Nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi nói việc phát triển dân chủ tại nước bà cần dựa trên nguyên tắc cai trị theo luật pháp. Trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại Geneva, bà nhấn mạnh đến quyền của công nhân và đầu tư nước ngoài có thể giúp kinh tế Miến Điện tiến lên và phát triển xã hội.
Cử tọa hoan nghênh nồng nhiệt khi bà Aung San Suu Kyi đến nói chuyện với hàng ngàn đại biểu tại Hội nghị Lao động Quốc tế. Bà cám ơn ILO trong nhiều năm qua đã góp phần xóa bỏ nạn cưỡng bức lao động và bắt lính trẻ em tại nước bà.
Bà hoan nghênh những hành động tiến đến dân chủ của chính phủ Tổng thống U Thein Sein và bà chi tiết hóa nhiều cải cách cần được ban hành để củng cố nhân quyền, quyền chính trị và quyền lao động của người dân.
Bà nhấn mạnh sự cần thiết cai trị bằng luật pháp và chấm dứt xung đột sắc tộc tại Miến Điện. Bà quảng diễn về chủ đề này tại một cuộc họp báo tiếp theo bài diễn văn. Bà nói với các nhà báo bà lo ngại về tình hình hiện nay tại bang Rakhine, phía tây Miến Điện, vì những cuộc đụng độ giữa người thiểu số Rakhine theo Phật giáo và người Hồi giáo Rohingya. Bà nói bài học quan trọng nhất rút ra từ việc này là sự cần thiết cai trị bằng luật pháp:
“Cai trị bằng luật pháp là điều thiết yếu nếu chúng ta muốn chấm dứt tất cả những tranh chấp tại Miến Điện. Mọi người phải được luật pháp bảo vệ và dĩ nhiên họ cũng phải tuân hành luật pháp trong nước. Nếu không có sự cai trị bằng luật pháp, những xung đột như vậy sẽ tiếp tục, và tình trạng hiện nay sẽ phải được xử sự một cách tế nhị và nhạy cảm, cần có sự hợp tác của tất cả mọi bên liên quan để đạt được hòa bình cần có.”
Trả lời một câu hỏi của Đài VOA, bà Aung San Suu Kyi nói các nước nên xem xét việc gỡ bỏ những trừng phạt đối với Miến Điện theo một hướng có trách nhiệm, theo hướng tiến đến dân chủ:
“Đối với các trừng phạt, tôi nghĩ đó là trách nhiệm của người dân Miến Điện phải tiếp tục tiến trình dân chủ hóa. Chúng ta không để tiến trình này bị tổn hại sau khi gỡ bỏ những trừng phạt. Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi một nền dân chủ có trách nhiệm và đầu tư thân thiện. Bất cứ đầu tư nào mới đến Miến Điện vì những biện pháp trừng phạt được gỡ bỏ sẽ giúp thêm cho tiến trình dân chủ chứ không làm tiến trình này thụt lùi.”
Thụy Sĩ là chặng dừng chân đầu tiên của bà trong chuyến đi thăm 17 ngày 5 nước châu Âu gồm cả Na Uy, Anh, Ireland và Pháp. Vào ngày thứ Bảy, tại Oslo, Na Uy, bà sẽ chính thức nhận giải Nobel Hòa bình được trao tặng cách đây 21 năm.
Cử tọa hoan nghênh nồng nhiệt khi bà Aung San Suu Kyi đến nói chuyện với hàng ngàn đại biểu tại Hội nghị Lao động Quốc tế. Bà cám ơn ILO trong nhiều năm qua đã góp phần xóa bỏ nạn cưỡng bức lao động và bắt lính trẻ em tại nước bà.
Bà hoan nghênh những hành động tiến đến dân chủ của chính phủ Tổng thống U Thein Sein và bà chi tiết hóa nhiều cải cách cần được ban hành để củng cố nhân quyền, quyền chính trị và quyền lao động của người dân.
Bà nhấn mạnh sự cần thiết cai trị bằng luật pháp và chấm dứt xung đột sắc tộc tại Miến Điện. Bà quảng diễn về chủ đề này tại một cuộc họp báo tiếp theo bài diễn văn. Bà nói với các nhà báo bà lo ngại về tình hình hiện nay tại bang Rakhine, phía tây Miến Điện, vì những cuộc đụng độ giữa người thiểu số Rakhine theo Phật giáo và người Hồi giáo Rohingya. Bà nói bài học quan trọng nhất rút ra từ việc này là sự cần thiết cai trị bằng luật pháp:
“Cai trị bằng luật pháp là điều thiết yếu nếu chúng ta muốn chấm dứt tất cả những tranh chấp tại Miến Điện. Mọi người phải được luật pháp bảo vệ và dĩ nhiên họ cũng phải tuân hành luật pháp trong nước. Nếu không có sự cai trị bằng luật pháp, những xung đột như vậy sẽ tiếp tục, và tình trạng hiện nay sẽ phải được xử sự một cách tế nhị và nhạy cảm, cần có sự hợp tác của tất cả mọi bên liên quan để đạt được hòa bình cần có.”
Trả lời một câu hỏi của Đài VOA, bà Aung San Suu Kyi nói các nước nên xem xét việc gỡ bỏ những trừng phạt đối với Miến Điện theo một hướng có trách nhiệm, theo hướng tiến đến dân chủ:
“Đối với các trừng phạt, tôi nghĩ đó là trách nhiệm của người dân Miến Điện phải tiếp tục tiến trình dân chủ hóa. Chúng ta không để tiến trình này bị tổn hại sau khi gỡ bỏ những trừng phạt. Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi một nền dân chủ có trách nhiệm và đầu tư thân thiện. Bất cứ đầu tư nào mới đến Miến Điện vì những biện pháp trừng phạt được gỡ bỏ sẽ giúp thêm cho tiến trình dân chủ chứ không làm tiến trình này thụt lùi.”
Thụy Sĩ là chặng dừng chân đầu tiên của bà trong chuyến đi thăm 17 ngày 5 nước châu Âu gồm cả Na Uy, Anh, Ireland và Pháp. Vào ngày thứ Bảy, tại Oslo, Na Uy, bà sẽ chính thức nhận giải Nobel Hòa bình được trao tặng cách đây 21 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét