Chính thức nhận giải Nobel Hòa bình hôm thứ Bảy, lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi nói giải này cứu bà khỏi cảnh cô lập và giúp bà tái hòa nhập với thế giới.
Chủ tịch Ủy ban Nobel, ông Thorbjorn Jagland ca ngợi cuộc tranh đấu lâu năm của bà Aung San Suu Kyi cho nhân quyền và gọi bà là “món quà quý giá cho cộng đồng thế giới.”
Hướng về bà, ông nói bài diễn văn nhận giải của bà là một trong những diễn biến đặc biệt trong lịch sử phát giải:
“Xin bà nhớ cho rằng: trong khi bị cô lập, bà đã trở thành tiếng nói đạo đức cho cả thế giới.”
Trong bài diễn văn, bà Aung San Suu Kyi kể lại giải thưởng đã mang lại sức mạnh cho bà như thế nào trong thời gia bị cô lập, quản chế tại gia:
“Và điều quan trong hơn nữa, giải Nobel đã lôi cuốn sự chú ý của thế giới cho cuộc đấu tranh giành dân chủ và nhân quyền tại Miến Điện. Thế giới đã không quên chúng tôi.”
Bà kêu gọi mọi người tạo ra một thế giới trong đó không ai phải bắt buộc dời cư, không nhà, hoặc tuyệt vọng:
“Chiến tranh không phải là đấu trường duy nhất mà hòa bình được thực hiện bằng những cái chết. Nơi nào mà đau khổ bị làm ngơ thì ở đó có những hạt giống xung đột, bởi vì đau khổ hạ thấp giá trị con người, tạo chua cay và phẫn nộ.”
Theo bà, các cải cách gần đây ở Miến Điện là dấu hiệu tích cực, nhưng bà lưu ý thế giới không nên lạc quan quá đáng về chuyện Miến Điện sẽ thay đổi nhanh như thế nào.
Chủ tịch Ủy ban Nobel, ông Thorbjorn Jagland ca ngợi cuộc tranh đấu lâu năm của bà Aung San Suu Kyi cho nhân quyền và gọi bà là “món quà quý giá cho cộng đồng thế giới.”
Hướng về bà, ông nói bài diễn văn nhận giải của bà là một trong những diễn biến đặc biệt trong lịch sử phát giải:
“Xin bà nhớ cho rằng: trong khi bị cô lập, bà đã trở thành tiếng nói đạo đức cho cả thế giới.”
Trong bài diễn văn, bà Aung San Suu Kyi kể lại giải thưởng đã mang lại sức mạnh cho bà như thế nào trong thời gia bị cô lập, quản chế tại gia:
“Và điều quan trong hơn nữa, giải Nobel đã lôi cuốn sự chú ý của thế giới cho cuộc đấu tranh giành dân chủ và nhân quyền tại Miến Điện. Thế giới đã không quên chúng tôi.”
Bà kêu gọi mọi người tạo ra một thế giới trong đó không ai phải bắt buộc dời cư, không nhà, hoặc tuyệt vọng:
“Chiến tranh không phải là đấu trường duy nhất mà hòa bình được thực hiện bằng những cái chết. Nơi nào mà đau khổ bị làm ngơ thì ở đó có những hạt giống xung đột, bởi vì đau khổ hạ thấp giá trị con người, tạo chua cay và phẫn nộ.”
Theo bà, các cải cách gần đây ở Miến Điện là dấu hiệu tích cực, nhưng bà lưu ý thế giới không nên lạc quan quá đáng về chuyện Miến Điện sẽ thay đổi nhanh như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét