Với cách hành xử « cứ từ từ, đi đâu mà vội », chính quyền Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng, họ vẫn làm chủ được tình hình sau vụ ông Trần Quang Thành thoát được vòng vây quản thúc, vào được sứ quán Mỹ, gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nói một cách khác, để vớt vát thể diện, Bắc Kinh muốn khẳng định, ông Trần Quang Thành có được sang Hoa Kỳ hay không và được đi vào lúc nào là do họ quyết định, chứ không phải do sức ép.
Vụ luật sư mù Trần Quang Thành chạy vào sứ quán Mỹ xẩy ra vài ngày trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Bắc Kinh tham dự cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước. Sự cố này đè nặng bầu không khí cuộc Đối thoại, gây ra khủng hoảng trong quan hệ song phương. Sau các cuộc thương lượng gay go, ngày 05/05, Ngoại trưởng Mỹ rời thủ đô Trung Quốc với lời cam kết của Bắc Kinh là sẽ « nhanh chóng » cấp hộ chiếu, để ông Trần Quang Thành và gia đình có thể sang Hoa Kỳ. Còn Washington cũng hứa sẽ « ưu tiên » cấp thị thực nhập cảnh cho ông Trần Quang Thành.
Đầu tuần này, luật sư Trần Quang Thành nói với AFP rằng, việc chính quyền Trung Quốc không vội vã tới bệnh viện để làm thủ tục cấp hộ chiếu cho ông, có thể là vì họ muốn vớt vát thể diện.
Theo bà Alice Ekman, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, thì « việc không cho ông Trần ra đi ngay là một cách để Trung Quốc chứng tỏ rằng họ làm chủ tình thế, gỡ gạc được phần nào thể diện đã bị mất », do việc ông Trần thoát được vòng vây của lực lượng an ninh.
Nhà nghiên cứu này giải thích, thỏa thuận giữa hai nước đã giúp giải quyết được cuộc khủng hoảng, « tình hình không còn khẩn cấp nữa » đối với phía Trung Quốc, do vậy, Bắc Kinh cố gắng tạo ra cảm giác là vấn đề này sẽ được giải quyết trong vài ngày tới, hoặc trong vài tuần tới và ông Trần chỉ có thể ra đi khi Trung Quốc quyết định.
Ông Jean-Philippe Béja, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, nhận xét, Trung Quốc tìm cách kéo dài vụ việc và chứng tỏ là Bắc Kinh có quyền quyết định, đồng thời cũng viện dẫn về tình trạng quan liêu hành chính để giải thích sự chậm chạp này. Mặt khác, Trung Quốc đã công khai cam kết để cho ông Trần Quang Thành sang Mỹ, nếu giờ đây, họ thay đổi ý kiến thì điều này trở nên rất nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. Chính quyền Obama không chấp nhận bị thất bại trong vụ này, nhất là vì năm nay có bầu cử tổng thống.
Đại diện tổ chức Human Rights Watch, ông Nicholas Bequelin, lại đưa ra giả thuyết, theo đó, bộ Công an, cơ quan kiểm tra việc cấp phát hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, không tán đồng giải pháp được thương lượng giữa hai bộ Ngoại giao Trung-Mỹ. Tuy nhiên, ông Bequelin cũng lưu ý là Trung Quốc có thể sớm giải quyết trường hợp này, vì theo tính toán của Bắc Kinh, về mặt chính trị, giữ nhà tranh đấu Trần Quang Thành tại Trung Quốc sẽ gây ra những thiệt hại còn lớn hơn cả việc để cho ông nhanh chóng ra đi, cho dù dưới sức ép của Hoa Kỳ.
Đây cũng là ý kiến của bà Alice Ekman : Bắc Kinh không có lợi ích gì trong việc giữ ông Trần Quang Thành ở lại trên lãnh thổ Trung Quốc và muốn là ông sẽ bị rơi vào lãng quên, không ai biết tới, giống như nhiều nhà ly khai Trung Quốc khác đang lưu vong ở Hoa Kỳ. Do vậy, theo bà Ekman, câu hỏi cần được đặt ra là sau khi kết thúc chương trình học tại Mỹ, ông Trần Quang Thành có được quyền trở lại quê hương của mình hay không ? Bắc Kinh có thể sẽ không cho ông hồi hương, bởi vì chỉ riêng hình ảnh một vị luật sư mù, nhưng dám tranh đấu cho các quyền dân sự, cũng đã là một biểu tượng, làm dấy lên phong trào phản kháng tại Trung Quốc.
Vụ luật sư mù Trần Quang Thành chạy vào sứ quán Mỹ xẩy ra vài ngày trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Bắc Kinh tham dự cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước. Sự cố này đè nặng bầu không khí cuộc Đối thoại, gây ra khủng hoảng trong quan hệ song phương. Sau các cuộc thương lượng gay go, ngày 05/05, Ngoại trưởng Mỹ rời thủ đô Trung Quốc với lời cam kết của Bắc Kinh là sẽ « nhanh chóng » cấp hộ chiếu, để ông Trần Quang Thành và gia đình có thể sang Hoa Kỳ. Còn Washington cũng hứa sẽ « ưu tiên » cấp thị thực nhập cảnh cho ông Trần Quang Thành.
Đầu tuần này, luật sư Trần Quang Thành nói với AFP rằng, việc chính quyền Trung Quốc không vội vã tới bệnh viện để làm thủ tục cấp hộ chiếu cho ông, có thể là vì họ muốn vớt vát thể diện.
Theo bà Alice Ekman, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, thì « việc không cho ông Trần ra đi ngay là một cách để Trung Quốc chứng tỏ rằng họ làm chủ tình thế, gỡ gạc được phần nào thể diện đã bị mất », do việc ông Trần thoát được vòng vây của lực lượng an ninh.
Nhà nghiên cứu này giải thích, thỏa thuận giữa hai nước đã giúp giải quyết được cuộc khủng hoảng, « tình hình không còn khẩn cấp nữa » đối với phía Trung Quốc, do vậy, Bắc Kinh cố gắng tạo ra cảm giác là vấn đề này sẽ được giải quyết trong vài ngày tới, hoặc trong vài tuần tới và ông Trần chỉ có thể ra đi khi Trung Quốc quyết định.
Ông Jean-Philippe Béja, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, nhận xét, Trung Quốc tìm cách kéo dài vụ việc và chứng tỏ là Bắc Kinh có quyền quyết định, đồng thời cũng viện dẫn về tình trạng quan liêu hành chính để giải thích sự chậm chạp này. Mặt khác, Trung Quốc đã công khai cam kết để cho ông Trần Quang Thành sang Mỹ, nếu giờ đây, họ thay đổi ý kiến thì điều này trở nên rất nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. Chính quyền Obama không chấp nhận bị thất bại trong vụ này, nhất là vì năm nay có bầu cử tổng thống.
Đại diện tổ chức Human Rights Watch, ông Nicholas Bequelin, lại đưa ra giả thuyết, theo đó, bộ Công an, cơ quan kiểm tra việc cấp phát hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, không tán đồng giải pháp được thương lượng giữa hai bộ Ngoại giao Trung-Mỹ. Tuy nhiên, ông Bequelin cũng lưu ý là Trung Quốc có thể sớm giải quyết trường hợp này, vì theo tính toán của Bắc Kinh, về mặt chính trị, giữ nhà tranh đấu Trần Quang Thành tại Trung Quốc sẽ gây ra những thiệt hại còn lớn hơn cả việc để cho ông nhanh chóng ra đi, cho dù dưới sức ép của Hoa Kỳ.
Đây cũng là ý kiến của bà Alice Ekman : Bắc Kinh không có lợi ích gì trong việc giữ ông Trần Quang Thành ở lại trên lãnh thổ Trung Quốc và muốn là ông sẽ bị rơi vào lãng quên, không ai biết tới, giống như nhiều nhà ly khai Trung Quốc khác đang lưu vong ở Hoa Kỳ. Do vậy, theo bà Ekman, câu hỏi cần được đặt ra là sau khi kết thúc chương trình học tại Mỹ, ông Trần Quang Thành có được quyền trở lại quê hương của mình hay không ? Bắc Kinh có thể sẽ không cho ông hồi hương, bởi vì chỉ riêng hình ảnh một vị luật sư mù, nhưng dám tranh đấu cho các quyền dân sự, cũng đã là một biểu tượng, làm dấy lên phong trào phản kháng tại Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét