1.6.12

Bà Suu Kyi cảnh báo về cải cách Miến Điện




BBC / Cập nhật: 09:44 GMT - thứ sáu, 1 tháng 6, 2012




Bà Suu Kyi đã tới tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á ở Bangkok


Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi vừa lên tiếng cảnh báo về sự "lạc quan thiếu thận trọng" trong cải cách ở Miến Điện.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Bangkok, bà nói rằng quá trình này vẫn chưa thực sự chắc chắn.
Theo bà Suu Kyi, Quốc hội Miến Điện mà bà mới trở thành đại biểu, vẫn còn chưa dân chủ.
Bà cũng kêu gọi các nhà đầu tư đáp ứng nhu cầu của đất nước; rằng công ăn việc làm và đào tạo nhân lực là tối quan trọng đối với dân số trẻ của Miến Điện.
Bà cũng nói thêm là cần đề phòng tình trạng đầu tư nước ngoài tiếp sức cho nạn tham nhũng hoặc gây ra bất bình đẳng.
"Tôi có mặt ở đây không phải để nói cho quý vị biết quý vị phải làm gì mà là để trình bày về những gì mà chúng tôi đang cần," bà nói trong bài diễn văn quan trọng đầu tiên bên ngoài Miến Điện sau hơn 20 năm.
Bà kêu gọi các nhà đầu tư đang có kế hoạch đầu tư vào Miến Điện giữ nhận thức về nhu cầu cải thiện cuộc sống của người dân Miến Điện.
“Xin hãy suy nghĩ kỹ càng vì người dân chúng tôi,” bà nói.
Chính phủ dân sự Miến Điện do quân đội hậu thuẫn đã bắt đầu một loạt cải cách mở cửa đất nước.
Dư luận trong vùng đang chú ý đến viễn kiến của bà Aung San Suu Kyi, một trong số ý người từ vùng Đông Nam Á được giải Nobel, nói về các vấn về khu vực.


Kế hoạch thiết thực
Bà Suu Kyi nói rằng Miến Điện không muốn đầu tư nước ngoài kéo theo tham nhũng và gây thêm bất bình đẳng.
"Chúng tôi muốn đầu tư mang đến công ăn việc làm," bà nói thêm.
"Tôi có mặt ở đây không phải để nói cho quý vị biết quý vị phải làm gì mà là để trình bày về những gì mà chúng tôi đang cần."
Bà Aung San Suu Kyi
Bà nói đào tạo nhân lực là điều quan trọng giúp người lao động Miến Điện có thể tìm được việc làm.
"Các kỹ năng cơ bản hiện đang rất cần thiết", bà nói. "Chúng tôi cần đào tạo nghề hơn là đào tạo đại học.”
Bà Suu Kyi nói cho dù bà biết học vấn là quan trọng, cộng đồng quốc tế vẫn nên cân nhắc "nhu cầu của đất nước Miến Điện một cách thiết thực".
Miến Điện đã cam kết cải cách, bà nói, và muốn được "gắn kết với khu vực và toàn cầu để cùng phát triển.”
"Chúng tôi muốn là một phần của một thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn", bà nói.
Trong hơn 20 năm qua bà Suu Kyi đã hoặc bị quản thúc tại gia hoặc luôn sợ rằng nếu rời khỏi Miến Điện sẽ không được phép quay trở lại.
Nhưng những cải cách mới đây đã dẫn tới việc bà thắng cử vào Quốc hội hồi tháng trước và vai trò của bà trong và ngoài Miến Điện đang ngày càng trở nên nổi bật.
Sau chuyến thăm Thái Lan, bà Suu Kyi sẽ quay trở về Miến Điện trước khi lên đường đi châu Âu trong tháng Sáu.
Theo dự kiến, bà sẽ tới Na Uy để chính thức nhận giải Nobel Hòa bình mà bà được trao tặng năm 1991; và thăm Anh Quốc, nơi gia đình của bà sinh sống.
Bà đã nhận lời phát biểu tại Quốc hội Anh ngày 21/6. Cũng có tin bà Suu Kyi sẽ đi Geneva, Paris và Ireland.
Reply With Quote
  #6  
Cũ hôm nay, 09:23 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,069
Thanks: 2,111
Được cảm ơn 3,871 lần trong 2,264 bài
Default


Tổng thống Miến Điện lại hoãn thăm Thái Lan




Tổng thống Miến Điện Thein Sein
REUTERS/Tomohiro Ohsumi/Pool


Thanh Hà - RFI
Thông cáo chính thức của Miến Điện vừa cho biết, Tổng thống Thein Sein lại hoãn một lần nữa chuyến công du Thái Lan. Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đang có mặt tại Bangkok. Chuyến viếng thăm Thái Lan từng được dự trù vào đầu tuần tới, bị dời lại chưa biết tới khi nào. Naypyidaw không cho biết thêm chi tiết.


Trên nguyên tắc, Tổng thống Miến Điện đến Bangkok dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á vào ngày hôm nay 01/06/2012. Nhưng vào giờ chót, Naypyidaw đã cử Bộ trưởng Năng lượng đến dự Diễn đàn thay mặt Tổng thống Thein Sein, vào lúc lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đang có mặt ở thủ đô Thái Lan.


Sau đó, chính quyền Miến Điện cho biết, Tổng thống Thein Sein bắt đầu viếng thăm Thái Lan trong hai ngày, 04/06/2012 và 05/06/2012. Nhưng một lần nữa, cuộc viếng thăm bị dời lại vì “điều kiện không thuận lợi nhưng chương trình vẫn được duy trì một khi đôi bên tìm ra thời điểm thuận tiện ”. Thông báo chính thức của phủ tổng thống không cho biết thêm chi tiết.


Gương mặt đối lập hàng đầu của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đang có mặt tại Bangkok để dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á. Đây là lần đầu tiên bà được ra nước ngoài kể từ năm 1988 và chuyến xuất ngoại đầu tiên của giải Nobel Hòa bình này rất được chú ý. Có cả một đội ngũ phóng viên đông đảo đi theo bà. Tại thủ đô Thái Lan, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố tin tưởng vào thực tâm cải tổ của chính quyền Miến Điện, nhưng đồng thời bà không quên nhấn mạnh đến nhu cầu đẩy mạnh nhà nước pháp quyền.
Reply With Quote
  #7  
Cũ hôm nay, 09:26 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 5,069
Thanks: 2,111
Được cảm ơn 3,871 lần trong 2,264 bài
Default

Hàn Quốc lại bắt được một nữ điệp viên Bắc Triều Tiên giả tỵ nạn



Binh sĩ Hàn Quốc tại vùng phi quân sự ngăn chia Nam-Bắc Triều Tiên, 01/06/2012
REUTERS


Mai Vân
Theo tin AFP, một lãnh đạo ngành tình báo Hàn Quốc xin giấu tên, hôm nay, 01/06/2012, vừa cho biết là họ đã bắt được một nữ điệp viên Bắc Triều Tiên giả danh người tỵ nạn, với nhiệm vụ theo dõi hoạt người của các đồng hương chống đối chế độ Bình Nhưỡng.


Viên chức Hàn Quốc này không cho biết chi tiết về vụ bắt giữ cũng như những lời buộc tội đối với phụ nữ này.


Tuy nhiên, AFP trích dẫn nhật báo Hàn Quốc Joong Ang Ilbo, cho biết : Nữ điệp viên Bắc Triều Tiên bị phát giác nhân một cuộc thẩm vấn thông thường với cơ quan an ninh. Người này tên Lee Kyung - Ae, 46 tuổi, là nhân viên cơ quan quân báo Bắc Triều Tiên, đã vào Hàn Quốc năm ngoái qua ngã Trung Quốc và Thái Lan.


Bà Kyung - Ae còn bị nghi là đã rửa một khoản tiền giả không nhỏ của Trung Quốc, tương đương với 1 triệu đô la khi bà còn trên lãnh thổ Trung Quốc. Ngoài ra, người phụ nữ này còn bị cho là đã chiêu dụ một người từng là tỵ nạn và đã có quốc tịch Mỹ, kéo ông này qua Trung Quốc để bà theo dõi hoạt động cũng như mối liên can của người này với CIA.


Năm 2008, Hàn Quốc cũng đã bắt một nữ điệp viên Bắc Triều Tiên khác. Phụ nữ đó đã thừa nhận có quan hệ mật thiết với một sĩ quan Hàn Quốc để lấy thông tin.


Theo Seoul, tổng cộng đã có 4 500 điệp viên Bắc Triều Tiên bị bắt từ năm 1948 đến nay, họ đến Hàn Quốc với danh nghĩa chạy trốn chế độ miền Bắc.

Không có nhận xét nào: