Giới kinh doanh đã từng tỏ ý lo ngại rõ ràng là các hoạt động bình thường của Luân Đôn có nguy cơ bị rối loạn vì Thế vận hội, vào lúc chính Anh Quốc lại đang bị khó khăn sau khi chính thức rơi vào suy thoái. Một số công ty đã chuẩn bị từ hơn hai năm nay, nhiều doanh nghiệp khác có nguy cơ bị ngỡ ngàng vì dự phòng không đến nơi đến chốn. Thế những tất cả mọi người đều đã được báo trước là Thế vận hội Luân Đôn sẽ làm đảo lộn hoạt động của họ.
Phải nói là vấn đề mà các nhà chức trách tại Luân Đôn phải nỗ lực đối phó trong hai tuần lễ Thế vận hội không thiếu, từ khâu cung ứng hậu cần cho đến việc đảm bảo đi lại cho hàng triệu nhân viên, trong một thành phố bị nguy cơ ùn tắc giao thông kinh khủng. Ủy ban Tổ chức Thế vận, thành phố London và cơ quan phụ trách vấn đề chuyên chở và giao thông vận tải tại thủ đô Luân Đôn (Transport for London TFL), đã liên tục lưu ý và khuyến cáo các doanh nghiệp trên các trang web dành riêng cho kinh doanh.
Bí quyết chống ùn tắc giao thông : làm việc từ xa
Để Luân Đôn không bị tê liệt do việc có thêm 3 triệu lượt di chuyển trong một số ngày, cơ quan TFL đã đề ra một chỉ tiêu đầy tham vọng : thuyết phục 30% cư dân Luân Đôn ở nhà làm việc - với sự trợ giúp của giới chủ thuê mướn họ. Cơ quan này khẳng định là đã tiếp xúc được với hơn 20.000 công ty để giải thích về yêu cầu đó.
Một trọng điểm cụ thể được quan tâm là khu kinh doanh Canary Wharf, phía đông Luân Đôn, trung tâm kinh doanh lớn thứ hai sau khu City, nơi có hơn 100.000 người làm việc. Nằm trên cùng một tuyến đường tàu điện với sân vận động Olympic, chếch bên trên ở phía Bắc, khu Canary Wharf là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn hàng đầu như các ngân hàng Barclays và HSBC.
Một phát ngôn viên của khu kinh doanh khẳng định với hãng tin Pháp AFP rằng tuyến đường này sẽ « vận hành hết công suất trong thời gian Thế vận hội », với khoảng từ « 30 đến 40% » trong số nhân viên làm việc ở các trụ sở chính sẽ làm việc từ xa. Đây là một điều không khó vì « từ nhiều năm qua, họ đã được trang bị công nghệ học và kiến thức cần thiết để làm việc này ». Phát ngôn viên này nói thêm : « Những người khác chỉ cần thay đổi giờ giấc làm việc để tránh giờ cao điểm ».
Đối tác chính thức của Thế vận hội Luân Đôn, công ty kiểm toán và dịch vụ Deloitte đã « trắc nghiệm sức đề kháng » của khoảng 100 công ty để giúp họ đánh giá khả năng sẵn sàng ứng phó với tình hình lúc Thế vận hội diễn ra.
Theo ông Naysmith, "Giám đốc đặc trách vấn đề chuẩn bị cho Thế vận hội" tại công ty Deloitte, thì càng gần đến ngày diễn ra Thế vận hội, các doanh nghiệp càng nhận thức rõ hơn vấn đề. Trong năm 2010, chỉ có hai phần ba những người được khảo sát có biện pháp dự phòng các rối loạn. Tỷ lệ này đã tăng lên thành 87% khi còn 100 ngày trước lúc khai mạc Thế vận hội. Đối với ông Naysmith, ưu tư hàng đầu của các doanh nghiệp là các rối loạn trong vấn đề giao thông và tỷ lệ vắng mặt của nhân viên.
Làm sao để chống tiếng gọi của thể thao ?
Tuy nhiên, cũng có những khảo sát bi quan hơn, chẳng hạn như nghiên cứu của MWB Business Exchange, một công ty phục vụ kinh doanh khác. Theo cuộc khảo sát này, thì cho đến tháng Năm vừa qua, mức độ chuẩn bị ứng phó của các doanh nghiêp vẫn còn "đáng báo động", tình hình có thể biến thành một "cơn ác mộng" cho các công ty không biết nhìn xa trông rộng.
Trong số 430 doanh nghiệp đủ cỡ ở Luân Đôn được khảo sát trong bản nghiên cứu này, chỉ có 11% là có kế hoạch cho nhân viên của họ làm việc từ nhà, một tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu cơ quan TFL đề ra.
Một số chuyên gia còn cho rằng có thể là một nguy cơ khác, ở cấp độ quốc gia, đã bị đánh giá thấp : Đó là tình trạng lãng công hay vắng mặt của những người viện cớ giờ chót để ngồi nhà xem thể thao trước màn ảnh truyền hình, thay vì đi làm việc như bình thường lúc không có Thế vận hội !
Phải nói là vấn đề mà các nhà chức trách tại Luân Đôn phải nỗ lực đối phó trong hai tuần lễ Thế vận hội không thiếu, từ khâu cung ứng hậu cần cho đến việc đảm bảo đi lại cho hàng triệu nhân viên, trong một thành phố bị nguy cơ ùn tắc giao thông kinh khủng. Ủy ban Tổ chức Thế vận, thành phố London và cơ quan phụ trách vấn đề chuyên chở và giao thông vận tải tại thủ đô Luân Đôn (Transport for London TFL), đã liên tục lưu ý và khuyến cáo các doanh nghiệp trên các trang web dành riêng cho kinh doanh.
Bí quyết chống ùn tắc giao thông : làm việc từ xa
Để Luân Đôn không bị tê liệt do việc có thêm 3 triệu lượt di chuyển trong một số ngày, cơ quan TFL đã đề ra một chỉ tiêu đầy tham vọng : thuyết phục 30% cư dân Luân Đôn ở nhà làm việc - với sự trợ giúp của giới chủ thuê mướn họ. Cơ quan này khẳng định là đã tiếp xúc được với hơn 20.000 công ty để giải thích về yêu cầu đó.
Một trọng điểm cụ thể được quan tâm là khu kinh doanh Canary Wharf, phía đông Luân Đôn, trung tâm kinh doanh lớn thứ hai sau khu City, nơi có hơn 100.000 người làm việc. Nằm trên cùng một tuyến đường tàu điện với sân vận động Olympic, chếch bên trên ở phía Bắc, khu Canary Wharf là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn hàng đầu như các ngân hàng Barclays và HSBC.
Một phát ngôn viên của khu kinh doanh khẳng định với hãng tin Pháp AFP rằng tuyến đường này sẽ « vận hành hết công suất trong thời gian Thế vận hội », với khoảng từ « 30 đến 40% » trong số nhân viên làm việc ở các trụ sở chính sẽ làm việc từ xa. Đây là một điều không khó vì « từ nhiều năm qua, họ đã được trang bị công nghệ học và kiến thức cần thiết để làm việc này ». Phát ngôn viên này nói thêm : « Những người khác chỉ cần thay đổi giờ giấc làm việc để tránh giờ cao điểm ».
Đối tác chính thức của Thế vận hội Luân Đôn, công ty kiểm toán và dịch vụ Deloitte đã « trắc nghiệm sức đề kháng » của khoảng 100 công ty để giúp họ đánh giá khả năng sẵn sàng ứng phó với tình hình lúc Thế vận hội diễn ra.
Theo ông Naysmith, "Giám đốc đặc trách vấn đề chuẩn bị cho Thế vận hội" tại công ty Deloitte, thì càng gần đến ngày diễn ra Thế vận hội, các doanh nghiệp càng nhận thức rõ hơn vấn đề. Trong năm 2010, chỉ có hai phần ba những người được khảo sát có biện pháp dự phòng các rối loạn. Tỷ lệ này đã tăng lên thành 87% khi còn 100 ngày trước lúc khai mạc Thế vận hội. Đối với ông Naysmith, ưu tư hàng đầu của các doanh nghiệp là các rối loạn trong vấn đề giao thông và tỷ lệ vắng mặt của nhân viên.
Làm sao để chống tiếng gọi của thể thao ?
Tuy nhiên, cũng có những khảo sát bi quan hơn, chẳng hạn như nghiên cứu của MWB Business Exchange, một công ty phục vụ kinh doanh khác. Theo cuộc khảo sát này, thì cho đến tháng Năm vừa qua, mức độ chuẩn bị ứng phó của các doanh nghiêp vẫn còn "đáng báo động", tình hình có thể biến thành một "cơn ác mộng" cho các công ty không biết nhìn xa trông rộng.
Trong số 430 doanh nghiệp đủ cỡ ở Luân Đôn được khảo sát trong bản nghiên cứu này, chỉ có 11% là có kế hoạch cho nhân viên của họ làm việc từ nhà, một tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu cơ quan TFL đề ra.
Một số chuyên gia còn cho rằng có thể là một nguy cơ khác, ở cấp độ quốc gia, đã bị đánh giá thấp : Đó là tình trạng lãng công hay vắng mặt của những người viện cớ giờ chót để ngồi nhà xem thể thao trước màn ảnh truyền hình, thay vì đi làm việc như bình thường lúc không có Thế vận hội !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét