Thiên đường của giai cấp công nhân lại xảy ra những cuộc đình công mới. Hai cuộc đình công lớn đã xảy ra tại Quảng Nam và Hà Nội, tại 2 công ty ngoại quốc.
Bản tin báo Dân Việt nói về tình hình ở Quảng Nam, rằng vào khoảng 7 giờ ngày 6.6, gần 700 công nhân của Nhà máy May Dacotex Chu Lai (đóng tại Khu Công nghiệp Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã đình công đòi các quyền lợi.
Bản tin nói, nhiều công nhân cho biết, mỗi ngày, công nhân làm việc từ 7 giờ 30 đến 17 giờ nhưng lương vẫn chỉ được từ 1,2 triệu - 1,5 triệu đồng. Nếu tăng ca từ 17 giờ đến 20 giờ, mỗi giờ được thêm 2.000 đồng/người, còn làm cả ngày Chủ nhật chỉ được 15.000 đồng/người. Nhiều lần, công nhân yêu cầu công ty tăng lương nhưng phía công ty phớt lờ.
Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, không gặp được giám đốc, gần 700 công nhân tiếp tục đình công trước cổng công ty. Sau đó, bà Ngô Thị Ánh Nguyệt - Quản đốc phân xưởng may yêu cầu công nhân vào bên trong để làm việc.
Báo Dân Việt cũng kể rằng một phóng viên báo Thanh Niên - thường trú tại Quảng Nam đã bị “bà Nguyệt cùng một số cán bộ của công ty một mực mời phóng viên Lê Hoàng Sơn vào trụ sở bảo vệ của công ty để làm việc. Tại đây phóng viên Sơn đòi lập biên bản việc giật máy ảnh nhưng cán bộ công ty không chịu và cương quyết yêu cầu ông Sơn phải xóa những tấm ảnh chụp bà Nguyệt.”
Báo Lao Động kể rằng, công nhân Dacotex bị xử ép là thông báo hạ bậc lương:
“...Theo các CN, trước ngày nhận lương 5 ngày (Cty trả lương ngày 10.6), thì họ nhận được thông báo hạ bậc lương. Lương tháng của họ được Cty tính theo bậc lương và tiền khoán sản phẩm, nhưng nay CN đang có lương theo bậc 3 thì hạ xuống bậc 2, bậc 2 thì hạ xuống bậc 1, riêng bậc 1 thì giữ nguyên, còn tiền khoán sản phẩm cũng bị hạ xuống theo.
Trong khi đó, thời gian làm tăng ca quá nhiều nhưng giá tiền công thì quá thấp, mỗi CN chỉ được trả 2.000 đồng/giờ lao động tăng ca và phải làm liên tục từ 17h-20h mỗi ngày. Cty cũng không nộp BHXH cho CN, nên cả CN nghỉ thai sản cũng không được trả lương...”
Mặt khác, báo Thanh Niên loan tin về tình hình công nhân Canon Việt Nam đình công đòi tăng lương ở thủ đô Hà Nội.
Bản tin nói, vào sáng Thứ Năm 7.6, công nhân làm việc tại Công ty Canon Việt Nam ở KCN Thăng Long (H.Đông Anh, Hà Nội) đã đồng loạt đình công yêu cầu tăng lương giảm giờ làm.
Theo phản ánh từ công nhân với báo Thanh Niên, cuộc đình công bắt đầu từ 4 giờ sáng. Công nhân tại các phân xưởng lắp ráp đồng loạt dừng dây chuyền, tạm dừng công việc để đưa yêu cầu đòi tăng lương.
Khi thấy phóng viên báo Thanh niên tới, “2 trưởng nhóm nữ với khuôn mặt cau có, tiến về phía phóng viên đề nghị cho biết danh tính và yêu cầu không được chụp ảnh hay ghi hình.”
Bản tin ghi lời các công nhân tham gia đình công phản ánh, thời gian gần đây, các dây chuyền làm việc lắp đặt thêm vài chục bộ thiết bị, máy móc. Trong khi đó, nhân lực lại không được tăng cường, có bộ phận còn bị cắt giảm nên công nhân thường xuyên phải làm việc 9 tiếng một ngày.
Một công nhân làm việc tại phân xưởng lắp ráp 2 cũng cho biết, làm việc quá giờ đã đành, thời gian nghỉ giải lao giữa ca quá ít nên không đảm bảo phục hồi sức lao động.
Báo Thanh Niên cũng ghi lời một công nhân, “Nghỉ giữa ca chỉ khoảng 7 - 8 phút, nhà vệ sinh quá tải, công nhân phải xếp hàng chờ đến lượt. Chẳng may muộn vài phút về đến phân xưởng, quản đốc mắng chửi thậm tệ, xúc phạm công nhân.”
Bản tin báo Dân Việt nói về tình hình ở Quảng Nam, rằng vào khoảng 7 giờ ngày 6.6, gần 700 công nhân của Nhà máy May Dacotex Chu Lai (đóng tại Khu Công nghiệp Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã đình công đòi các quyền lợi.
Bản tin nói, nhiều công nhân cho biết, mỗi ngày, công nhân làm việc từ 7 giờ 30 đến 17 giờ nhưng lương vẫn chỉ được từ 1,2 triệu - 1,5 triệu đồng. Nếu tăng ca từ 17 giờ đến 20 giờ, mỗi giờ được thêm 2.000 đồng/người, còn làm cả ngày Chủ nhật chỉ được 15.000 đồng/người. Nhiều lần, công nhân yêu cầu công ty tăng lương nhưng phía công ty phớt lờ.
Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, không gặp được giám đốc, gần 700 công nhân tiếp tục đình công trước cổng công ty. Sau đó, bà Ngô Thị Ánh Nguyệt - Quản đốc phân xưởng may yêu cầu công nhân vào bên trong để làm việc.
Báo Dân Việt cũng kể rằng một phóng viên báo Thanh Niên - thường trú tại Quảng Nam đã bị “bà Nguyệt cùng một số cán bộ của công ty một mực mời phóng viên Lê Hoàng Sơn vào trụ sở bảo vệ của công ty để làm việc. Tại đây phóng viên Sơn đòi lập biên bản việc giật máy ảnh nhưng cán bộ công ty không chịu và cương quyết yêu cầu ông Sơn phải xóa những tấm ảnh chụp bà Nguyệt.”
Báo Lao Động kể rằng, công nhân Dacotex bị xử ép là thông báo hạ bậc lương:
“...Theo các CN, trước ngày nhận lương 5 ngày (Cty trả lương ngày 10.6), thì họ nhận được thông báo hạ bậc lương. Lương tháng của họ được Cty tính theo bậc lương và tiền khoán sản phẩm, nhưng nay CN đang có lương theo bậc 3 thì hạ xuống bậc 2, bậc 2 thì hạ xuống bậc 1, riêng bậc 1 thì giữ nguyên, còn tiền khoán sản phẩm cũng bị hạ xuống theo.
Trong khi đó, thời gian làm tăng ca quá nhiều nhưng giá tiền công thì quá thấp, mỗi CN chỉ được trả 2.000 đồng/giờ lao động tăng ca và phải làm liên tục từ 17h-20h mỗi ngày. Cty cũng không nộp BHXH cho CN, nên cả CN nghỉ thai sản cũng không được trả lương...”
Mặt khác, báo Thanh Niên loan tin về tình hình công nhân Canon Việt Nam đình công đòi tăng lương ở thủ đô Hà Nội.
Bản tin nói, vào sáng Thứ Năm 7.6, công nhân làm việc tại Công ty Canon Việt Nam ở KCN Thăng Long (H.Đông Anh, Hà Nội) đã đồng loạt đình công yêu cầu tăng lương giảm giờ làm.
Theo phản ánh từ công nhân với báo Thanh Niên, cuộc đình công bắt đầu từ 4 giờ sáng. Công nhân tại các phân xưởng lắp ráp đồng loạt dừng dây chuyền, tạm dừng công việc để đưa yêu cầu đòi tăng lương.
Khi thấy phóng viên báo Thanh niên tới, “2 trưởng nhóm nữ với khuôn mặt cau có, tiến về phía phóng viên đề nghị cho biết danh tính và yêu cầu không được chụp ảnh hay ghi hình.”
Bản tin ghi lời các công nhân tham gia đình công phản ánh, thời gian gần đây, các dây chuyền làm việc lắp đặt thêm vài chục bộ thiết bị, máy móc. Trong khi đó, nhân lực lại không được tăng cường, có bộ phận còn bị cắt giảm nên công nhân thường xuyên phải làm việc 9 tiếng một ngày.
Một công nhân làm việc tại phân xưởng lắp ráp 2 cũng cho biết, làm việc quá giờ đã đành, thời gian nghỉ giải lao giữa ca quá ít nên không đảm bảo phục hồi sức lao động.
Báo Thanh Niên cũng ghi lời một công nhân, “Nghỉ giữa ca chỉ khoảng 7 - 8 phút, nhà vệ sinh quá tải, công nhân phải xếp hàng chờ đến lượt. Chẳng may muộn vài phút về đến phân xưởng, quản đốc mắng chửi thậm tệ, xúc phạm công nhân.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét