26.5.12

Vinalines: 'Nghìn tỷ đồng đổ sông đổ biển'




BBC - Cập nhật: 12:55 GMT - thứ sáu, 25 tháng 5, 2012


Vinalines bị tố cáo làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'
Ông Thanh được VnExpress trích dẫn nói hôm 25/5: "Vừa rồi đi tiếp xúc, cử tri kêu lắm, mỗi chuyện tàu thủy lỗ.
"Trong khi 70.000 hộ gia đình chính sách, tiền hỗ trợ chẳng đáng bao nhiêu mà mãi chưa quyết được, đằng này hàng nghìn tỷ đổ sông đổ biển, xót hết cả ruột.
"Vinalines thua lỗ, cựu chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được. Nói ra cứ như chuyện đùa.
"Cử tri bức xúc mà hỏi không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra."
Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông này bỏ trốn.
Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:
"Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?
"Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều, bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn nói thế nào với người dân?"
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.
'Thiếu kiểm soát'
Trong số những khoản đầu tư gây thất thoát của Vinalines có việc mua ụ nổi sản xuất từ năm 1965 của Nhật hồi năm 2008.
Ụ nổi này bị cho là quá tuổi sử dụng 22 năm so với quy định của pháp luật Việt Nam và có tốn phí lên tới 24 triệu đô la, gấp đôi dự toán ban đầu.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nói chính phủ đã không chú ý đúng mức tới quản lý nguồn vốn ở các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Ngân, còn là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, được báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời nói:
"Cái chính là nền kinh tế của chúng ta thời gian qua chạy theo tăng trưởng, nới rộng chính sách tiền tệ, dẫn đến đầu tư tràn lan, Nhà nước mất khả năng kiểm soát."
Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân, Ủy ban Kinh tế Quốc hội
"Cái chính là nền kinh tế của chúng ta thời gian qua chạy theo tăng trưởng, nới rộng chính sách tiền tệ, dẫn đến đầu tư tràn lan, Nhà nước mất khả năng kiểm soát. Nhà nước không đủ lực để kiểm soát đầu tư.
"Các tập đoàn lại quá lớn trong khi khả năng kiểm soát có giới hạn."
Tiến sỹ Ngân nói với bờ biển dài, Việt Nam có những tập đoàn để khai thác kinh tế biển như Vinashin và Vinalines là đúng nhưng cơ chế quản lý "chưa rõ ràng, minh bạch".
Cũng giống Tiến sỹ Ngân, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
"Lỗi chính là do hệ thống của mình thiếu kiểm soát," Tiến sỹ Cung nói với VnExpress.
"Việc chọn đóng tàu, phát triển vận tải biển là một chiến lược đúng. Tuy nhiên hai "Vina" đã thực hiện chưa đúng chiến lược đó. Nói một cách khác, chiến lược đúng, nhưng chiến thuật thì sai."
Ông Cung cũng cho rằng Việt Nam nên buộc các công ty nhà nước phải công bố thông tin như những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, dùng những bên có liên quan tới doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cung ứng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh để giám sát doanh nghiệp nhà nước.
Duy 'ý chí'
Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nói mô hình phát triển của Việt Nam cũng góp phần tạo ra các vấn đề như Vinashin và Vinalines.
Ông Kiêm nói với báo Sài Gòn Giải Phóng:
"Ở các nước, tập đoàn phát triển tự nguyện, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải sát nhập với nhau để thành tập đoàn.
"Còn chúng ta phát triển tập đoàn dường như theo ý chí, chứ không phải thực tế đòi hỏi.
"Do đó chúng ta phải gánh hậu quả như việc các tập đoàn sử dụng vốn bừa bãi, trình độ quản lý yếu kém, quản lý nhỏ còn chưa được nay đã phải quản lý lớn, công nghệ què quặt, rồi khả năng quản trị hạn chế, khiến kinh doanh không hiệu quả."
Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng nói tổng số vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước lên tới 310.000 tỷ đồng (khoảng hơn 15 tỷ đô) trong giai đoạn 2006-2010 nhưng "không có chương trình giám sát" lượng vốn đầu tư này.
Reply With Quote
  #7  
Cũ hôm qua, 09:00 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 4,970
Thanks: 2,100
Được cảm ơn 3,848 lần trong 2,250 bài
Default

RFI - Thứ sáu 25 Tháng Năm 2012

Trung Quốc mở chiến dịch bố ráp người Bắc Triều Tiên vượt biên


Lính Bắc Triều Tiên tại đảo Hwanggumpyong nằm giữa sông Áp Lục, ranh giới giữa thành phố Sinuiju của Bắc Triều Tiên và Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 30/04/2012.
REUTERS/Jacky Chen

Trọng Nghĩa
Theo báo chi Trung Quốc vào hôm nay, 25/05/2012, chiến dịch đã được tung ra tại vùng Diên Biên, khu tự trị người Triều Tiên sát biên giới hai nước, thuộc phạm vi tỉnh Cát Lâm. Phát động từ ngày 15/05, chiến dịch sẽ kéo dài trong 5 tháng, cho đến ngày 15/10. Đối tượng của chiến dịch bao gồm cả người Bắc Triều Tiên lẫn Hàn Quốc.


Trích lời lãnh đạo công an địa phương, tờ China Daily cho biết : « Những người nước ngoài đã nhập cảnh Trung Quốc trái phép, làm việc và ở lại quá hạn là những mối bất ổn tiềm tàng và đe dọa sự ổn định của xã hội. »

Theo AFP, trong thời gian qua, hàng chục ngàn người Bắc Triều Tiên đã chạy sang Trung Quốc lánh nạn và tìm kế sinh nhai. Họ thường bị trả trở về nước một khi bị bắt. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc cũng đã vào Trung Quốc một cách bất hợp pháp để giúp đỡ số người này.

Chiến dịch truy bắt do chính quyền Trung Quốc tung ra sẽ làm cho công việc trợ giúp người Bắc Triều Tiên chạy lánh nạn thêm khó khăn.

Trả lời AFP, Mục sư Chun Ki Won, Hiệp hội Tin lành Duhirana Mission, giải thích là tuần qua họ đã « rất may mắn khi đưa được một số người Bắc Triều Tiên đến Việt Nam, nhưng giờ đây với chiến dịch bố ráp, công việc sẽ rất khó khăn ».

Trích dẫn truyền thông Hàn Quốc, AFP nêu lên con số khoảng 15.000 người Bắc Triều Tiên vượt biên qua lánh nạn tại Diên Biên, và cũng có khoảng 10.000 người Hàn Quốc cư ngụ ở đây. Còn báo Trung Quốc thì nói đến số lượng 200.000 người nước ngoài đến viếng Diên Biên hàng năm, nhưng chỉ có 5.600 người là có giấy phép định cư.

Chiến dịch truy bắt người cư trú trái phép dĩ nhiên đã gây ra lo ngại. Hàn Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh không trục xuất người Bắc Triều Tiên lánh nạn, vì họ sẽ bị tù đày một khi về nước.
Reply With Quote
  #8  
Cũ hôm qua, 09:01 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 4,970
Thanks: 2,100
Được cảm ơn 3,848 lần trong 2,250 bài
Default

RFI - Thứ sáu 25 Tháng Năm 2012

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tiếp xúc với lãnh tụ đối lập Miến Điện


Mai Vân

Vào cuối tháng Năm này, Thủ tướng Ấn Độ Mamohan Singh sẽ đi thăm Miến Điện, trở thành Thủ tướng Ấn đầu tiên thăm nước láng giềng từ 25 năm nay. Nhân dịp đó, người đứng đầu chính phủ Ấn Độ sẽ có buổi tiếp xúc với lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, một cử chỉ được đánh giá là nhằm cải thiện quan hệ với một người bạn từng bị chính quyền Ấn lơ là vì quyền lợi quốc gia.
Theo đảng đối lập Miến Điện Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vào hôm nay, 25/05/2012, nhân chuyến viếng thăm Miến Điện vào tuần tới đây, Thủ tướng Manmohan Singh sẽ có cuộc gặp gỡ với bà Aung San Suu Kyi vào ngày 29/05.

Phía chính phủ Miến Điện, khi thông báo chương trình viếng thăm của Thủ tướng Ấn đã không đề cập đến sự kiện đó, mà chỉ nêu lên cuộc tiếp xúc với Tổng thống Thein Sein.

Trước đây, trong một thời gian dài, New Delhi đã hết mình hậu thuẫn cho bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên, từ thập niên 1990, Ấn Độ đã xích lại gần chính quyền quân sự, đặc biệt trên các vấn đề an ninh và năng lượng, trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

Theo giới phân tích, cuộc gặp gỡ này cho thấy ý định của New Delhi muốn xích lại gần nhà đối lập trong bối cảnh mới của Miến Điện. Hãng tin Pháp AFP nhắc lai là bà Aung San Suu Kyi đã từng học ở Ấn Độ khi thân mẫu của bà làm đại sứ tại đây.

Theo hãng tin Pháp, sự thay đổi thái độ của Ấn Độ trong những năm 1990 đã bị quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Vào năm 2010, Tổng thống Mỹ Obama đã công khai trách cứ Ấn Độ im hơi lặng tiếng trước các vụ đàn áp, vi phạm nhân quyền ở Miến Điện.

Tình hình hiện nay đã thay đổi. Bà Aung San Suu Kyi đã nhận được hộ chiếu đầu tiên sau 20 năm và có thể thực hiện chuyến đi lịch sử ở Châu Âu vào tháng tới đây. Chuyến ra nước ngoài đầu tiên của bà từ 24 năm nay sẽ được dành cho Thái Lan vào đầu tuần tới.
Reply With Quote
  #9  
Cũ hôm qua, 09:04 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 4,970
Thanks: 2,100
Được cảm ơn 3,848 lần trong 2,250 bài
Default


Miến Điện: Đầu tư Mỹ, EU không làm suy yếu quan hệ kinh tế với Trung Quốc


VOA

Miến Điện giờ đây mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài sau khi Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu ngưng áp dụng các biện pháp chế tài chống lại chính phủ do quân đội lãnh đạo. Ngoại trưởng Miến Điện mới đây nói rằng đầu tư của Hoa Kỳ và Âu châu sẽ không làm suy yếu những mối liên hệ kinh tế chặt chẽ giữa Miến Điện với Trung Quốc.
Scott Stearns


Miến Điện đang thay đổi và vì vậy quan hệ của quốc gia Đông Nam Á này với phương Tây cũng đang thay đổi.

Lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi giờ đây là thành viên quốc hội và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton là một vị khách quý của Miến Điện. Các nhà lãnh đạo Tây phương tuyên bố cải cách chính trị nên được đáp lại bằng sự cải thiện quan hệ một cách tuần tự.

Tại cuộc họp thượng đỉnh G-8 mới đây ở ngoại ô Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu như sau:

Nhiều nước trong chúng ta đã có những hành động để xúc tiến công cuộc mậu dịch và đầu tư với Miến Điện lần đầu tiên trong vòng nhiều năm, và chúng tôi đã có những cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Miến Điện. Hy vọng của chúng tôi là tiến trình này sẽ tiếp tục và chúng tôi sẽ làm tất cả mọi việc có thể để khuyến khích tiến trình đó.

Có một câu hỏi mà một số người hồi gần đây đã nêu lên là việc nới lỏng các biện pháp chế tài Miến Điện của Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với những mối liên hệ thương mại chặt chẽ giữa Miến Điện với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin cho rằng việc này sẽ không làm cho đầu tư của Trung Quốc bị sút giảm:

Chúng tôi có sự hợp tác rất tốt đẹp với Trung Quốc. Vì vậy tôi nghĩ rằng điều này sẽ không phương hại gì tới quan hệ với Trung Quốc trong tương lai.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng Hoa Kỳ thừa nhận những mối liên hệ giữa Miến Điện với Trung Quốc. Bà nói thêm như sau khi loan báo việc tạm ngưng chế tài Miến Điện:

"Vì thế điều này không liên can tới bất kỳ quốc gia nào khác. Đây là một sự việc giữa hai nước chúng ta và phát xuất từ những sự thay đổi mà chúng tôi đã nhìn thấy và từ mong muốn của chúng tôi là hỗ trợ để những thay đổi đó được tiếp tục.

Ông Doug Bandow, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho rằng cả Miến Điện lẫn Trung Quốc đều đang thay đổi:

"Tôi nghĩ rằng họ đang nhìn thấy xu hướng xích lại với phương Tây của Miến Điện. Xu hướng này, theo tôi, một phần là do sự lo ngại về mối quan hệ quá gần gũi với Bắc Kinh. Cho nên tôi nghĩ rằng Trung Quốc hiểu rõ là họ sẽ phải tìm cách ứng phó trong lãnh vực ngoại giao."

Ông Bandow tin rằng những sự cải cách ở Miến Điện phát xuất một phần từ việc nước này không muốn lâm vào tình cảnh của Bắc Triều Tiên -- một quốc gia nghèo khó, bị các nước trên thế giới xa lánh và phải lệ thuộc vào Trung Quốc.

Không lâu trước khi các biện pháp chế tài được thu hồi, Miến Điện đã quyết định ngưng tiến hành một dự án của Trung Quốc để xây một đập thủy điện có kinh phí 3 tỉ đô la sau khi gặp sự chống đối của các nhà hoạt động bảo vệ môi trường.

Ông Lex Rieffel của Viện Brookings ở Washington cho rằng quyết định đó có thể giúp cho quan hệ Miến-Trung trở nên tốt đẹp hơn, chứ không làm giảm đi những hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Miến Điện:

"Trong giới hoạch định chính sách của Trung Quốc có một số người vốn đã không hài lòng đối với dự án xây đập thủy điện ngay từ lúc đầu. Bây giờ những người này không hề cảm thấy phật lòng vì dự án bị đình chỉ và họ tin rằng mối quan hệ dài hạn rất quan trọng giữa Trung Quốc với Miến Điện sẽ được cải thiện sau khi chướng ngại này được loại bỏ."

Các giới chức Miến Điện nói rằng những hoạt động đầu tư mới sẽ góp phần hỗ trợ cho cải cách chính trị. Nhưng các giới chức Hoa Kỳ có thể siết chặt các biện pháp chế tài một lần nữa nếu những sự cải cách đó không tiếp tục.
Reply With Quote
  #10  
Cũ hôm qua, 09:05 PM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 4,970
Thanks: 2,100
Được cảm ơn 3,848 lần trong 2,250 bài
Default


Trung Quốc bác bỏ cáo buộc nhân quyền của Mỹ


VOA

Trung Quốc đã bác bỏ phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ trong đó cho rằng hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc trong năm ngoái xấu đi.

Phúc trình của bộ Ngoại giao Mỹ phổ biến hôm thứ Năm đánh giá tình hình nhân quyền tại Trung Quốc là “cực kỳ kém,” bởi vì nhà chức trách đã có thêm những nỗ lực nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến và hạn chế quyền tự do ngôn luận.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, hôm nay bác bỏ nội dung của phúc trình, cho rằng phúc trình “có đầy định kiến.” Ông nói:

“Phúc trình thường niên về nhân quyền của bộ Ngoại giao Mỹ nhằm bôi nhọ các nước khác, và phần nói về Trung Quốc có đầy định kiến, không phân biệt được trắng đen. Kể từ khi Trung Quốc có chiến dịch cải cách và mở cửa cách nay 3 thập niên, các nỗ lực về nhân quyền của Trung Quốc đã đạt những thành tựu rõ rệt như mọi người đều thấy.”

Năm nào Trung Quốc cũng bác bỏ phúc trình này và gọi đó là chuyện xâm phạm các vấn đề nội bộ của họ.

Phúc trình của Mỹ nói rằng nhà chức trách Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều phương tiện ngoại pháp lý, ví dụ như quản chế tại gia hoặc buộc phải biến đi chỗ khác, để làm các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến phải im tiếng.

Phúc trình được công bố chỉ vài tuần sau khi luật sư khiếm thị Trần Quang Thành trốn khỏi tình trạng quản chế và chạy trốn vào đại sứ quán Mỹ, dẫn đến một cuộc đối đầu ngoại giao ồn ào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: