#3 | |||
| |||
Bầu cử Tổng thống Mỹ : Obama không nắm chắc phần thắng Cập nhật 25/06/2012. Ông Obama bị chỉ trích về các khoản bội chi và đã thất bại trong việc tạo thêm việc làm (Reuters) Những cuộc thăm dò ý kiến gần đây đưa ra kết quả trái ngược nhau về điểm tín nhiệm của Barack Obama và đối thủ Mitt Romney. Cách nay hai tuần lễ, tỷ lệ hai ông ngang ngửa nhau 45% và 44%. Không đầy 10 ngày sau, chủ nhân Nhà Trắng vượt lên bỏ đối thủ Cộng hòa đến 13 điểm. Kết quả này được đón nhận một cách hoài nghi và dè dặt ngay trong nội bộ đảng Dân chủ. Vì bên cạnh tin vui này thì có đến 62% cử tri tin chắc là Hoa Kỳ đang theo một chính sách kinh tế sai lầm. Không ít giới trẻ, thành phần nồng cốt ủng hộ ông Obama cũng tỏ ra bớt nhiệt thành trong bối cảnh còn 5 tháng nữa là đến ngày bầu cử. Từ Washington DC, nhà báo Phạm Trần phân tích./Phạm Trần/Tú Anh (RFI) |
#4 | |||
| |||
Tư pháp Malaysia cho dẫn độ nghi can Iran gây khủng bố tại Thái Lan Cập nhật 25/06/2012. Nghi phạm người Iran Masoud Sedaghatzadeh (Reuters) Tòa án Kuala Lumpur vừa ra lệnh trục xuất Masoud Sedaghatzadeh sang Thái lan. Thanh niên Iran này bị bắt tại Malaysia sau loạt nổ bom tại Bangkok hồi tháng 2 năm nay, và bị nghi ngờ nằm trong âm mưu tấn công vào nhân viên ngoại giao Israel tại thủ đô Thái Lan. Trong phán quyết công bố sáng hôm nay 25/06/2012 tại Kuala Lumpur, nữ thẩm phán S. Komathy tuyên bố « Masoud Sedaghatzadeh là một tội nhân đang trốn tránh cảnh sát Thái Lan vì những hành vi nằm trong phạm trù bị dẫn độ ». Vị thẩm phán Malaysia cho rằng thái độ của thanh niên này không thể xem là của một người vô tội. Masoud bị bắt tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur ngày 15/02/2012 lúc chờ máy bay trung chuyển đi Iran. Thanh niên 31 tuổi này , cùng với hai người Iran khác gây ra một loạt vụ nổ làm rung chuyển Bangkok. Theo cảnh sát Thái Lan, nhiều nhà ngoại giao Israel là mục tiêu tấn công, xảy ra tại thủ đô Bangkok chỉ một ngày sau hai vụ khủng bố tại Ấn Độ và Gruzia. Báo chí Thái Lan quy cho chính quyền Iran là kẻ chủ mưu nhưng Teheran đã cực lực phản bác. Vào giữa tháng hai năm nay, tại thủ đô Bangkok đã xảy ra nhiều vụ nổ bom mà theo tường thuật của báo chí Thái Lan, dường như xuất phát từ một kế hoạch khủng bố bị thất bại, vì kẻ thừa hành thiếu chuyên nghiệp. Sau một vụ nổ trong lúc pha chế chất nổ, ba thanh niên bỏ căn nhà thuê chạy trốn thì bị cảnh sát truy đuổi. Một trong ba người ném hai quả lựu đạn tự chế vào xe taxi và lực lượng cảnh sát nhưng chính người ném lại bị đứt hai chân. Cảnh sát Thái Lan bắt 2 người Iran tại hiện trường sau đó bắt thêm hai người Iran khác. Người thứ năm là Masoud Sedaghatzadeh chạy thoát. Theo công tố viên Malaysia thì những đoạn phim do máy camera quan sát ghi lại thì Masoud là một trong ba người Iran từ căn nhà có tiếng nổ chạy ra. Malaysia không có quan hệ ngoại giao với Israel nhưng là một đồng minh của Thái Lan./Tú Anh (RFI) |
#5 | |||
| |||
Lao động Triều Tiên bị bóc lột tại CH Séc Cập nhật 25-06-2012.
Báo Asahi Shimbun từ Tokyo tố cáo chính quyền Bình Nhưỡng chiếm đoạt từ 80 đến 90 % lương của những người lao động xuất khẩu. Đây là một nguồn ngoại tệ quý giá đối với kinh tế Bắc Triều Tiên. Phóng sự trên tờ báo Nhật Bản, Asahi Shimbun số đề ngày 24/06/2012 nêu lên trường hợp của một số người lao động Bắc Triều Tiên làm việc tại cộng hòa Séc với mức lương hàng tháng là 150 đô la thế nhưng thu nhập thực sự của thành phần lao động xuất khẩu tại quốc gia Đông Á này chỉ là 30 đô la. Số 80 % còn lại rơi vào túi chính quyền Bình Nhưỡng. Một người lao động tên Kim Tae San nay đã 60 tuổi từng làm việc trong 3 năm cho một tập đoàn liên doanh Bắc Triều Tiên và Séc cho báo Asahi Shimbun biết : đến 90 % lương của ông bị tịch thu. Đối với một nữ công nhân Bắc Triều Tiên làm việc cùng với ông thì khoảng từ 75 đến 80 đô la lọt vào quỹ nhà nước, chị lại còn phải đóng thêm 40 đô la cho các khoản chi phí « quy định », đóng 1 đô cho đảng và 2 đô la để mua hoa phủ lên tượng đài của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Vẫn theo báo Nhật Bản, thợ xẻ Bắc Triều Tiên sang Siberia khai thác gỗ cũng bị bóc lột tương tự. Do công việc nặng nhọc, lương trung bình hàng tháng của họ là 500 đô la nhưng cuối cùng thành phần phải bán sức lao động này chỉ thu về được từ 50 đến 100 đô la/tháng là cùng. Bình Nhưỡng viện đủ mọi lý do và bày ra nhiều trò để rút tiền của người lao động xuất khẩu. Trong quý 1/2012 Bắc Triều Tiên xuất khẩu 19.000 người lao động sang Trung Quốc. Số này tăng gấp 40 lần so với cùng thời kỳ năm ngoái. Hiện có khoảng 40.000 người lao động Bắc Triều Tiên đang làm việc tại Nga và Trung Đông, cùng với khoảng 3.000 người tại Mông Cổ. Thành phần lao động xuất khẩu hàng năm đem về cho Bắc Triều Tiên hàng trăm triệu đô la và đây cũng là một trong những nguồn ngoại tệ chính của Bắc Triều Tiên. Nguồn: Thanh Hà/ RFI |
#6 | |||
| |||
EU tìm biện pháp cụ thể tăng sức mạnh Eurozone Cập nhật 25-06-2012.
Hãng tin Reuters ngày 24/6 cho biết theo một văn bản chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/6 tới, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận các biện pháp cụ thể hướng tới một liên minh ngân hàng liên quốc gia, sự liên kết tài chính chặt chẽ hơn và khả năng thành lập "quỹ chuộc nợ" như giải pháp tăng cường sức mạnh kinh tế và tiền tệ cho Khu vực đồng euro (Eurozone). Văn bản dài hơn 10 trang của EU mà Reuters có được đặt ra 4 "trụ cột" gồm liên minh ngân hàng, chính sách ngân sách thống nhất hơn, các biện pháp đảm bảo hội nhập kinh tế sâu hơn và cách thức tiếp quản quyền hạn pháp lý trong trường hợp một số nước thành viên từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình. Theo đó, EU cần thành lập Cơ quan giám sát ngân hàng châu Âu duy nhất có trách nhiệm hoặc theo dõi mọi ngân hàng trong khu vực, hoặc theo dõi các ngân hàng lớn với các hoạt động liên quốc gia, trong khi một thể chế khác chịu trách nhiệm giám sát trên quy mô lớn hơn và trên cơ sở hàng ngày. Mục đích của kế hoạch này nhằm trao cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trách nhiệm giám sát các ngân hàng lớn nhất trong khu vực, trong khi Cơ quan Ngân hàng châu Âu duy trì quyền giám sát rộng hơn phối hợp với cơ quan điều phối ở các quốc gia thành viên EU. Cũng theo văn bản trên, EU cần củng cố và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ chế đảm bảo tiền gửi của các quốc gia thành viên nhằm tạo "lá chắn" bảo vệ tiền gửi trong toàn EU; đồng thời thành lập quỹ cứu trợ chung nhằm vực dậy những ngân hàng yếu kém. Quỹ này có thể lấy vốn hoạt động từ các loại thuế "đánh" vào các ngân hàng như thuế giao dịch tài chính... và sẽ được sử dụng như một giải pháp thống nhất trong toàn EU cho mỗi trường hợp cụ thể. Nhằm đảm bảo sự phối hợp tài chính chặt chẽ hơn, văn bản kêu gọi EU đi xa hơn những đề xuất mang tính pháp lý hiện có như hiệp ước tài chính, với lý do một khi đạt được sự phối hợp chặt chẽ hơn về ngân hàng và tài chính thì đề xuất về biến nợ quốc gia thành mối lo chung trong khu vực - do Pháp, Italy và một số nước thành viên EU khác khởi xướng song vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Thủ tướng Đức Angela Merkel - sẽ trở nên cấp bách hơn đòi hỏi phải cho ra đời "quỹ chuộc nợ." Văn bản mới cũng đề cập một số vấn đề khác như cách thức sử dụng lực lượng lao động linh hoạt hơn, biện pháp cải thiện năng lực cạnh tranh trong toàn EU và kiểm soát thuế. Nhóm "Bộ tứ" trong EU gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro Jean-Claude Juncker soạn thảo văn bản trên trong suốt tháng qua và sẽ đưa văn bản này ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới. Theo các nhà quan sát, đề xuất về biến nợ quốc gia thành tài sản chung của EU và chia sẻ trách nhiệm pháp lý đối với nợ công sẽ là những vấn đề được thảo luận sôi nổi nhất tại hội nghị EU sắp tới và nhiều khả năng hội nghị sẽ không đưa ra quyết định cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu hội nghị nhất trí rằng đã đến lúc cần thúc đẩy các ý tưởng trên thì nhóm "Bộ tứ" sẽ có cơ sở để phát triển các đề xuất mới một cách chi tiết hơn, thậm chí có thể đưa ra thời gian biểu cụ thể cho việc xúc tiến kế hoạch này./TTXN |
#7 | |||
| |||
Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30k đã qua sử dụng của Nga?.. Cập nhật 25-06-2012. Rosoboronoexport đã tìm được khách hàng tiềm năng cho các tiêm kích Su-30K của Nga hiện đang nằm ở Belarus.Tháng 5/2012, phái đoàn quân sự Việt Nam đã đến thăm Nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranovichy. Đoàn đã tỏ ý sẵn sàng mua toàn bộ 18 chiếc Su-30K.Cái giá mà Nga đưa ra cho các tiêm kích hạng nặng này, hấp dẫn đến nỗi Việt Nam vốn đã quen mua máy bay hoàn toàn mới, đã sẵn sàng khởi động đàm phán, để mua các máy bay Sukhoi đã qua sử dụng này. Nếu Việt Nam bắt đầu đàm phán cụ thể, thì đây là lần đầu tiên, kể từ khi Nga thành lập hãng xuất khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronoexport, sẽ có 2 hãng chế tạo máy bay Nga cùng lúc cạnh tranh trên thị trường một nước. Việc phái đoàn Việt Nam đến Belarus vào giữa tháng 5/2012, được một nguồn tin tại Nhà máy sửa chữa máy bay 558 tiết lộ với tờ Kommersant (Nga). Theo nguồn tin này, các quan chức Việt Nam đến Belarus để nghiên cứu đề xuất mua 18 chiếc Su-30K. “Đoàn Việt Nam đã được giới thiệu và xem xét một số máy bay tiêm kích, sau đó họ đã nhận được đề xuất của Nga bắt đầu công việc chuẩn bị tiền hợp đồng. Đáng chú ý là tình trạng của tất cả các máy bay Su-30K, sau khi được các chuyên gia đánh giá được xác nhận là tuy không phải là lý tưởng, song cũng khá tốt. Người ta đã thuyết phục được đoàn Việt Nam rằng, Nhà máy có mọi điều kiện để sửa chữa và nâng cấp các tiêm kích này theo các yêu cầu cụ thể của họ”. Một nguồn tin thân cận với Rosoboronoexport đã xác nhận việc phái đoàn Việt Nam đến thăm Nhà máy 558, nhưng từ chối bình luận thêm. Một nguồn tin khác thì đặc biệt nhấn mạnh rằng, hiện thời các bên chưa thảo luận về các điều kiện hợp đồng. “Chúng tôi muốn sắp tới bắt đầu đàm phán”- Nguồn tin này nói. Cả Rosoboronoexport, Nhà máy 558 và Tập đoàn Irkut đều từ chối đưa ra các bình luận chính thức. Cuối tháng 11/2011, toàn bộ 18 chiếc Su-30K từng được Không quân Ấn Độ sử dụng, đã được chở bằng máy bay vận tải quân sự đến Belarus, nơi dự kiến sửa chữa và nâng cấp các máy bay này lên chuẩn Su-30KN, để sau đó bán lại. Do Nga đơn thuần về mặt kỹ thuật vào năm 1996, không thể chế tạo ngay được 18 tiêm kích tối tân Su-30MKI, nên Nga đã đề nghị Ấn Độ mua 18 máy bay, nhưng thuộc biến thể đơn giản hơn là Su-30K. Nhưng với điều kiện, sau đó Nga phải đổi cho Ấn Độ chừng đó máy bay Su-30MKI thật sự, còn các máy bay Su-30K sẽ được trả lại cho Nga và trở thành tài sản của nhà sản xuất là Tập đoàn Irkut. Các máy bay mới Su-30MKI đã được Nga chuyển giao cho Ấn Độ, còn các máy bay Su-30K cũ lại không được đưa về Nga, mà đưa đến Baranovichy, Belarus. Nhờ đó, Irkut tránh được khoản thuế hải quan nhập máy bay vào Nga. Nga định thu về 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD/chiếc, tính cả chi phí hiện đại hóa) cho toàn bộ 18 chiếc Su-30K ở Belarus, khoản tiền này là không đáng kể khi so với giá của 18 chiếc Su-30 mới là hơn 1 tỷ USD. Theo một nguồn tin trong hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự Nga, thì trong số các nước quan tâm đến lời chào hàng có lợi đến thế có Sudan, Việt Nam, cũng như bản thân Belarus. Belarus đang muốn đổi mới đội máy bay của không quân nước này (cụ thể là để thay thế các máy bay Su-27 lạc hậu) với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, theo một nguồn tin trong Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, Bộ Tài chính Nga đã từ chối không cấp tín dụng cho Belarus để mua các máy bay này, còn tự thanh toán khoản tiền này thì Belarus không đủ sức. Có những bước đi thực sự đầu tiên để bắt đầu đàm phán là Việt Nam, còn Sudan thì theo các nguồn tin, hiện vẫn còn đang được xem xét như một phương án dự phòng. “Việc Nga tìm được khách hàng cho các máy bay Su-30K này hiển nhiên là tin vui. Mặc dù khách hàng là đáng ngạc nhiên vì trước đó họ toàn mua các máy bay chiến đấu mới. Về giá cả, đây là hợp đồng cực kỳ có lợi cho Việt Nam. Có lẽ, họ muốn mua Su-30K hoàn toàn là do giá cả. Giá cực kỳ hấp dẫn: đã bao giờ có chuyện trả giá dưới 20 triệu USD cho một tiêm kích hạng nặng chưa?” – Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko bình luận. Việc bắt đầu đàm phán bán Su-30K với Việt Nam có thể là hiếm có. Lần đầu tiên, kể từ khi hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước độc quyền Rosoboronoexportа ra đời (cho đến nay, chỉ có hãng này có quyền cung cấp vũ khí trang bị thành phẩm), trên thị trường một nước sẽ có hai hãng chế tạo máy bay Nga cùng lúc cạnh tranh nhau. Vấn đề là ở chỗ: Hiện nay, việc sản xuất các máy bay dòng Su-30 cho Không quân Việt Namdo Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk trên sông Amur, thuộc Tập đoàn Chế tạo máy bay thống nhất OAK, tiến hành. Trong khi toàn bộ số Su-30K đang nằm ở Belarus lại là tài sản của Tập đoàn Irkut. Theo Kommersant, chính vì thế mà một số lãnh đạo cao cấp của OAK phản đối việc thực hiện thương vụ này để giữ vững vị thế cho sản phẩm của mình cung cấp cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, OAK sẽ cực kỳ khó thuyết phục Việt Nam từ bỏ Su-30K của Irkut, trước hết là do giá cả quá hấp dẫn. Hơn nữa, Rosoboronoexport cũng quyết tâm thực hiện thật nhanh thương vụ Su-30K. Cần lưu ý rằng, vào cuối tháng 2/2012, một chiếc Su-30МК2 chuẩn bị chuyển giao cho Không quân Việt Nam theo hợp đồng năm 2010 bán 12 chiếc máy bay này đã bị rơi ở tỉnh Amur. Theo Kommersant, Nga còn phải chuyển giao cho Việt Nam 4 máy bay trong khuôn khổ hợp đồng này. Nguồn: Ivan Safronov // Kommersant, N.110 (4895), 20/6/2012./ vietnamdefence |
#8 | |||
| |||
Pháp tái khẳng định cam kết an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương Cập nhật 25-06-2012.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, ông Jean-Yves Le Drian, đã phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore hôm 3 tháng 6 năm 2012: “Việc ‘chuyển trọng tâm sang châu Á’ của Mỹ là một minh hoạ tuyệt vời về khu vực này, là khu vực quan trọng cho sự cân bằng của thế giới ngày nay và là khu vực quan trọng trong việc xác định lợi ích an ninh của chúng tôi. Khu vực này thực sự là lợi ích chiến lược cho nước Pháp hiện tại và sẽ vẫn là cường quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tôi đến đây để khẳng định rằng, nước Pháp chắc chắn có ý định tiếp tục cam kết thúc đẩy an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”. Việc chuyển trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ sang châu Á là chủ đề quan trọng tại Đối thoại Shangri-La 2012 đầu tháng này ở Singapore. Cuộc họp ba ngày đã được diễn thuyết bởi các lãnh đạo cao cấp, đến từ các nước quan trọng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc. Trung Quốc hạn chế gửi tướng ba sao sang tham dự. Trung Quốc lo ngại rằng họ sẽ trở thành tâm điểm của các ý kiến chỉ trích về lập trường của quân đội hiếu chiến trong thời gian gần đây ở biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam) và toàn bộ các lập trường quân sự đáng lo ngại của họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều đáng chú ý là, ấn tượng mà người ta có được là hầu như không một nước nào chỉ trích việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và việc tái cân bằng các tư thế quân sự của họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cho dù Trung Quốc không bị các thuật ngữ gần như nặng nề quy cho họ trực tiếp như là mối quan ngại chiến lược và quân sự chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong ba ngày họp. Tin tức truyền thông tập trung nhiều hơn vào bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và chuyến viếng thăm của ông tới các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trước và sau hội nghị và phân tích lập trường của Hoa Kỳ. Bị lạc vào mê cung này là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới của Pháp, đáng thu hút sự chú ý nhiều hơn về sự quả quyết mạnh mẽ và tái khẳng định cam kết của Pháp đối với an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương rõ ràng từ đoạn trích dẫn ở trên. Một số đoạn bổ sung cũng cần được trích dẫn đúng nguyên văn để nêu bật ý nghĩa rằng Pháp gắn kết với những gì đang diễn ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương: “Đối với dân Pháp và châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt khu vực Đông Nam Á là một phần không thể thiếu trong môi trường an ninh của chúng tôi”. “Chúng tôi, người Pháp sẵn sàng tham gia trong việc thiết lập cấu trúc an ninh khu vực Đông Nam Á”. “Về mặt này, Pháp mong muốn mỗi nước lớn trong khu vực, gồm cả nước hùng mạnh nhất, có thể gánh vác trách nhiệm của mình và bảo đảm môi trường, tuân theo các nguyên tắc chính về điều hành hệ thống quốc tế mà tất cả chúng ta đều gắn kết với [hệ thống này]“. Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp gây ấn tượng nhất, theo nhận thức của tôi, về việc thể hiện rõ ý định chiến lược và tái khẳng định các cam kết chiến lược đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xảy ra rất nhanh ngay sau việc thay đổi chính phủ ở Pháp và tất cả các nước châu Âu đang bị căng thẳng về tài chính. Điều cuối cùng đã được nhắc tới trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp là có ý nghĩa nhất, khi dường như chủ yếu tập trung vào Trung Quốc. Đó là Trung Quốc đã làm cho môi trường an ninh hỗn loạn và gây mối quan ngại về an ninh cho các nước láng giềng. Cũng có vẻ như Trung Quốc tuân theo các nguyên tắc chính trong việc điều hành hệ thống quốc tế và không ương ngạnh như họ đang làm ở biển Đông, mà các tuyên bố của họ dựa vào những tuyên bố không rõ ràng từ năm 1300. Phân tích sâu hơn, đây là những điều cần nhấn mạnh về các cam kết chiến lược của Pháp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Pháp hoàn toàn đứng sau Hoa Kỳ về học thuyết chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ. Chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ đứng ngoài khi hai nước bày tỏ sự quan tâm về các hành động của Mỹ. Ấn Độ nên theo gương Pháp và không theo gương Trung Quốc. Pháp có sự hiện diện quân sự và hải quân quan trọng cho đến nay đã bị hạn chế ở khu vực Tây Ấn Độ Dương, bây giờ có thể đoán trước là họ sẽ mở rộng tới Thái Bình Dương. Để giảm bớt lo ngại về sự mở rộng của NATO vào Thái Bình Dương, điều mà hiện đang được lên kế hoạch là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phần lớn là môi trường an ninh châu Âu. Do đó, người ta có thể mong đợi sự hiện diện quân sự lớn hơn nữa của châu Âu, đặc biệt ở Đông Nam Á. Đáng kể là sự khẳng định của Pháp, rằng Pháp không những có ý định cương quyết tiếp tục là cường quốc ở Ấn Độ Dương mà bây giờ còn có ý định là một cường quốc Thái Bình Dương. Pháp đã có Sở Chỉ huy Khu vực của họ ở Abu Dhabi cùng các phương tiện quân sự có liên quan. Người ta có thể mong đợi sự gia tăng ở đó. Nhìn chung, thông điệp đã rõ ràng với Trung Quốc, rằng họ không thể tự do hành động ở châu Á – Thái Bình Dương về mặt lập trường quân sự quyết đoán hoặc lập trường hiếu chiến ở khu vực biển Đông. Các nhận thức chiến lược phát sinh và hiện đang mở ra cho thấy rằng việc định hình cho các mục tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ gặp phải hình phạt quân sự không những từ Hoa Kỳ và các đồng minh Đông Á của Mỹ, mà cấu trúc an ninh như thế hiện còn được củng cố bởi quyết tâm của châu Âu và xa hơn nữa là Úc, New Zealand và Canada. Pháp và Ấn Độ có quan hệ đối tác chiến lược đáng kể và theo phân tích người ta có thể hy vọng rất nhiều rằng một số quyết tâm của Pháp đáp ứng các thách thức mới cho an ninh châu Á – Thái Bình Dương, có thể làm giảm bớt và ảnh hưởng đến tư duy chiến lược của Ấn Độ. Nguồn: South Asia Analysis Group/ Basam |
#9 | |||
| |||
Bình Nhưỡng lên án Seoul dùng cờ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tập trận Cập nhật 25/06/2012. Chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tham gia cuộc tập trận Mỹ-Hàn (Reuters) Báo chí Bắc Triều Tiên lên án việc Hàn Quốc dùng cờ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tập trận với Mỹ tại Pocheon hôm 22/06/2012. Để trả đũa, Bình Nhưỡng đe dọa tăng cường khả năng phòng thủ hạt nhân. Theo Bình Nhưỡng, dùng cờ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tập trận là một hành động "khiêu khích nghiêm trọng". Hôm qua 24/06/2012, bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên lên tiếng coi việc Hàn Quốc và Hoa Kỳ dùng cờ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tấn công trong cuộc tập trận bằng đạn thật vào tuần trước thể hiện « rõ ràng nhất thái độ thù nghịch » của Hoa Kỳ. Đồng thời đó cũng là một « hành động quân sự vô cùng nghiêm trọng mang tính khiêu khích với động cơ chính trị khi bắn vào lá cờ của một quốc gia có chủ quyền không hề có tuyên bố chiến tranh ». Về phía Hàn Quốc, bộ Quốc phòng khẳng định đây là bằng chứng cho thấy « quyết tâm trả đũa mạnh mẽ của Seoul trong trường hợp bị Bình Nhưỡng khiêu khích ». Từ thủ đô Seoul thông tín viên đài RFI, Frédéric Ojardias tường trình : « Các cuộc tập trận tiếp diễn tại khu vực bán đảo Triều Tiên. Từ ba ngày qua, quân đội Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ huy động 8 000 quân đến Hoàng Hải, khoảng một chục tàu chiến và một tàu sân bay. Tuần trước xe thiết giáp, chiến đấu cơ Mỹ -Hàn cũng đã tập trận trên bộ bằng đạn thật nhắm vào lá cờ Bắc Triều Tiên gần sát biên giới hai nước liên Triều. Washington và Seoul muốn gửi đến tân lãnh đạo Kim Jong Un một thông điệp rõ ràng : Hàn Quốc và đồng minh sẽ không chấp nhận bất kỳ một hành động khiêu khích nào từ phía Bình Nhưỡng. Mới đây,Bắc Triều Tiên lại lên tiếng đe dọa nước láng giềng phương nam. Chính tại Hoàng Hải vào năm 2010, quân đội Bắc Triều Tiên đã pháo kích một hòn đảo thuộc chủ quyền của Hàn Quốc. Các cuộc tập trận hoành tráng và quy mô cùng với Mỹ còn nhằm trấn an dư luận Hàn Quốc. Trong sáu tháng nữa, cử tri Hàn Quốc sẽ bầu lại tổng thống. Về phía Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn có thói quen dùng những lời lẽ đao to búa lớn. Bình Nhưỡng coi việc Hàn Quốc tập trận bằng đạn thật với Mỹ vừa qua ở Pocheon là một hành vi « khiêu khích » do vậy Bắc Triều Tiên răn đe « tăng cường vũ khí hạt nhân ». 62 năm sau chiến tranh, căng thẳng giữa hai miền Nam –Bắc Triều Tiên vẫn còn rất rõ nét »./Thanh Hà (RFI) |
#10 | |||
| |||
Miến Điện và Bangladesh chuẩn bị họp bàn về vấn đề người Rohingya Cập nhật 25/06/2012. Bạo động dấy lên tại bang Rakhine vào trung tuần tháng 6 (REUTERS) Đại sứ Bangladesh tại Miến Điện thông báo cuộc họp song phương được dự trù diễn ra từ ngày 15/07 đến 17/07/2012. Mục tiêu đề ra nhằm giải quyết tình trạng của người Rohingya và căng thẳng tôn giáo đang dấy lên tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện sát biên giới Bangladesh. Đại sứ Bangladesh tại Miến Điện cho biết tin trên vào sáng hôm nay 25/06/2012. Theo dự kiến, tổng thống Thein Sein sẽ đến thủ đô Bangladesh hội đàm với thủ tướng Sheikh Hasina. Tin trên chưa được phía Miến Điện xác nhận. Hiện có khoảng 800 000 người Rohingya theo đạo Hồi sinh sống tại Miến Điện và theo Liên Hiệp Quốc cộng đồng thiểu số này là sắc tộc bị đàn áp nhất trên thế giới. Họ không được công nhận là một trong số 130 sắc tộc thiểu số sinh sống tại Miến Điện và không được coi là những công dân của quốc gia Đông Nam Á này. Bạo động tôn giáo bùng phát tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện trong những tuần qua đã làm 80 người thiệt mạng. Tình trạng khẩn cấp được ban hành tại đây. Một phần người Rohingya tại bang này đã phải di dời chỗ ở và tìm đường san Bangladesh lánh nạn. Nhưng họ đã bị cảnh sát biên phòng Bangladesh đuổi về nước./Thanh Hà (RFI) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét