22.6.12

Chuyện nông dân giữ đất: thời xưa và thời nay



Sông Kôn (Danlambao) - Ai có súng cầm súng, không có súng thì cầm gươm, dao, cuốc, xẻng, gậy gộc. Người dân ngày nay cầm lấy hết tất cả những thứ vũ khí ấy rồi nhưng vẫn không chống được giặc cướp đất. Chẳng còn vũ khí nào khả dụng hơn người dân có để mà cầm cả, nên đành làm ngược lại: “thôi, ta không cầm gì, để cho giặc nó cầm lấy... của ta”Đấy cũng là cách để giữ đất, như vụ ở Cái Răng Cần Thơ. Và cách đó là cách tiêu biểu cho người nông dân giữ đất thời nay, mà lịch sử nước nhà đang gọi là thời kỳ “hiện đại”...

*

Mỗi dịp tảo mộ ông bà, năm nào cũng vậy, tôi phải vượt dốc băng đồi tìm đến một con hóc dài, kế bên con hóc là phần mộ ông cố tôi, mộ nằm lẻ loi một mình trong một góc vườn, và kề bên vườn là ruộng. Đa phần mộ ông bà tôi nằm gần nhau và ở gần nhà, chỉ có riêng phần mộ ông cố tôi là ở nơi xa lắc, nên tôi lấy làm điều lạ.

Và điều lạ đó được ba tôi kể lại như sau: xưa, tổ tiên tôi từ Bắc vào miền Trung lập nghiệp, tổ tiên đã khai phá rất nhiều đất đai ở vùng này làm ruộng vườn sinh sống và để lại cho con cháu ngày sau. 

Hồi đó chưa có sổ đỏ như bây giờ, nên để giữ ruộng vườn cho con cháu, các ông bà dùng cách nằm lại nơi ruộng vườn, vì ngày xưa người ta quan niệm rằng: “mồ mả của họ tộc đến đâu thì ruộng vườn của họ tộc đến đó”.

Và theo như lời ba tôi kể trên thì: “ông cố tôi nằm một góc trong cái vườn này là để gìn giữ cả khu vườn ấy và cả dãy ruộng hóc bên kia nữa để sau này cho con cháu, mà cháu ông chính là tôi sẽ sinh sống trên mảnh đất này”.

Nghe câu chuyện tôi thật sự cảm động và cảm phục người xưa. Ông vẫn nằm đó, nằm để giữ đất ruộng vườn này, nhưng đất ruộng vườn có còn đâu nữa mà giữ ông ơi! 

Thời kỳ Hợp tác xã nhà nước tịch thu lấy hết đất của ông rồi, bây giờ nó đã trở thành của nhà nước rồi.

Cái gọi là hợp tác xã, hậu quả của nó là vô cùng khủng khiếp, dù có sửa sai bằng cái khoán 10 nhưng đến tận hôm nay hậu quả vẫn đang còn tồn tại, đó là “một nền nông nghiệp đang mất gốc”. 

Lịch sử cận đại là cách mạng tư sản đánh đổ phong kiến ở các nước phương tây, nhưng cách mạng chỉ thay đổi thượng tầng xã hội là những ông vua độc đoán bằng những chính khách dân bầu, chứ đâu có thay đổi chuyện sở hữu ruộng đất như cách đánh đổ phong kiến ở nước ta.

Quan hệ sản xuất từ “địa chủ - nông dân” chuyển đổi thành “ông chủ - công nhân” diễn ra trong suốt một thời kỳ dài trước và sau cách mạng là do tiến bộ khoa học kỹ thuật, nó hợp với qui luật tự nhiên chứ đâu phải là chủ trương chính sách hay là học thuyết của một vị lãnh tụ nào.

Còn lịch sử “hiện đại” thời kỳ xã hội chủ nghĩa: người nông dân sau một đêm ngủ dậy mất hết ruộng đất mà tổ tiên để lại, và bị biến thành xã viên làm công ăn điểm trong các hợp tác xã.

Rồi cái thời hợp tác xã bậy bạ đó qua đi, bây giờ người dân tạm được chia một phần ruộng đất, phần còn lại để dành làm đất “dự phòng” cho các quan.

Đất là “tạm chia” và “tạm giao” có thời hạn, chứ đâu phải là sở hữu, cho nên nhà nước cũng đang và sẽ “tạm lấy” lại cho các quan xây đô thị ở nhiều nơi.

Đâu như thời xưa đất là quyền sở hữu, thừa kế cho đến con cháu tận muôn đời sau. 

Vì thế cho nên người nông dân thời nay không có đất, mà không có đất chính là không có gốc. Dẫn đến cả một nền nông nghiệp của nước nhà bị... mất gốc! 

Mất gốc dẫn đến mất ngọn, đó là sẽ tiếp tục bị mất tài sản trên đất và gắn liền với đất. 

Thời nay, người nông dân đang cố giữ đất đai để sinh sống bằng mọi cách có thể làm được. 

Ai có súng cầm súng, không có súng thì cầm gươm, dao, cuốc, xẻng, gậy gộc. Người dân ngày nay cầm lấy hết tất cả những thứ vũ khí ấy rồi nhưng vẫn không chống được giặc cướp đất. 

Chẳng còn vũ khí nào khả dụng hơn người dân có để mà cầm cả, nên đành làm ngược lại: “thôi, ta không cầm gì, để cho giặc nó cầm lấy... của ta”. 

Đấy cũng là cách để giữ đất, như vụ ở Cái Răng Cần Thơ. Và cách đó là cách tiêu biểu cho người nông dân giữ đất thời nay, mà lịch sử nước nhà đang gọi là thời kỳ “hiện đại”. 


Nhập ý kiến của bạn

  • Hình ảnh

Xem 2 ý kiến

  • PhothuongdanThu gọn lại
    ĐỢI BÁC!

    Xưa ta nghe Bác đi đánh giặc
    Cứ tin sẽ có ruộng trâu cày,
    Khổ mấy cũng quyết không chùn
    bước
    Ai ngờ sự thế lại như nay!

    Trước thu ruộng đất từ địa
    chủ
    Đảng đã vờ chia cho dân nghèo,
    Nay Đảng thu lại làm kinh tế
    Giành cho người giàu có thế
    thôi.

    Nếu không thu được thì cưỡng
    chế
    Đầu trâu mặt ngựa hỏi thiếu
    gì,
    Công an một lòng bảo vệ Đảng
    Đảng quyết, luật trời cũng
    phải nghe!

    Sai nha trên, dưới như ruồi
    nhặng
    Cứ thấy đâu mồi lại vo ve,
    Bán rẻ linh hồn cho quỷ sứ
    Đồng lõa coi dân chẳng khác
    thù.

    Mất ruộng thôi đành đi ở đợ
    Quay về nghề cũ thuở ông cha,
    Chờ Bác kiếp sau quay trở lại
    Đợi làm “cải cách” giống như
    xưa!

Không có nhận xét nào: