#2 | |||
| |||
Chiến lược châu Á mới của Mỹ : Tăng cường hiện diện quân sự nhưng không có căn cứ thường trực Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện tại Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Honolulu, Hawai, 31/05/2012 REUTERS Trọng Nghĩa - RFI Trên đường từ Hawaii đến Singapore vào hôm nay, 01/06/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã tiết lộ một số đường nét chính trong kế hoạch củng cố sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phát biểu với các nhà báo tháp tùng theo ông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác định là sự tăng cường tiềm lực quân sự này sẽ được tiến hành thông qua các liên minh thay vì dựa vào các căn cứ thường trực mới. Theo nhận định của ông Panetta, chiến lược mới của Mỹ tập trung vào châu Á sẽ được cụ thể thể hóa bằng việc quân đội Mỹ hiện diện hùng hậu hơn trong vùng trong một thập kỷ tới đây. Đi kèm theo lực lượng đó là các loại vũ khí và trang thiết bị tối tân nhằm nâng cao năng lực chuyển quân nhanh chóng đến những nơi cần thiết. Chiến lược chung của Lầu Năm Góc, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là trải rộng “dấu chân” của quân đội Mỹ trong vùng Đông Nam Á, và thậm chí ra cả ngoài khu vực này. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ được thực hiện trong khuôn khổ phối hợp với các đồng minh và các đối tác mà không cần xây dựng các tiền đồn thường trực mới. Ông nói : " Chúng ta đang thực hiện một chiến lược rất mới trong khu vực này. Chúng ta đang rời bỏ chiến lược thời Chiến tranh Lạnh - tức là xây dựng các căn cứ cố định, lâu dài – mà về cơ bản, chỉ tìm cách khẳng định uy lực của chúng ta trên khu vực mà thôi ". Bộ trưởng Panetta giải thích thêm, thay vì thiết lập các căn cứ đồ sộ, lực lượng Mỹ - bao gồm cả tàu hải quân, phi cơ và quân lính sẽ chỉ được triển khai tại chỗ trong những nhiệm vụ tạm thời như huấn luyện, tập trận và tham gia chiến dịch chung với các nước đối tác. Các quốc gia này sẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng bến cảng, sân bay cũng như các phương tiện khác. Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, thì Hoa Kỳ đang hướng tới một hình thức quan hệ rất sáng tạo khi thúc đẩy các chiến dịch luân phiên triển khai lực lượng. Hình thức này còn mang lại cho Washington hai mối lợi : Một là ít tốn kém hơn việc thành lập căn cứ cố định, và hai là không bị dân chúng tại chỗ chống đối như điều từng xẩy ra với căn cứ Okinawa tại Nhật Bản chẳng hạn. Ông Panetta đã nêu bật một ví dụ về việc tiến hành chiến lược mới này. Đó là kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến ở miền bắc nước Úc theo một thỏa thuận mới, ký kết với Canberra. Theo Bộ trưởng Mỹ, kế hoạch tại Úc chỉ là bước đầu thử nghiệm chiến lược mới, và quân đội Mỹ đang xem xét để áp dụng hình thức này tại Philippines và những nơi khác. Theo người đứng đầu Lầu Năm Góc, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương vốn đã hùng hậu, nhưng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố uy lực này trong vòng từ 5 đến 10 năm tới đây. Việc Hoa Kỳ chuyển hướng đặt trọng tâm vào châu Á được giới quan sát là nhằm đối phó với đà vươn lên về kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa nhấn mạnh rằng mục tiêu của Washington hoàn toàn không phải là ngăn chặn Trung Quốc. |
#3 | |||
| |||
Biển Đông là trọng tâm chuyến công du Anh và Mỹ của tổng thống Philippines Tổng thống Philippines Benigno Aquino REUTERS Đức Tâm - RFI Tuần tới, tổng thống Philippines sẽ công du Anh Quốc và Hoa Kỳ trong bối cảnh đang có căng thẳng từ gần hai tháng qua, giữa Philippines và Trung Quốc tại vùng bãi đá Scarborough. Do vậy, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông – mà Manila gọi là biển Tây Philippines sẽ là tâm điểm các cuộc hội đàm của tổng thống Benigno Aquino với thủ tướng Anh David Cameron và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Theo hãng tin Philippihes GMA News, hôm nay, 01/06/2012, nói chuyện với các nhà báo, sau khi tham dự một cuộc hội thảo quốc tế ở thành phố Iloilo, Philippines, tổng thống Aquino cho biết vấn đề biển Tây Philippines sẽ nằm trong nội dung các cuộc hội đàm của ông với lãnh đạo Anh và Mỹ. Vẫn theo nguyên thủ Philippines, hồ sơ Trường Sa là « mối quan ngại của tất cả mọi người ». Ông nhận định : Đó là một vùng biển có rất nhiều lưu thông hàng hải quốc tế. Nếu mọi việc ở đó thay đổi, điều này sẽ hạn chế tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa, trong khi đó, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng khẳng định có chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ vùng này. Tổng thống Philippines Beningo Aquino viếng thăm Anh Quốc từ 04 đến 06/06. Sau đó, ông công du Hoa Kỳ theo lời mời của tổng thống Barack Obama. Đây sẽ là cuộc gặp thứ tư giữa lãnh đạo Philippines và Mỹ, kể từ khi ông Aquino nhậm chức hồi tháng 06/2010. Nguyên thủ hai nước đã hội đàm với nhau lần đầu tiên vào tháng 09/2010, nhân cuộc gặp giữa lãnh đạo ASEAN – Mỹ, tại New York. Theo đại diện bộ Ngoại giao Philippines, chuyến đi Washington lần này của ông Aquino phản ánh mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa hai nước. Tháng Giêng 2011, Philippines và Mỹ đã tiến hành cuộc Đối thoại chiến lược đầu tiên tại Manila. Cuộc Đối thoại chiến lược song phương lần hai được tổ chức tại Washington, hồi tháng Giêng năm nay. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét