thì giá cả càng tăng.
Số tiền chi phí dành cho truyền hình vượt kỷ lục các năm khác còn do những ứng cử viên tái ứng cử nữa. Họ có bổi rồi nên cho rất xộp. TNS John McCain (Cộng Hoà-Ariz.) và Kirsten Gillibrand (Dân chủ - N.Y.), và một số dân biểu, nghị sĩ lắm bạc nhiều tiền như các ứng cử viên Cộng Hoà Linda McMahon ở Connecticut và Carly Fiorina ở California. Những ứng cử viên này đã đổ nhiều triệu Đô la cho việc quảng cáo truyền hình tranh cử, cho việc làm phim quảng cáo cũng như mướn các cố vấn có tên tuổi chánh yếu là dùng vào việc quảng cáo tranh cử trên truyển thanh, truyền hình, báo chí nhưng nhiều nhứt là truyền hình. Truyền thông là món tiền lớn nhứt cần phải chi trong chiến dịch tranh cử - là kết luận của Evan Tracey, giám đốc của tổ chức sưu khảo Campaign Media Analysis Group.
Số tiền tranh cử chi phí cho truyền thông so với số chi phí gởi truyển đơn qua bưu điện, chi phí lương cho bộ tham mưu, và các chi phí linh tinh - tất cả đều tăng nhưng chi phí cho truyền thông cao nhứt, nhiều nhứt trong kỳ bầu cử này theo con số của so sánh của Government Accountability Office. Giá tiền quảng cáo truyền hình ở các địa phương sát nhau giữa các đài nhưng tất cả đều tăng, theo nhận định của Television Bureau of Advertising, một đại lý lấy quảng cáo cho các đài truyền hình. Theo ước đoán gần chính xác, cuộc bầu cử nào có số quỹ tranh cử từ 1 triệu trở lên, thường sử dụng từ 41 cho đến 49% cho truyền thông.
Câu hỏi sau cùng để người Mỹ gốc Việt trong đó có truyền thông tiếng Việt ở Mỹ Việt cùng nhau suy gẩm. Truyền thông tiếng Việt phát thanh, phát hình,báo chí truyền thống có đầy đủ. Ở cấp địa phương, cấp vùng và cấp quốc gia Mỹ đều có phủ sóng. Người Mỹ gốc Việt có gần 3 triệu người, đa số có quốc tịch Mỹ và một số không nhỏ là công dân cử tri Mỹ - cử tri mẫn cán nữa là đằng khác.Nhưng cho đến bây giờ tại sao các ứng cử viên Mỹ chưa ngó ngàng đến truyền thông tiếng Việt?./.
Một thóang thời sự về tiền bầu cử các ứng cử viên đã thâu và chi cho truyền thông. Chắc chắn TT Obama không thể kiếm được 1 tỷ Mỹ Kim cho quỹ vận động tái tranh cử. Theo tài liệu công bố ngày 16/5, tính đến hết tháng 4/2012, tổng thu tiền bầu cử của TT Obama là 239.6 triệu Mỹ Kim. Con số này ít hơn so với số tiền mà ông đã quyên góp được trong kỳ ứng cử 2008 và còn cách rất xa so với mục tiêu 1 tỉ Mỹ Kim mà chính ông Obama đưa ra
Đối thủ của ông Obama, ông Romney quyên được ít tiền hơn, trong tháng Tư 40 triệu gần bằng số thu của TT Obama trong tháng này, vì Ông Romney mới gây quỹ cho bầu cừ sơ bộ chớ chưa gây quỹ cho tranh cử tổng thống với TT Obama. Nhưng ông Romney được nhiều tổ chức vận động tranh cử tư nhân (còn gọi là các Super PAC) ủng hộ nhiệt liệt. Các tổ chức này có thể bỏ ra hàng trăm triệu Mỹ Kim để mua quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh, chống lại ông Obama và đảng Dân Chủ.
Chắc chắn TT Obama cũng phải dành một số tiền rất lớn để mướn các cơ quan truyền thông chạy quảng cáo bầu cử chống lại Ô Romney và Đảng Cộng Hòa để ăn miếng trả miếng.
Ngay trong nội bộ Đảng Cộng Hòa, các ứng cử viên cùng Đảng khi tranh nhau để được Đảng đề cử làm ứng cử viên tổng thống cho đảng Cộng Hòa, quí vị này cũng tốn tiền triệu triệu đô la cho truyền thông.
Điểm qua báo Mỹ New York Times và báo Pháp Le Monde, các Super PAC để ủng hộ gà nhà và đánh phá gà địch, tốn cho truyền thông đại chúng rất nhiều. Tiêu biểu như Super PAC vận động cho Ô. Gingrich tốn cho truyền thông 11 triệu Đô. Còn Super-PAC mất cho truyền thông 1 triệu 6 để vận động cho Ô. Santorum.
Còn ứng cử viên Mitt Romney, là người đựơc các Super PAC giúp đánh bóng cho Ông và bôi tro trét trấu đối thủ của Ông trên truyền thông, tốn rất nhiều.
TT Obama đặc biệt được giới triệu, tỷ phú điện ảnh ở Hollywood yểm trợ tốn cho truyền thông cũng rất nhiều để quảng cáo cho mình và đả đối phương, nhứt là Ô. Romney.
Cuộc bầu cử năm 2012 cuộc vận động chạy quảng cáo trên truyền thông còn đang diễn tiến, chưa có con số tốn kém chung cuộc cho truyền thông. Nhưng chắc chắn nó sẽ lớn hơn năm 2010.
Thử nhìn lại số tiền các ứng cử viên tốn cho truyền thông Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11năm 2010 sẽ thấy rõ số tiền các ứng cử viên Mỹ dành để trả cho các cơ quan truyền thông là “phần ăn của sư tử”. Chi phí tranh cử dành cho truyền thông phát thanh, phát hình, báo giấy lên vượt kỷ lục so các kỳ bầu cử trước.
Và kỳ bầu cử năm 2012 ắt cao hơn nữa vì ứng cử viên nào cũng dư chi và dư thu cao hơn. Và đặc biệt trong kỳ bầu cử năm nay 2012 theo phán quyết của Tối Cao Pháp Viện các Super PAC tòan quyền thu chi để ủng hộ gà nhà và đánh phá gà địch như đã thấy ở trên giữa các ứng cử viên Cộng Hòa.
Theo một sưu khảo và thăm dò, cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11 năm 2010 chi phí các ứng cứ viên, các tổ chức chánh trị ủng hộ ứng cử viên tự nhiên trong đó có các chánh đảng dành chi cho truyền thông đã cao lâu nay kỳ bầu 2010 tăng đáng sợ.
Theo tổ chức Campaign Media Analysis Group, số chi phí đó trong cuộc bầu cử 2 tháng 11 này phải lên đến $4.2 tỷ Đô la. Tỷ lệ gia tăng rất cao. Phần lớn của số tiền kếch sù đó là dùng để trả cho tiền quảng cáo tranh cử trên truyền thông, theo sưu khảo của Borrell Associates.
Theo tổ chức này chi phí dành trả cho truyền thông trong bầu cử cứ tăng theo mỗi mùa bầu cử, không liên quan đến tình hình kinh tế lên hay xuống gì cả. Càng ngày, càng gần ngày bầu cử, đề tài, đề luận, lời qua tiếng lại càng tăng, càng tốn. Cứ mỗi mùa bầu cử thì giá cả càng tăng.
Số tiền chi phí dành cho truyền hình vượt kỷ lục các năm khác còn do những ứng cử viên tái ứng cử nữa. Họ có bổi rồi nên cho rất xộp. TNS John McCain (Cộng Hoà-Ariz.) và Kirsten Gillibrand (Dân chủ - N.Y.), và một số dân biểu, nghị sĩ lắm bạc nhiều tiền như các ứng cử viên Cộng Hoà Linda McMahon ở Connecticut và Carly Fiorina ở California. Những ứng cử viên này đã đổ nhiều triệu Đô la cho việc quảng cáo truyền hình tranh cử, cho việc làm phim quảng cáo cũng như mướn các cố vấn có tên tuổi chánh yếu là dùng vào việc quảng cáo tranh cử trên truyển thanh, truyền hình, báo chí nhưng nhiều nhứt là truyền hình. Truyền thông là món tiền lớn nhứt cần phải chi trong chiến dịch tranh cử - là kết luận của Evan Tracey, giám đốc của tổ chức sưu khảo Campaign Media Analysis Group.
Số tiền tranh cử chi phí cho truyền thông so với số chi phí gởi truyển đơn qua bưu điện, chi phí lương cho bộ tham mưu, và các chi phí linh tinh - tất cả đều tăng nhưng chi phí cho truyền thông cao nhứt, nhiều nhứt trong kỳ bầu cử này theo con số của so sánh của Government Accountability Office. Giá tiền quảng cáo truyền hình ở các địa phương sát nhau giữa các đài nhưng tất cả đều tăng, theo nhận định của Television Bureau of Advertising, một đại lý lấy quảng cáo cho các đài truyền hình. Theo ước đoán gần chính xác, cuộc bầu cử nào có số quỹ tranh cử từ 1 triệu trở lên, thường sử dụng từ 41 cho đến 49% cho truyền thông.
Câu hỏi sau cùng để người Mỹ gốc Việt trong đó có truyền thông tiếng Việt ở Mỹ Việt cùng nhau suy gẩm. Truyền thông tiếng Việt phát thanh, phát hình,báo chí truyền thống có đầy đủ. Ở cấp địa phương, cấp vùng và cấp quốc gia Mỹ đều có phủ sóng. Người Mỹ gốc Việt có gần 3 triệu người, đa số có quốc tịch Mỹ và một số không nhỏ là công dân cử tri Mỹ - cử tri mẫn cán nữa là đằng khác.Nhưng cho đến bây giờ tại sao các ứng cử viên Mỹ chưa ngó ngàng đến truyền thông tiếng Việt?./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét