18.6.12

Cứu nguy nông nghiệp phải “xóa cờ xếp lại”



2012-06-15
Các nhà khoa học, chuyên gia, trí thức và đại biểu Quốc hội đồng loạt kêu gọi phải đặt nông nghiệp-nông dân-nông thôn làm trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế để bù đắp những gì đất nước lấy đi của khu vực này
AFP
Người nông dân còn bao gian khó, nhặt từng hạt thóc...

Đừng quên cao công lao rất lớn của nông nghiệp

Đáp câu hỏi của chúng tôi là các đề án của chính phủ có thể hiện việc đặt tam nông vào trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia hay không? TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn trả lời vắn tắt:
“Nói chung các soạn thảo ban đầu thì nội dung về tam nông còn mờ nhạt lắm”
Trên báo điện tử Dân Việt ngày 11/6, TS Đặng Kim Sơn nói rằng, chỉ có “xóa cờ đi xếp lại” và phải có lý luận phát triển đúng thì mới có thể “cứu nguy” cho nông nghiệp-nông thôn-nông dân. Theo vị chuyên gia này, tái cơ cấu nền kinh tế chính là “xóa cờ đi xếp lại.”
Trong một dịp trả lời chúng tôi TS Đặng Kim Sơn từng mô tả tình trạng thực tế của nông dân Việt Nam.
“Cái mà nông dân được hưởng, nông nghiệp được đầu tư thì nó chưa tương xứng với mức độ đóng góp của người nông dân, mức độ phấn đấu hy sinh của người nông dân cũng như những thành tích mà nông nghiệp đem lại. Đầu tư công cho nông nghiệp thì nhỏ thấp, đầu tư của toàn xã hội cho nông nghiệp là thấp, mức tăng trưởng đời sống của nông dân chậm hơn nhiều so với cư dân đô thị. Hiện nay thu nhập trung bình của cư dân nông thôn chỉ bằng nửa so với của đô thị.”
Cái mà nông dân được hưởng, nông nghiệp được đầu tư thì nó chưa tương xứng với mức độ đóng góp của người nông dân, mức độ phấn đấu hy sinh của người nông dân cũng như những thành tích mà nông nghiệp đem lại.
TS Đặng Kim Sơn
Đề cao công lao rất lớn của nông nghiệp, vì nông nghiệp vừa tạo ra an ninh lương thực, vừa là ngành xuất siêu lớn. TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh với báo Dân Việt Online: phải khẳng định trong thời gian qua nhà nước ban hành nhiều chính sách nông nghiệp,
Đất tròng trọt được ưu tiên cho khu đô thị, cao ốc...
Đất tròng trọt được ưu tiên cho khu đô thị, nhà máy, cao ốc...AFP
song giờ đây là thời điểm cần xem xét lại mức độ quan tâm  đến nông nghiệp.
Theo TS Đặng Kim Sơn, thông lệ trên thế giới các nước đánh giá mức độ quan tâm đến nông nghiệp theo 2 tiêu chí, đó là: Tỷ lệ đầu tư công cho sản xuất nông nghiệp so với chính tỷ lệ GDP (tổng sản phẩm quốc nội của nông nghiệp) và với tỷ lệ đầu tư công toàn xã hội. Ở Việt Nam, cả hai tiêu chí này đều thấp so với các nước đang phát triển. Điều đó cho thấy, sự quan tâm về chính sách là chưa ổn.

Tái cấu trúc kinh tế: nông nghiệp phải đi hàng đầu
Báo Saigon Tiếp Thị Online, bản tin trên mạng ngày 9/6/2012 tường thuật sinh họat nghị trường ghi nhận, đại biểu Lê Văn Lai (đơn vị Quảng Nam) đặt vấn đề tái cấu trúc kinh tế trong tình hình hiện nay, điều đầu tiên là phải đặt vấn đề nông nghiệp, nông thôn nông dân vào vị trí trung tâm của quá trình này. Đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với ý kiến này.
...các nước đánh giá mức độ quan tâm đến nông nghiệp theo 2 tiêu chí, đó là: Tỷ lệ đầu tư công cho sản xuất nông nghiệp so với chính tỷ lệ GDP và với tỷ lệ đầu tư công toàn xã hội. Ở Việt Nam, cả hai tiêu chí này đều thấp so với các nước đang phát triển. Điều đó cho thấy, sự quan tâm về chính sách là chưa ổn
TS Đặng Kim Sơn
Tờ báo ghi nhận ý kiến đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (đơn vị Bạc Liêu), theo đó trong hơn 20 năm qua nông nghiệp đã giúp cho nền kinh tế nước nhà ba lần thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước dành cho nông nghiệp rất thấp và ngày càng giảm dần. Năm 2000 tỷ lệ là 12%; năm 2010 tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp là 8%. Đại biểu Hoàng đề nghị cần tăng mạnh đầu tư cho nông nghiệp tối thiểu từ 14%-16% tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước, sao cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, có năng suất, chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Vẫn theo SGTT online, đại biểu Tô Văn Tám (Kontum) nhận xét là đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế do chính phủ soạn thảo chưa đặt vấn đề đúng mức cho nông nghiệp, ông đề nghị chính phủ phải quan tâm.
Cùng vấn đề vừa nêu, TS Đặng Kim Sơn phát biểu trên báo Dân Việt, trang mạng của Nông thôn Ngày nay là, ở Việt Nam hiện tỷ trọng GDP của nông nghiệp vẫn chiếm 20%. Với mức độ này vẫn
Khổ từ bé, người nông dân chưa bao giờ được đền bù cho xứng đáng. AFP
Khổ từ bé, người nông dân chưa bao giờ được đền bù cho xứng đáng. AFP
đang là giai đoạn lấy đi, song thực tế nông nghiệp đang kiệt sức rồi. Quy luật kinh tế trên toàn thế giới cho thấy, nếu phần đóng góp của nông nghiệp trong GDP chưa xuống tới mức 15%, thì các nước hầu như không có tiền để đầu tư cho nông nghiệp.
Giai đoạn “lấy đi” theo chúng tôi hiểu là lấy đi những gì nông nghiệp, nông thôn và nông dân làm ra để phục vụ phát triển các khu vực khác, mà phần đầu tư trở lại thì quá ít. Do vậy TS Đặng Kim Sơn mới nói nông nghiệp đang kiệt sức. Hoặc mô tả rõ rệt nhất như GS Đào Thế Tuấn nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là“Nông dân đang bị bần cùng hóa, họ là những người hưởng lợi ít nhất  từ quá trình đổi mới…Nông thôn nông nghiệp Việt Nam kém phát triển hoàn toàn do cơ chế và đường lối lãnh đạo. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp.” GS Đào Thế Tuấn đã có những phát biểu như thế khi trả lời phỏng vấn nhà báo Đoan Trang của VietnamNet cách đây 3 năm.
Nông dân đang bị bần cùng hóa, họ là những người hưởng lợi ít nhất từ quá trình đổi mới…Nông thôn nông nghiệp Việt Nam kém phát triển hoàn toàn do cơ chế và đường lối lãnh đạo. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp.
GS Đào Thế Tuấn
Việt Nam có thể giải quyết tình trạng tụt hậu trong nông nghiệp nông thôn bằng cách nào. Khi trả lời báo Dân Việt Online, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nói rằng, vấn đề chính của nông nghiệp là không đòi Nhà nước đầu tư, thí dụ trong chính sách khoán 10 trước đây, nông nghiệp có cần tiền đâu, mà chỉ cần cởi trói, cho nông nghiệp những cái chưa được hưởng. Còn bây giờ, cơ chế ấy chính là chính sách đất đai, chúng ta cần phải cởi trói cho nông nghiệp.

Tư hữu hóa ruộng đất để phát triển kinh tế

TS Đặng Kim Sơn nêu lên một đề xuất, hãy để cho nông dân
Máy gặt sử dụng trong nông nghiệp thường là loại máy không còn phù hợp...RFA
Máy gặt sử dụng trong nông nghiệp thường là loại máy không còn phù hợp...RFA
gom đất lại để làm ăn lớn, rồi đất ở các nông trường, lâm trường bị bỏ hoang hóa, sao không chia lại cho dân?...Cái đó hoàn toàn không mất tiền, mà vấn đề chỉ là sự “cởi trói” về cơ chế, chính sách.
Một trong những khúc mắc để cởi trói về cơ chế chính sách là vấn đề sở hữu đất đai. GS Tô Duy Hợp một chuyên gia nghiên cứu về Xã hội học nông thôn ở Việt Nam nói rằng, Từ năm 2008, Đảng ra nghị quyết nông nghiệp- nông dân- nông thôn; rồi sau đó có chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện nay ý kiến của các nhà khoa học và các nhà quản lý trái chiều nhauTrả lời nhà báo Gia Minh Đài ACTD, GS Tô Duy Hợp nhấn mạnh:
Giới quản lý vẫn kiên trì ruộng đất là sở hữu toàn dân, Nhà Nước quản lý. Như thế là tiếp tục cứ bỏ ngỏ cho tham nhũng và nông dân thiệt hại mà không ai cứu nông dân được cả.
GS Tô Duy Hợp
Giới quản lý vẫn kiên trì ruộng đất là sở hữu toàn dân, Nhà Nước quản lý. Như thế là tiếp tục cứ bỏ ngỏ cho tham nhũng và nông dân thiệt hại mà không ai cứu nông dân được cả.
Trong khi đó giới khoa học (bản thân tôi cũng có ý kiến về góc độ xã hội học), và giới kinh tế có nhiều người lắm như ông Lê Đăng Doanh, đương kim Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên, ông Đặng Kim Sơn cũng công khai quan điểm phải trả lại ruộng cho người nông dân, tư hữu đất đai. Khi đó người ta mới xóa được đói, giảm được nghèo. Người ta mới có quyền bảo vệ lợi ích của người ta. Bây giờ nông dân nào mà chống lại là bị phạt nặng, rất là khó.
Theo tôi quan điểm tư hữu hóa ruộng đất là quan điểm đúng. Quan điểm sở hữu toàn dân là không đúng. Thực chất có sở hữu nào đâu, mà là sở hữu Nhà Nước. Điều này giới khoa học nói lâu rồi, mà giới quản lý không chịu nghe. Cuộc chiến này chắc còn dài dài.”
Trong cuộc phỏng vấn của Dân Việt Online, đáp câu hỏi phải chăng đang có tình trạng “mua” chính sách, tức xây dựng chính sách như tạm trữ gạo, đường…vừa qua, thực ra chỉ phục vụ lợi ích nhóm, chứ không phải nông dân.
Theo tôi quan điểm tư hữu hóa ruộng đất là quan điểm đúng. Quan điểm sở hữu toàn dân là không đúng. Thực chất có sở hữu nào đâu, mà là sở hữu Nhà Nước. Điều này giới khoa học nói lâu rồi, mà giới quản lý không chịu nghe. Cuộc chiến này chắc còn dài dài.
GS Tô Duy Hợp
TS Đặng Kim Sơn đáp: “Trước đây, chính sách có thể sai hoặc thiếu, còn bây giờ, đúng là có chuyện mua, xin- cho chính sách. Đây là một tình trạng mới, trước có thể chỉ là xin- cho chức quyền, còn bây giờ là xin- cho chính sách. Chẳng hạn, như tỉnh không nghèo nhận nghèo, xã không khó khăn nhận khó khăn để được ưu tiên hay rất nhiều chính sách không rơi trực tiếp vào nông dân, mà đi lòng vòng qua doanh nghiệp, còn đến nông dân thì hết.”
Vẫn theo nhận định của TS Đặng Kim Sơn, có nhiều giải pháp để vực dậy nền nông nghiệp đã kiệt sức, nhưng trước tiên phải có một lý luận phát triển đúng, đó chính là tái cơ cấu nền kinh tế, tức “xóa cờ đi xếp lại”. Theo lời ông, ở nông thôn sản xuất nông nghiệp vẫn là các hộ tiểu nông, trong khi Việt Nam đang hội nhập toàn cầu, nếu không phát triển thành các hộ sản xuất lớn, trang trại lớn, quan hệ sản xuất theo kiểu các hộ tiểu nông sẽ không thể đi vào tương lai.
TS Đặng Kim Sơn mô tả vướng mắc thứ hai, chính là thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở, trong khi nền kinh tế đã có nhiều thành phần, nhất là kinh tế tư nhân, thì các tổ chức bộ máy nhà nước của mình như bộ, ngành, hội đoàn thể vẫn y như trước, thì làm sao hạ tầng cơ sở phát triển được. Hai điều đó chính là sự mâu thuẫn và chúng ta cần giải quyết các vướng mắc về tổ chức thể chế, lý thuyết phát triển, nhất là yếu tố động lực, ở đây không phải là đất, nước, tiền, mà là con người phải được cởi trói, nâng niu, phát huy dân chủ, phải được tổ chức lại.”
Sắp tới đây Nhà nước tái cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng, rồi sửa Luật Đất đai và tu chính Hiến pháp, không hiểu sẽ có lời giải đáp cho đề xuất “con người phải được cởi trói, nâng niu, phát huy dân chủ, phải được tổ chức lại” mà TS Đặng Kim Sơn mạnh dạn đưa ra hay không?

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: